Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (Phụ trang)


Mấy lâu nay tôi bỏ bê cuốn GCST vì một số lí do như sau. Một, tôi muốn dành thời gian để hoàn thành một công trình nho nhỏ khác. Đó là biên soạn cuốn Hán Việt tứ tự quán ngữ giản yếu. Hai, đây lại là lí do căn bản, khi viết GCST, tôi vẫn cho rằng nó là những cảm nghiệm chủ quan của mình về hoạt động giáo dục của CHỈ một địa phương đặc thù. Với 18 kỳ đăng trên blog, rất nhiều bạn đọc đã cho biết rằng không phải như tôi nghĩ đâu mà ở đâu đâu cũng có những cảnh tương tự như tôi đã viết trong truyện. Đó là hình ảnh đau thương, khốn nạn của nền giáo dục VN. Viết như thế là rất khách quan và đạt tính phổ quát của văn học. Dẫu vậy, hôm nay đọc bài viết của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, tôi mới xác tín rằng mình đã không quá hư cấu và có ý nghĩ đen tối muốn bôi đen nền giáo dục ưu việt của nước  ta. Nói đúng ra, lâu nay nước ta vẫn chưa có cái gọi là “nền giáo dục”. Đáng tiếc thay!

 

Tôi xem đây là một “phụ trang: của GCST. Mời các bạn đọc.

 

CHUYỆN GIÁO DỤC TÀO LAO XỊT BỘP - Huỳnh Ngọc Chênh


                Vừa rồi gặp lại mấy thằng bạn là đồng nghiệp của tôi trong ngành giáo dục từ những năm sau 75, chúng nó vẫn bám trụ cho đến tận ngày về hưu, còn tôi từ năm 92 đã tự mình làm cho mất dạy. Mấy thằng bạn ấy nói: Mầy mất dạy từ hơn 20 năm rồi nên mầy lạc hậu với những thay đổi to lớn của ngành giáo dục lắm. Tôi hỏi thay đổi đi lên hay đi xuống? Chúng nó nói: Để bọn tao kể một số chuyện xảy ra trong giáo dục về sau nầy để tự mầy tự đánh giá. 


