Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

“Tiếng Huế” nôm na của một thời



Phu Văn Lâu

      Ngày xưa, sách sử chiếu biểu … đều sử dụng tiếng Hán. Lớn lên, đi học là học chữ Hán, đọc Tứ thư Ngũ kinh,… xem Tam Quốc chí, Thủy hử,… và cả sách sử Việt như Đại Việt sử ký toàn  thư, Lam sơn thực lục hay Phủ biên tạp lục … đều bằng chữ Hán. Đình chùa, miếu vũ, kể cả nhà xưa khá giả đâu đâu cũng hoành phi đối liễn chữ Hán. Thành thử, lắm người mới sinh ra lòng trọng vọng chữ Hán và chê chữ Nôm ta là nôm na mách qué. Bắt đầu thế kỷ 20, tình hình đã khác. Mọi người bắt đầu “vứt bút lông đi, giắt bút chì”, nhưng dấu tích của lòng trọng vọng đó vẫn còn trong cách đặt tên cho con cháu. Tên nào cũng dùng chữ Hán Việt, hiếm thấy tên Nôm. Nào Tấn Tài, Thanh Bạch, Trung Hiếu,… mà chẳng thấy mây tre, trắng đen, heo gà, bàn ghế, … gì hết.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Chiều tà quán (2)


 

3. Như đã nói, tôi thật sự cũng có đến Chiều tà quán đôi lần theo lời mời của anh Du. Tôi thích cái tên của quán này vì một lí do khác. Nó gợi tôi nhớ đến một bản nhạc ngoại quốc mà nhạc sĩ Phạm Duy đã viết lời: Bản “Sérénata” của Toselli. Lời của nó như ri:
 
“Lắng trầm tiếng chiều ngân/ Nhạc dặt dìu ái ân/ Người ơi, nhớ mãi cung đàn, năm tháng phai tàn duyên kiếp vẫn còn lỡ làng…”

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Tản mạn về văn hoá đám cưới.



           Sau đổi mới và nhất là sau khi gia nhập vào WTO, đời sống dân chúng được nâng cao, cùng với nền kinh tế nước ta ngày càng khởi sắc dù là không mấy thực chất. Những năm tháng thời bao cấp bữa độn bữa không, sắp hàng mua thực phẩm bằng tem phiếu, áo quần vá chằng chịt bởi tem vải 5m của cán bộ.… đã ra đi không hẹn ngày trở lại. Phú quý tất sinh lễ nghĩa là một hậu quả đương nhiên. Người dân tổ chức và tham gia rất quá nhiều hội hè đình đám để vui chơi và hưởng thụ lạc thú cuộc sống. 

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Chiều tà quán (1)

 

1. Anh D nhậu đều đặn, không bỏ chiều nào. Cứ tính bình quân mỗi buổi nhậu anh tốn 150 ngàn, cộng với “tiền boa” cho cháu 50 ngàn, mỗi tháng anh tiêu bén đi 6 triệu bạc. Số tiền quá lớn đối với một cô/ anh công nhân tuổi đôi mươi, nhưng với anh thì chẳng bõ bèn gì. Đổi lại, anh có được niềm vui. Anh chỉ đến độc nhất một quán suốt 365 ngày của năm (dĩ nhiên trừ bớt những ngày bão lụt và kỵ giỗ trong nhà). Bà chủ quán 50 tuổi còn năng nổ hay đùa, gọi anh là”ông xã” làm anh sướng nức nở.