Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (13)


 Cuộc họp nào cũng lình xình như thế. Sau dăm ba phút, nó thoát khỏi tầm kiểm soát của anh và chạy lung tung theo hướng nào đó tuỳ hứng. Dũng cũng không biết tính làm sao nên cũng chẳng nói phô gì. Anh biết đáng ra anh không nên làm quản lí. Tự sâu xa của đáy lòng mình, anh thấy mình chẳng có chút năng khiếu gì về lãnh đạo, chỉ huy. Cần cù, chịu khó, lù đù như một lão nông tri điền, nhẩn nha làm từng tí một, đúng là phù hợp với tính anh. Làm chi cũng tính chút công, kiếm tí bỏ túi. Tí tí thôi để khỏi kết tội tham ô, anh nghĩ. Tích tiểu rồi cũng thành đại, dại gì xé mắm không mút tay. Tính cách đó thể hiện qua bước đi lững thững, lối làm việc chần chừ và cách nói lục cục không nên câu kéo gì của anh. Thừa lệnh cấp trên, bảo đâu đánh đấy là cái nề trong suy nghĩ chẳng của riêng gì anh.

Anh còn nhớ ngày xưa có lần tâm sự với lão Một Ngà: 
- Sao em ngán mấy cô giáo quá. Họ phức tạp quá, sư phụ ơi!
Lão cười xề xề bảo:
- Gì mà phức tạp với phức tiếc. Họ cũng như chú mày, có khác là chú mày không bụng mang dạ chửa, kinh nguyệt kinh kỳ như họ thôi. Cuộc sống này vô lẽ cứ ăn rồi làm việc, phải chơi bời lan man chút chút chứ. Nhưng phải khéo chùi mép. Trách là trách cái không khéo của họ thôi.
- Nhưng dàn bà cái gì cũng nhiêu khê. Áo quần, tóc tai, son phấn, da dẻ…, cái chi cũng lắm kiểu, nghĩ thế này nói thế kia,  úi chà toá loạ thứ. Răng rứa hè?
- Cái thằng khù này. Tao có phải ông Trời mà biết để trả lời cho chú mày.
Chừ thì rõ ràng ra rồi. Cô giáo ngủ với chồng có con trường cũng khổ cả mấy tháng. Nghe đâu cơ quan nào cũng vậy cả. Có người vì đẻ đứa thứ ba mà tức chí bỏ ngành, bỏ việc về chạy xe ôm, bán hàng vặt nữa kìa. Âu cũng là điều an ủi cho Dũng.
Hồi trước bố anh bảo, thằng này không có gì đặc biệt, thôi đi sư phạm mà trốn lính, êm êm qua ngày, kiếm gạo nuôi thân chứ nhà mình ai cũng nông nghiệp cả thì đói. Dạo đó giáo viên ra trường cứ 9 tháng học ở trường Bộ binh Thủ Đức xong là biệt phái về đi dạy ngon ơ. Thế là anh đi thi vào trường Cao đẳng Sư phạm vào cái năm đất nước sắp thống nhất, tháng 9 năm 1974. Tập ta tập tểnh thì chiến cuộc xảy ra. Anh như một đứa trẻ sinh non, khoai không ra khoai, môn không ra môn, cứ học thuộc bài “Giương cao 2 ngọn cờ chủ nghĩa xã hội và độc lập tổ quốc” là ra trường. Lao động tốt, chính trị tốt, không hỏng môn “Lí” là được. Môn này thì Dũng quá ngon rồi. Đúng là mệnh trời. Ba năm lam nham học tập, sinh hoạt chính trị rồi lao động sản xuất, vừa học vừa làm quen với đời sống mới đang nhốn nháo bao xáo trộn và thay đổi. Anh ra trường và về trường đầu tiên đời đi dạy: trường Quảng Thuỷ.
Làng quê anh cách thành phố Huế chừng gần hai chục cây số về phía Bắc, một làng thuần nông. Đồng ruộng màu mỡ nhưng trai tráng chẳng còn mấy người. Các đợt đôn quân bắt lính đã để lại nơi đây chỉ những ông già, đàn bà lo việc đồng áng. Anh lọc cọc đạp chiếc xe đạp sáng đi chiều về để học làm thầy giáo. Thật ra anh cũng không hề ngờ rằng cha anh lại là cơ sở của cách mạng. Ông lù khù cũng ít ăn ít nói hệt như anh. Người anh đầu hơn anh những sáu bảy tuổi, chỉ học xong có tiểu học. Hồi nhỏ, anh nghe ba anh bảo anh ấy đi Nam học nghề thợ máy hoá ra là đi theo Cách mạng và hi sinh hồi 68. Nhà anh sát con đường trẹ chạy băng qua Quốc lộ 1, vượt đường sắt, chạy thẳng lên vùng xôi đậu sát trên núi. Nghe đâu hồi đánh Tây đánh Nguỵ bộ đội công tác thường di chuyển theo con đường này về các làng miệt dưới. Mấy cái am thờ ngay cổng nhà anh là trạm báo hiệu. Đêm nào có bảo an hay về sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, lính cộng hoà phục kích thì về sau này ba anh có nhiệm vụ phải thắp đèn trong mấy chiếc am đó, nhất là cái am nhỏ ngoài mép cổng nhà làm ám hiệu.