Một thằng kể: Trong một lớp học 50 học sinh thì thông thường chỉ có 20 đứa rất giỏi, 10 đứa tầm tầm bậc trung và 20 đứa đại ngu, không biết một chút gì hết. Học lên đến lớp 12 rồi mà hỏi chúng -2 + 1 -2 bằng bao nhiêu mà chúng chịu. Gọi chúng lên hỏi bài chỉ hỏi cái đề bài học hôm trước là gì chúng cũng không biết. Nghĩa là vừa học xong thì không có cái gì đọng lại trong đầu chúng, và qua 12 năm đi học hình như vừa đủ cho chúng biết đọc và biết viết. Ngành giáo dục có cái lệnh là không cho phép để hs ở lại lớp và không cho phép đuổi học nên những đứa ấy vẫn đều đặn lên lớp rồi tốt nghiệp phổ thông. Với tỉ lệ đậu trên 99% thì làm sao mà rớt được, những đứa rớt chỉ là những đứa bị tâm thần hoặc bản thân hắn cương quyết không muốn lấy bằng tốt nghiệp. Thế nhưng 20 thằng đại ngu ấy bẳng đi một thời gian vẫn thấy chúng nó có bằng nầy cấp nọ, có thằng làm lên đến ông này bà nọ mới kinh.
Một thằng kể: Một lớp học mà có đến 20 hs đại ngu như vậy thì việc dạy không phải là chuyện đơn giản, giáo viên thiếu kinh nghiệm và mất bình tỉnh chỉ thấy mặt chúng nó là đã nổi điên lên làm ảnh hưởng đến cả tiết dạy, ảnh hưởng đến 30 hs còn lại, chứ đừng nói là kêu chúng lên hỏi bài. Kêu mấy đứa đó lên hỏi bài thì có khi hộc máu mồm chết đứng như Chu Du chứ không phải chơi. Giáo viên có kinh nghiệm, vào tiết dạy cho hết 20 đứa ấy xuống các bàn cuối muốn làm gì thì làm, kể cả nằm ngủ, miễn đừng gây ồn ào ảnh hưởng đến lớp học. Có thế mới không tổn thọ sau mấy mươi năm đứng lớp.
Một thằng kể: Thi tốt nghiệp phổ thông thì cứ trong phòng thi có một đứa làm bài ra là cả phòng đều làm ra y hệt. Chúng quay cóp với nhau gần như công khai nhưng không giám thị nào buồn làm biên bản vi phạm, làm hết cả phòng sao? Cả hội đồng thi sao? Những gì mà lão thầy gàn Đỗ Việt Khoa tố cáo đều đúng sự thật đến 200% trên toàn quốc. he he. Nhưng thỉnh thoảng cũng có một, hai biên bản vi phạm. Mà hội đồng thi trường A có hai biên bản thì bên hội đồng thi trường B cũng có y chang 2 biên bản. Mầy biết tại sao không? Hiệu trưởng trường A thì đổi qua làm chủ tịch hội đồng coi thi trường B và ngược lại. Khi nghe giáo viên bên trường mình điện báo cáo trường A của mình bị 2 biên bản, tức thì hiệu trưởng trường A ra lệnh quất liền 2 biên bản tại trường B. Vừa để trả thù, và quan trọng hơn là để trường mình không bị mất điểm thi đua so với trường B vì có học sinh đi thi quay cóp. Hề hề.
Một thằng kể: Làm bài kiểm tra trong lớp thì sau khi chấm điểm và làm thống kê bao nhiêu trên trùng bình, bao nhiêu dưới trung bình rồi đưa lên cho ban giám hiệu duyệt. Nếu ban giám hiệu thấy tỉ lệ dưới trung bình nhiều quá thì bắt phải làm kiểm tra lại, chấm lại, thống kê lại cho đến khi nào đạt yêu cầu thì thôi. Mầy thấy lớp học 50 đứa chấm bài 1 lần đã ná thở rồi, làm gì có chuyện chấm lại lần hai, bọn tao cứ thế về phết điểm lên cho đạt yêu cầu. hề hề.
Một thằng kể: Tao là tổ trưởng chuyên môn, nhưng chỉ có mình tao là có bằng đại học. Còn hơn 10 giáo viên dưới quyền tao, đứa nào cũng có bằng thạc sĩ. Tao hỏi tụi bây làm gì mà lấy bằng thạc sĩ nhanh như vậy, chúng nó nói: Thi thạc sĩ còn dễ hơn thi tốt nghiệp phổ thông nữa sếp ơi. Cứ nộp tiền cho đủ là thi đậu ngay, chẳng cần phải học hành gì, đậu 100% chứ không phải 99% như phổ thông. Hì hì.
Một thằng kể: Đầu năm học, ban giám hiệu rà hết lý lịch hs đầu cấp, mới trúng tuyển vào trường, xem đứa nào là con quan chức, con đại gia xếp vào 1 đến 2 lớp VIP. Giáo viên nào muốn vào dạy các lớp đó phải lo điếu đóm chung chi ban giám hiệu. Hề hề.
Cũng thằng vừa rồi kể: Tao làm tổ trưởng chuyên môn không có quyền phân giáo viên của tao vào các lớp VIP đó, nhưng tao có quyền phân chúng vào lớp đầu cấp hay cuối cấp. Đứa nào cũng thích vào lớp đầu cấp nên xun xoe tao giữ lắm. Mầy biết vì sao không? Vào lớp đầu cấp thì dễ ép học sinh học thêm hơn. Lớp cuối cấp, hs lo đến các trung tâm luyện thi hoặc đến các giáo viên có tiếng để luyện thi đại học nên giáo viên đứng lớp chẳng kiếm được gì. Còn đầu cấp thì tha hồ bắt mấy em học thêm. Tôi hỏi chẳng hạn như môn hóa thì mới vào lớp 10 toàn những khái niệm phải học thuộc lòng thì dạy thêm cái nỗi gì. Hắn nói: Mầy giỡn chơi, mới lớp tám, môn hóa bắt đầu vào học có vài