Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Đầu xuân viếng tháp Ngài Giác Nguyên, đọc thơ của Ôn Quy Thiện


            Mùa xuân này, chúng tôi lên thăm chùa Tây Thiên với một ý định đặc biệt. Một người bạn vong niên của người viết muốn giới thiệu một bài thơ của ôn Quy Thiện làm tặng Hòa thượng Giác Nguyên. Vốn rất hâm mộ ôn Quy Thiện nên chúng tôi hoan hỉ lên chùa.
Ôn Quy Thiện là một bậc hiệt kiệt thơ văn trong giới tăng lữ Phật giáo. Thơ văn của Ôn được ghi lại khá đầy đủ trong Thủy nguyệt tòng sao. Thầy Lê Mạnh Thát đã bỏ nhiều công lao để dịch tác phẩm này. Ôn còn để lại nhiều câu đối hay ở các cổng khuôn hội hay phạm vũ.
            Năm Kỷ Mùi (1919) Ôn thọ giới sa di, được đặt pháp danh là Chân Đạo, pháp tự là Chánh Thống. Hai năm sau, Ôn thọ cụ túc giới (1921), nhận kệ phú pháp với pháp hiệu Bích Phong. Năm 25 tuổi (1927), Ôn vào học với thiền sư Phước Huệ (1869-1945) của chùa Thập Tháp tỉnh Bình Định, đến năm Kỷ Tỵ (1929) thì trở về Huế.  Đến năm 38 tuổi Đinh Sửu (1937) Ôn làm tăng cang, trụ trì  chùa Quy Thiện Ngày 22 tháng chạp năm Đinh Mùi, tức 21 tháng 1 năm 1968, Ôn đau sơ, rồi viên tịch.
Mối giao tình thắm thiết giữa Ôn Quy Thiện và Hòa thượng Giác Nguyên là chuyên tự nhiên giữa hai bậc cao tăng cùng ra công xu bồi việc đạo. Ôn Quy Thiện mất trước Hòa thượng Giác Nguyên đến 12 năm. Phải chăng việc viết bài thơ sau lên bình phong sau tháp Hòa thượng Giác Nguyên là di ý của Hòa thượng chăng?
Bài thơ chép lại từ “Toàn tập Chân Đạo Chánh Thống” như sau:
Tây thiên tự Giác Nguyên hòa thượng tháp hậu bình minh
西
Xu bồi trượng thất kỷ kinh niên
Y bát gia phong khế diệu truyền
Ổi dụ1 ninh tri tâm dã lạc
Đà chuyên2 đốn liễu tánh thường viên
Tang thương kiếp hậu thành như thị
Vinh nhục trường trung thính tự nhiên
Hồi thủ lao lao tam giới mộng
Thủy chung nhất niệm hướng Tây thiên.
西 .
Bích Phong hòa thượng tác.
碧 風 和 尚 作

Lược dịch:

Bài minh ở bình phong sau tháp Giác Nguyên hòa thượng.

Gìn giữ chùa chiền đã bấy lâu
Được truyền y bát chẳng xin cầu
Nướng khoai mà thấy tâm an lạc
Bẩy gạch nên hay tánh nhiệm mầu.
Dâu biển dương gian thường như vậy
Nhục vinh trần thế đã từ lâu
Ngoái nhìn ba cõi tràn điên đảo
Một niệm Tây thiên trọn cuối đầu.

(Nguyễn Phúc Vĩnh Ba dịch)