Đất nước thống nhất xong. Làm thầy giáo, Dũng là cái niềm hãnh diện của gia đình anh vì có người là cán bộ nhà nước. Ba anh và hai người chị gái tiếp tục cái nghề làm nông muôn đời, lam lũ như bao nông dân khác của thời hợp tác hoá. Hai chị đi lấy chồng trong làng, anh thừa hưởng cái nhà của cha mẹ và cả việc hương khói cho những chiếc am kia. Bây giờ anh chỉ thắp nhang và cúng vào những ngày đầu tháng và ngày rằm. Đứng thắp nhang bên này, Dũng thường nhớ tới những chiếc am tương tự bên kia đường quốc lộ. Chúng đã bị đập nát hồi phong trào bài trừ tàn tích phong kiến và mê tín dị đoan được phát động. Người đàn bà không con cái, chủ nhân mấy cái am đó, đã bị Việt Minh xử tội theo Tây sau cái chết của mấy cán bộ về công tác. Anh chỉ nghe ba anh nói lại thế khi có lần tò mò hỏi về chúng. Cơn gió quái ác đã thổi tắt mấy ngọn đèn ám hiệu mà mụ ta đã thắp đầu đêm. Không ai có thể làm luật sư để qui tội cho mấy ngọn gió chướng vô tình kia, còn người đàn bà thì đã có mấy lần để bọn bảo an ngồi nhậu rồi hát hỏng trong nhà. Tất cả ngẫu nhiên đó làm mấy anh cán bộ cách mạng bỏ mình vì nước. Ta không diệt gian giết tề sao được? Thế là ngày sau xác mụ được tìm thấy ở lùm cây với bản án Việt gian. Sau này đường quốc lộ đã mở rộng gần với đường sắt hơn. Khu đất đó biến mất khỏi bản đồ đất thổ cư. Mươi năm nữa chẳng ai còn nhớ nơi đó ngày xưa đã có một cơ sở nằm vùng của cách mạng ta.
Dũng cũng dành dụm được chút đỉnh để tu sửa căn nhà của cha anh để lại. Anh nới thêm một căn nữa, đổ một tầng, lót gạch hoa, trên con cái học và ngủ, dưới để tiếp khách, làm việc và vợ chồng anh sinh hoạt. Ngôi nhà cũ với cái hoành phi “Bạch thủ hùng tài”* luôn yên lặng như một từ đường nằm kế bên. Cơ ngơi của ông Hiệu trưởng nhà quê chỉ có thế thôi, đâu sánh nổi với các tay buôn phế liệu mới nổi dọc đường quốc lộ. Dẫu sao, nó cũng còn rộng rãi đất đai để trồng vài luống rau, vài bụi chuối hay nuôi ba con gà con qué. Những cái am vẫn được giữ nguyên, choáng một khoảng của cái sân trước nhà một cách thiếu thẩm mỹ. Ba anh còn sống nhưng đã lẩn thẩn, ông nhắc nhở anh hoài việc thắp hương ở đó vào ngày rằm hay ba mươi, mồng một. Có lần anh hỏi ông:
- Hay là phá đi, ba hè?
Ông bảo:
- Sao lại phá đi? Mày không sợ âm báo sao? Người chết oan họ linh lắm. Mày đừng có điên nghe không!
Thờ ai, ông không nói nên anh cũng chẳng rõ. Làng xóm nơi anh ở xinh đẹp dần, đường đúc bê tông, hàng quán phê pháo bún cháo mọc kề nhau ven quốc lộ. Trai gái tóc dần đổi màu, áo quần xênh xang theo phim ảnh Hàn quốc. Căn nhà anh trở nên khá lỗi thời như chính bản thân anh. Anh đúng vậy, không làm sao theo kịp các biến đổi trên con đường lớn chỉ cách đó có hơn trăm thước.
Chuyện Dũng vớ được Luyến là một kì tích của đời anh.  Mèo mù vớ cá rán hay thỏ con bị diều hâu quắp đây? Điều may mắn hoặc nỗi bất hạnh lắm khi chỉ cách nhau bởi bề dày của một sợi tóc.
*  Bạch thủ hùng tài: Tay trắng (nghèo) nhưng tài giỏi.