chữ mà chúng vẫn bắt học sinh đi học thêm được là mày biết rồi. Tôi chợt nhớ lại con tôi từ năm lớp một đã phải ở lại trường học thêm rồi, chuyện ấy kéo dài suốt năm năm tiểu học. Cháu học bán trú, sáng học nội dung theo chương trình, chiều ở lại ôn bài đã học khi sáng thế mà sau giờ học còn bị giữ lại trường học thêm từ 1 đến 2 giờ đồng hồ nữa. Chuyện đó diễn ra suốt 5 năm tiểu học. Nhiều lúc tôi bực mình đòi cho nghỉ học thêm, thế là mẹ cháu nhảy xổ vào: Ông có tiền cho gái ăn mà tiếc tiền với con hả? Không cho con học thêm để cô giáo đì nó hả? Để cho nó mất học sinh giỏi hả? Từ đó tôi đâm ra nghi ngờ, con tôi được liên tục 5 năm học sinh giỏi là do nó giỏi thật hay do tôi sợ mang tiếng nầy nọ mà nó giỏi. Một thằng bạn nghe tôi nói chuyện con tôi như vậy liền nhảy vào: Rứa là đỡ rồi, cháu ngoại tao hiện nay đang học lớp một mà tối nào cũng phải đi học thêm đến 9 giờ tối mới về, tao cấm không cho hành xác trẻ con thì mẹ nó là con gái tao cũng nhảy đựng lên phản đối tao ầm ỉ. Hì hì.
Một thằng kể: Chuyện đổi mới sách giáo khoa thì tiền vô thiên lũng. Cách đây 7 năm cứ mỗi khi hè về giáo viên bọn tao được triệu tập ra Hà Nội hoặc vào Sài gòn để học bồi dưỡng về sách giáo khoa mới. Mẹ kiếp, chúng sỉ nhục bọn tao. Bọn tao hay như mầy thì có thể tự soạn ra sách giáo khoa để dạy được, thế mà chúng soạn sẵn ra rồi lại còn sợ bọn tao đọc không hiểu sách giáo khoa nên tập trung bắt bọn tao học. Tôi hỏi thế tại sao chúng mày không thấy nhục mà năm nào cũng vác mặt đi học, hắn cười hề hề: Nhục đéo gì, mỗi lần đi học như vậy được cấp vé máy bay, được ở khách sạn 3,4 sao, được bao ăn, rồi vào trốn đi chơi thoải mái, đếch học hành gì,  thế mà đến ngày ra về còn phát cho mỗi thằng 15 triệu đồng thì ...hì hì. Đó là cái cấp giáo viên quèn của bọn tao, chứ bọn ở sở, ở bộ, bọn gọi là chuyên gia đi báo cáo, bọn soạn sách, bọn in sách...thì không làm chi cho hết tiền. Dự án đổi mới sách giáo khoa hồi đó không biết bao nhiêu ngàn tỉ mà tiền đã vung ra như vậy, huống chi cái dự án sắp tới dự định 34 ngàn tỉ mà thông qua trót lọt thì tiền phải chảy ra như nước sông Hồng mùa lũ.
Đúng là chuyện tào lao xịt bộp của giáo dục, nghe đích thân những giáo viên lâu năm trong ngành kể ra không bao giờ hết, không có sức mà ghi. Chúng kể cho tôi nghe thao thao bất tuyệt như vậy rồi cuối cùng hỏi tôi:
- Mầy thấy thời mầy còn đi dạy làm chi có những chuyện như vậy phải không? Mầy có công nhận rằng nền giáo dục nước nhà đã thay đổi một cách to lớn từ 20 năm qua không? Mầy có tin những chuyện bọn tao kể là có thật không? Mấy thấy như vậy là đi lên hay đi xuống?
Tôi nghĩ lại từ trên nóc của ngành giáo dục từ lâu nay đã lòi ra bao nhiêu chuyện động trời. Nào dự án đổi mới sách giáo khoa 34 ngàn tỉ đồng "chỉ lén soạn ra trong mấy ngày bộ trưởng đi nước ngoài" để khi bô trưởng về phải lên truyền hình phân bua chuyện đó bô trưởng không hề hay biết gì, trong khi trước đó các thứ trưởng và các chuyên viên cũng lên truyền hình gân cỗ giải bày vì sao dự án lên đến 34 ngàn tỉ. Rồi sở giáo dục HCM với sự tiếp tay của bộ giáo dục bày ra chuyện Cambridge để moi tiền học sinh cho đã đời trong nhiều năm rồi tuyên bố chương trình ấy là tào lao xịt bộp phải đổi chương trình khác. Rồi cũng sở nầy dưới sự bảo kê của bộ bày ra dự án trang bị máy tính bảng bắt buộc cho toàn thể hs tiểu học, mua máy về với giá 500 nghìn, tính lên cho hs đến 3 triệu...
Toàn những chuyện chẳng tào lao xịt bộp chút nào từ trên nóc đang lồ lộ ra, thì những chuyện tào lao xịt bộp từ mỗi trường học, mỗi lớp học, mỗi giáo viên...như các bạn tôi vừa kể mà không có thật mới là chuyện lạ động trời.
Qua đó các bạn trả lời giùm tôi là sự nghiệp giáo dục XHCN đang thay đổi lớn trong mấy chục năm qua theo hướng nào? Đi lên hay đi xuống...hố thẳm?
Hu Hu Hu. Trên cái nền như vậy mà những nhà giáo nghiêm túc như TS Vũ Thị Phương Anh bạn tôi, giáo sư Ngô Bảo Châu và nhiều nhà giáo đáng kính khác lại đi tranh luận nhau một cách hết sức nghiêm túc về chuyện nên bỏ thi tốt nghiệp hay bỏ thi tuyển đại học. Rất thương xót cho các vị vì các vị không thấy rằng mình đang bàn cãi một cách...tào lao xịt bộp.
Hu hu hu.
Viết nhân kỷ niệm 69 năm ngày ra đời nước Việt Nam XHCN. (02.9.2014)