Ôn Quy Thiện làu thông kim cổ nên trong bài thơ này Ôn đã sử dụng đến hai điển tích trong Thiền học.
1 - Ổi dụ: Nướng khoai. Lấy từ tích sư Lại Toản (ông Toản lười) đời Đường, tức thiền sư Minh Toản nối pháp Tứ tổ tu ở núi Nam Nhạc. Sư giữ kín những chỗ tâm chứng của sư nơi ngài Phổ Tịch. Người đời gọi sư là ông Toản lười là thế. Vua Đường Đức Tông nghe danh, sai sứ giả đi mời Sư. Sứ giả đến thất, tuyên đọc chiếu chỉ và nói:
- Mời tôn giả đứng dậy tạ ơn!
Sư đi đến bên lò, khều mấy cục phân trâu, tìm củ khoai nướng để ăn, không đáp một tiếng. Nước mắt, nước mũi chảy dàn dụa trên má. Sứ giả của Đường Đức Tông vâng lệnh đi mời sư, cười bảo:
- Thôi, tôn giả lau nước mắt đi!
- Tôi đâu có rảnh để vì người thế tục mà lau nước mắt.
Sư cũng chẳng đứng dậy để tiễn sứ giả. (theo Thiền uyển dao lâm, tr.123)
2 - Đà chuyên, Ý có lẽ cũng như Phao chuyên. Phao chuyên: Bẩy gạch. Lấy từ tích sư Hương Nghiêm (đời Đường). Sư Hương Nghiêm tham phỏng thiền sư Quy Sơn. Quy Sơn nói:
-Tôi nghe nói khi ông ở với Bách Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm vì ông thông minh lanh lợi. Nay sanh tử là việc lớn, tôi hỏi ông lúc cha mẹ chưa sanh thì mặt mũi ông thế nào? Câu hỏi này làm Hương Nghiêm không biết đâu mà đáp.
Về phòng đem những sách vở thường đọc, giở xem từng quyển hy vọng tìm lời giải đáp mà không thấy. Nhân đó cảm khái nói rằng:
- Bánh vẽ trong sách không làm giảm cơn đói của tôi.
Do đó, sư yêu cầu Quy Sơn giải thích bí mật. Quy Sơn từ chối:
- Giả sử nay tôi giải thích cho ông, tương lai ông sẽ mắng chửi tôi. Vả lại, những kiến giải của tôi không liên quan gì đến ông cả.
Hương Nghiêm cực kỳ thất vọng đem hết sách vở ra đốt, phẫn hận mà rằng:
- Tôi là gã chẳng ra gì, học Phật chẳng nổi chỉ nên làm một vị tăng hóa duyên khất thực mà thôi!
Học mãi không ngộ đạo, từ biệt thầy là sư Quy Sơn vân du khắp nước. Khi tới Nam Dương, đi tham bái di tích của quốc sư Huệ Trung và tạm trú ở đó. Một ngày kia, chính lúc đang rẫy cỏ, bẩy một hòn gạch văng lên, chạm vào cây tre kêu thành tiếng. Tiếng động ấy bỗng nhiên đưa Hương Nghiêm vào ngộ cảnh. Hương Nghiêm về phòng tắm gội sạch sẽ, đốt hương vào quãng không, nói:
- Sư phụ, ơn huệ của người còn lớn hơn ơn cha mẹ sinh thành, nếu sư phụ giảng cho con lúc đó thì con đâu có ngày nay.  (theo Quy Sơn ngữ lục)
Chúng tôi hiểu thế nên cố gắng dịch bài thơ trên hầu mọi người. Không rõ có chinh xác hay không. Qua bài thơ chúng ta thấy được đời sống đạm bạc thực sự của các tăng ni thời ấy. Đây không chỉ là bày vẽ cho vui như trong thơ đời thường. Họ vui với cuộc sống kham khổ và không màng danh lợi thế tục. Bên cạnh là nỗ lực tu học không mệt mỏi của họ. Quyết chí truy cầu giác ngộ bộc lộ ngời ngời trong cuộc sống thanh bần lạc đạo của họ. Đáng kính thay!
Có điều đáng tiếc là bài thơ trên không còn trên bình phong hâu tháp Ngài Giác Nguyên nữa sau mấy dạo tu bổ. Thật đúng như Ôn Quy Thiện đã viết: Tang thương kiếp hậu thành như thị. (Dâu biển dương gian thường như vậy). Sự biến đổi vô thường xuất hiện ở mọi nơi.

Mồng 2 Tết Giáp Ngọ.

24 nhận xét:

  1. Hãy để lòng nhẹ nhàng một chút vào ngày đầu xuân.

    Trả lờiXóa
  2. Bạn sửa lại một số lỗi đánh máy (bệnh nghề nghiệp đây..hihi): sư ni, hậu tháp....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn. Xin nói rõ hơn. Sư ni = Sư + ni; hậu tháp = sau tháp,...

      Xóa
    2. Ý của mình là dùng tăng,ni chính xác hơn.Sư thì dùng chung cho cả tăng lẫn ni thì phải! Còn hậu tháp thì đúng rồi...nhưng thiếu dấu nặng (người ta có thể đọc khác đi)

      Xóa
    3. Rất rõ ràng. Cám ơn bạn. Lần sau cứ nói rõ. Mình sẵn sàng tiếp thu vì viết này nọ cho vui thôi. Danh phận gì mà ngại.

      Xóa
  3. Nam mô a di đà phật...Cám ơn thầy Vĩnh Ba đã chia sẻ về 2 vị cao tăng của Đất Việt...Nam mô a di đà phật....Nhưng Lời bạt thì chạnh lòng thầy nhỉ.....Nam mô a di đà phật....

    Trả lờiXóa
  4. Rất tâm đắc bài dịch của thầy NPVB.."..Bánh đã vẻ trong sách không làm giảm cơn đói của tôi"

    Trả lờiXóa
  5. Cục gạch văng vào bụi tre phát ra tiếc cóc, vậy tiếng cóc trước đó ở đâu và sau đó đi đâu? Chuyện này liên quan đến tam pháp ấn, phải không anh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói thật mình cũng không thông thạo lắm về thành ngữ Phật giáo.

      Xóa
    2. Tam pháp ấn là : vô thường, khổ, vô ngã. Đó là ba dấu ấn xác nhận chánh pháp. Nếu ai thuyết giảng ngoài Tam pháp ấn thì đó không phải là chánh pháp của Đức Phật. Rứa đó! Còn cái tiếng "cóc" phát ra hay không phát ra là do ta cảm nhận "có hoặc không", "còn hay mất". Có phải vậy không ?

      Xóa
    3. Hi hi. Cám ơn ban Hoasenvang. Bạn nói thì chính xác rồi.

      Xóa
  6. Hiền Mai sang thăm, đọc được một bài viết đáng suy ngẫm.
    Nhân dịp Xuân về, Hiền Mai kính chúc anh Vĩnh Ba và quý quyến một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

    Trả lờiXóa
  7. Sang thăm anh mùng 9 tết, năm ni Huế thương đón tết vui ko anh ơi ? Chúc anh đầu xuân vui khỏe, thảnh thơi cùng bạn hữu nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình có ăn Tết gì nhiều đâu. Thì cũng có đi chợ hoa, dòm dòm ngó ngó rồi mua một cặp về cho giống mọi người.

      Xóa
  8. Em qua thăm anh. Bài viết hay nhưng em vẫn chờ "Giỡn chốn sân trường" đó.

    Trả lờiXóa
  9. Viết hay quá ,đúng là hán rộng nho chùm nhưng lảnh vực ni thì mình lú,nhờ các cao tăng HSV mở rối cho đầu óc sáng hơn tí.Thân

    Trả lờiXóa