 

47 nhận xét:

  1. "Làm chi cũng tính chút công, kiếm tí bỏ túi. Tí tí thôi để khỏi kết tội tham ô, anh nghĩ. Tích tiểu rồi cũng thành đại, dại gì xé mắm không mút tay."
    .Nếu mấy ông "đầy tớ" thời nay biết dừng lòng tham đúng mức như nhân vật Dũng thì đâu đến nỗi ra hầu toà anh VB nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói không ngạ TYV ơi! Nhìn bộ GD ta mà rầu thúi cả ruột.

      Xóa
    2. Mấy ngày nay báo chí đang xôn xao về "đề án Chương trình và sách giáo khoa chỉ khoảng 5.000 tỷ đồng, số tiền còn lại dự toán cho các vấn đề khác" kinh phí 34.000 tỉ đồng của bộ GD mà phát ngán anh ạ.

      Xóa
    3. Chủ tịch nước NMT nói là có cả bầy sâu mà. đó chỉ là phần nổi, phần bị lộ còn những góc khuất mới u ám hơn chị ạ.

      Xóa
    4. TYV ơi, mấy ông GD thấy các bộ khác ăn ngon ơ quá nên cũng tìm cách mà ăn đó. Một lũ sâu với nhau mà.

      Xóa
  2. Anh vào trang
    >Tổng quan tìm phần
    >Cài Đặt nhấp vào đó và tìm mục
    >Ngôn ngữ và định dạng
    >Anh chỉnh Múi giờ theo giờ (GMT+7) Hà Nội.
    Mong anh không phiền khi TYV chia sẻ.
    Chúc anh luôn vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. KHÔNG phiền. Nhưng răng phải làm cái nớ?

      Xóa
    2. một lần ghé thăm một ng bn vào lúc chiều như thế này- comt xong -thấy lời comt của mình nằm ở mốc 00:12 có chít k kia chứ hiiiiiiiii
      em qua thăm anh- và tiện hỏi chị gái em có ở đây k anh? chứ em qua nhà k thấy chị ( chị AMT í) hiiiiiiiiiiii

      Xóa
    3. Hiểu rồi TYV ơi. Chỉnh giờ cho đúng mà.