46 nhận xét:

  1. Hổm rày cứ mê cái phầy bút mà bỏ quên bên này . Em sẽ đọc từ từ cho hết anh Ba nha !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hy vọng HG tìm thấy nhiều sự thật đau lòng trong chuyện. Đó là đời thực đầy bi đát.

      Xóa
  2. Những chuyện như vậy bọn em đang tiếp xúc hàng ngày đó thầy ơi. Mãi thành quen rồi, thành chuyện đương nhiên rồi. Học sinh thiểu năng trí tuệ cũng phải lên lớp. GV nào lỡ tay cho thiếu điểm trên mức qui định là cắt danh hiệu thi đua, hạ loại hạnh kiểm. Cắt rồi, hạ rồi nhưng đầu năm học mới phải ôn cho chúng để thi lại cho đủ điểm. Học cả năm thiếu điểm nhưng ôn 1 buổi là đủ. Nhà trường ra lệnh: ôn 1 bài và sau đó ra đúng bài đó cho nó làm, làm chưa đúng thì cho làm lại (vì phải lưu hồ sơ) Có đứa chống không đi thi lại, GVCN phải đến nhà lôi nó đi, bảo cha mẹ đẩy nó đi.
    Lớp VIP chỉ dành cho gv VIP thôi, tất nhiên khong phải gv giỏi chuyên môn.
    Mấy năm nay phòng tổ chức thì học kì chung cả huyện, nhiều em được lệnh nghỉ ở nhà để vắng có lí do, hôm sau thiết kế điểm để khỏi ảnh hưởng thi đua của trường.
    Rất nhiều, đó là chuyện bình thường thôi.
    Chúc thầy sức khỏe và tiếp tục Giỡn chốn sân trường nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Váng, một cái khuôn thì đúc ra sản phẩm phải như nhau. Ghé đọc tiếp nghen.

      Xóa
  3. NT cứ tưởng mấy câu chuyện kể là của đám quèn dân chẳng dính dáng gì tới ngành, nhưng lại là những câu chuyện có thực từ những con người thực đang làm công tác giảng dạy. Đau lòng không? Câu trả lời, chắc chắn là không!
    Bình thường thôi, khi ta có tới vài chục ngàn tiến sĩ, một anh buôn gỗ chẳng thiết gì học hành cũng có thể mơ một cái bằng tiến sĩ với chừng 200 triệu.
    Hehe... NT chẳng buồn, có khi vui là đằng khác. Mấy bác nhà giáo vừa kể chuyện trên cũng có buồn đâu... Mấy bác cũng cứ oang oang hằng năm đó chứ.

    Trả lờiXóa
  4. Nói về GD.VN, gs Dương Thiệu Tống đã đóng góp rát nhiều ý kiến xây dựng...nhưng rồi một hôm Gs viết một bài báo mà Gs thề rằng không bao giờ bàn đến chuyện giáo dục nữa. Một người tâm huyết với nền GD và với chế độ mà còn "bó tay" thì chuyện gì sẽ xảy ra?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bó tay thật! Ghi lại để hiểu một thời buồn khổ cho con em của chúng ta.

      Xóa
  5. Tui nản GD nên tui ko thèm nói, thèm nghĩ đến nó!

    Trả lờiXóa
  6. Các ngành khác bỏ túi nhiều quá,ngành GD mới kiếm cách chia chác tiền chùa mà các bác đã la làng.Lâu ngày vẫn khỏe chứ anh Ba hí?Thân

    Trả lờiXóa
  7. Tự nhiên có người đồng cảm, bui quá... tào lao xịt bộp... he he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất nhiều người đồng cảm chứ. Rất rất nhiều nhưng eng CHÊNH có tiếng tăm, nhờ anh chống lưng quá tuyệt.