      Xóa
  3. Hì hì ...em thấy buồn cười mà đau ở chỗ (không hỏng môn ''Lí'' là được )Với cái lý là có cái ''Lí'' là làm được hết mọi việc đó thầy ơi
    .
    Chúc thầy tối bình an nhé -

    Trả lờiXóa
  4. lâu ngày mưa mới sang thăm anh- mong anh đừng giận mưa nhé -dạo này em hơi bận nên ít ghé thăm mọi ng đc...
    mưa đọc bài và ngồi nghe anh cùng chị EMT trao đổi ... hiiiii

    Trả lờiXóa
  5. Anh Ba có khiếu văn chương quá, chắc làm nghề giáo hả anh. Đang chờ đọc 14 " Giỡn chốn sân trường " của anh đây. Chuyện xưa nhưng bây giờ mới dám " Giỡn " phải không anh ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bắt trúng mạch rồi. Chừ khui là vừa, không sớm mà cũng không muộn. GD bây giờ có khác chi ngày ấy.

      Xóa
  6. sang thăm anh, đọc mà đau cả lòng, Chúc anh luôn bình an hạnh phúc anh nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vạn chuyện ở nước ta đều rất đau lòng. Thành thử không thể viết thơ văn ca mây khóc gió được.

      Xóa
  7. Ngành giáo dục ta còn nhiều chuyện phải bàn và chỉnh đốn lại nhiều lắm anh hè ? Festivan vui lắm phải ko anh ? Chúc anh ngày thứ 5 an lành nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình kg quan tâm gì cái Festival đó cả. Nói chuyện về nền GD này sướng hơn.

      Xóa
  8. Anh Ba này hay quá,chuyện hư mà như thật.Anh viết còn nhẹ nhàng lắm.Tôi nhớ những năm tháng sau 75,mấy đứa học trò rêu rao cô Hiệu Trưởng .cô Bí thư (Đều là giáo viên đi B chưa chồng)đi phá thai mấy lần,tác giả của những bào thai ấy là ai,chúng đều nêu rõ.Đúng là nhất quỉ,nhì học trò.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trường cấp 3 mình dạy có cô giáo chi viện chưa chồng. Mê nhạc miền Nam quá nên tối nào cô cũng qua nghe ké ở một gv cũng chi viện. Anh tay tịch thu được cái ca-xét và mấy băng nhạc vàng của "Mỹ nguỵ". He he hồi 2 ra sao thì bạn biết rồi. Bụng to là đương nhiên.

      Xóa
  9. Đọc truyện,làm em nhớ lại hồi em còn đi dạy học gặp phải ông hiệu trưởng cũng tên Dũng với tính cách"lão nông tri điền""cần cù bù thông minh"như nhân vật của truyện anh.Lúc ấy em còn trẻ tính thẳng,thật,nóng..thường hay đụng chạm với ông....rất nản lòng !
    Festival Huế năm nay vui không anh? Chúc nhiều sức khỏe anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy cái lão lù đù đó chuyên nghề làm HT đó. Khôn quá ai cho mần.

      Xóa
  10. Anh ni không thuộc bài rồi !! “Giương cao 2 ngọn cờ chủ nghĩa xã hội và độc lập tổ quốc” hì hì!! may mà được ra trường ! Phải thuộc lòng như ri nì: Trong giai đoạn đầu của cách mạng, "Đảng ta đã giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH" sau đó dần dần bỏ đi vế đầu, chỉ còn vế sau ở giai đoạn 2, giai đoạn 3 thì bỏ luôn cả 2 vế chỉ còn có Đảng...hèn chi chỉ mần được HT.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngang HT dễ thở hơn. Ít ra không bị tử hình. Khúc sau mới mê ly HSV ạ.

      Xóa
  11. Lão Một Ngà đang xin 34000 tỷ đó, bác VB nghe thấy chưa?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe rõ lắm. Mấy Bộ kia ăn mặn quá, bộ GD nóng mặt đó.

      Xóa
  12. Nước mình răng đụng mô cũng có chuyện để buồn, chán rứa.
    CN aVB vui vui hỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tội cho mấy cháu nhỏ chứ buồn thôi à. Năm ni cải cách 34 ngàn tỉ, mấy cháu không cần học cũng tốt nghiệp ĐH.

      Xóa
  13. Lù khù vác cái lu chạy! hehe...

    Trả lờiXóa
  14. Em đọc rất kĩ phần thứ 13 này. Đọc từ cách đây mấy ngày cơ nhưng hôm nay em mới viết vài lời. Em cứ nghĩ sao anh Vĩnh Ba cứ như là đi guốc trong bụng nhân vật vậy. Không chỉ một mà là rất nhiều loại nhân vật khác nhau, anh đều tinh tường diễn biến tâm lý, tính cách của họ. Nhất là đoạn này: " Cuộc họp nào cũng lình xình như thế. Sau dăm ba phút, nó thoát khỏi tầm kiểm soát của anh và chạy lung tung theo hướng nào đó tuỳ hứng. Dũng cũng không biết tính làm sao nên cũng chẳng nói phô gì. Anh biết đáng ra anh không nên làm quản lí. Tự sâu xa của đáy lòng mình, anh thấy mình chẳng có chút năng khiếu gì về lãnh đạo, chỉ huy. Cần cù, chịu khó, lù đù như một lão nông tri điền, nhẩn nha làm từng tí một, đúng là phù hợp với tính anh. Làm chi cũng tính chút công, kiếm tí bỏ túi. Tí tí thôi để khỏi kết tội tham ô, anh nghĩ. Tích tiểu rồi cũng thành đại, dại gì xé mắm không mút tay. Tính cách đó thể hiện qua bước đi lững thững, lối làm việc chần chừ và cách nói lục cục không nên câu kéo gì của anh. Thừa lệnh cấp trên, bảo đâu đánh đấy là cái nề trong suy nghĩ chẳng của riêng gì anh." thì giống y như một vị ở chỗ em vậy. Đúng là càng đọc càng thấy anh Vĩnh Ba già dặn trong tay bút.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình là người kể chuyện. Quan sát họ ra sao, viết lại như thế. Hư cấu thêm chút chút. Mọi người thấy giống ai đó vì nhà nước ta ĐÚCngười theo khuôn.

      Xóa
  15. NT ra thăm anhvà nghiên cứu Giỡn Chốn Sân Trường. Câu chuyện hay vì tính chân thật của nó.
    Ngành giáo dục rồi đây sẽ cất cánh với bao nhiêu là thay đổi. Cả tỉ đô mà anh. Chẳng có gì buồn lắm đâu. Hi vọng thế!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cất cánh về ĐỊA NGỤC thì có. Kiếm cớ mà ăn đó thôi.

      Xóa
  16. Là giáo sư tốt nghiệp ĐHSP trước năm 1975 mà đầu quân dạy học cho " .... " thì đúng là : " Bó thân về với triều đình.
    Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu " phải không anh Ba.
    Trong các nhân vật trong truyện " Giỡn chốn sân trường " không biết ai đại diện cho anh Ba nhỉ ? ai đã làm giáo viên, hay đã sống qua thời ấy đọc truỵện thấy hao hao có mình trong đó, đang chờ phần 14 của anh. Chúc anh sức khoẻ để tiếp tục "Giỡn" nhé anh .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình sẽ post sớm p.14. Đang xem lại một chút cho thời sự đó mà.

      Xóa
  17. Sang thăm anh chúc anh luôn bình an và vui vẻ anh nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vô cùng cảm ơn bạn. Mình thì hơi bận nên chưa đi thăm lại các bạn được; XIn lỗi nghen.

      Xóa
  18. Anh VB cho phép EMT nhắc lại câu này:
    Vĩnh Ba Nguyễn Phúc17:37 Ngày 21 tháng 04 năm 2014
    Mình là người kể chuyện. Quan sát họ ra sao, viết lại như thế. Hư cấu thêm chút chút. Mọi người thấy giống ai đó vì nhà nước ta ĐÚCngười theo khuôn."
    Câu cuối quá tuyệt.
    https://lh5.googleusercontent.com/-_NHYkuf5bZg/T2WEjOhTIxI/AAAAAAAACcg/76qRE27R_ig/s36/30.gif

    Trả lờiXóa