      Xóa
  8. Toàn thấy nêu chuyện bi quan. Có điểm hay nào của ngành giáo dục không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em thấy lạ là, tại sao rất ít giáo viên đấu tranh cho những bức xúc này? Phải đợi đến khi về hưu, gần về hưu, nghỉ công việc mới lên tiếng?

      Xóa
    2. Trả lời với bạn 02 điều:
      1. Chẳng có điểm nào hay cả. Vì đó không phải là GD, Cái gọi là GD chỉ là trò đùa. Năm nào cũng 99,9% thi đỗ thì GD cái gì.
      2. Bạn ở VN chứ? Đấu tranh thì có thầy Đỗ Việt Khoa đó. Kết quả ra sao bạn rõ rồi chứ. Cái "tuyệt vời" của xã hội này ở đấy đấy.

      Xóa
    3. Vậy thì đau khổ nhỉ. Đâu chỉ riêng ngành giáo dục đâu. Thế thì phải chăng người dân đang phải gánh vác nhiều cơ cực?

      Xóa
    4. Bạn biết hết. Chỉ vờ hỏi vặn lão già này cho vui thôi. Hoan nghênh lắm lắm!
      Đọc hết 18 kỳ chưa? Chuẩn bị đoch tiếp kỳ 19.

      Xóa
  9. Em ra trường năm 1979,đứng lớp được 3 năm,1982,rút lui.Chuyện lên lớp,chuyện nội dung sách giáo khoa,cũng rối rắm.Nhưng mệt mỏi hơn cả,phải "đối dầu"với BGH khi không ngoan ngoãn vâng lời.Lúc ấy trẻ người non dạ,phần cũng lắm chuyện bức xúc,không thể im miệng trong các cuộc họp.Rất nản lòng.Năm đầu mới đứng lớp em đã là"Lao Động Tiên Tiến"rồi,thế cũng phải đành chia tay....
    Chúc anh an vui !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đừng buồn khi chia tay sớm với ngành GD. Ở lâu là lún sâu vào tội lỗi.

      Xóa
  10. Đọc bài này của bác và qua kinh nghiệm thực tiễn dạy dỗ của chính tui,tui xin mạn phép tự xưng tui là một trong những nhà giáo... đáng kính đó nhe! hehe...
    Chưa có năm nào tui chịu thỏa hiệp với nhà trường về cái chỉ tiêu 99% lên lớp cả, và lớp tui năm nào cũng gần chục đứa phải học lại cho chắc. Tui còn hăm mấy ngài HT, HP mà nhận quà để đưa đứa học trò nào trong danh sách ở lại lên lớp trên là tui sẽ quậy tới bến luôn. Zị là năm nào trường tui và tổ của tui (tui làm tổ trưởng) cũng mất danh hiệu thi đua! hehe... Đó chỉ là một trong những cái ngang ngạnh nổi tiếng của giaolang. Bởi vậy tui ko thấy xấu hổ chút nào khi mình là GV, dù chưa năm nào được khen thưởng cả. Chỉ có phần thưởng lớn nhất là được học trò và phụ huynh rất quý mến và tin tưởng. Vậy là quá tốt, phải ko bác VB? hehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phục bạn đó. Một thầy cô giáo đúng như mẫu mự xưa nay. Tuy nhiên một con én không làm nên mùa xuân. Một lần nữa, bái phục bạn.

      Xóa
  11. Em đọc xong, cũng phải khóc hu...hu...hu cho nền giáo dục nước nhà. Mà anh Vĩnh Ba nè, anh gửi sách cho em chưa mà sao em chờ hoài không thấy? Hay là anh ghi sai địa chỉ mất rồi? Em không biết, bắt đền anh Vĩnh Ba! Hu...hu...hu...! Sách của em đâu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn cho mình địa chỉ khi nào mình quên mất. Mê cái cuốn tự điển đang làm mà. Cho xin lại qua mail: nguyenphucvinhba@gmail.com. Bảo đảm gởi ngay sáng sau, Mình dự định đi Quảng Ngãi đó.

      Xóa
  12. ...Toàn những chuyện chẳng tào lao xịt bộp chút nào từ trên nóc đang lồ lộ ra, thì những chuyện tào lao xịt bộp từ mỗi trường học, mỗi lớp học, mỗi giáo viên...như các bạn tôi vừa kể mà không có thật mới là chuyện lạ động trời.... GCST e cũng chỉ mới là những cánh bèo nổi trong cái ao GD đang thúi um vì...bùn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rứa mà ngoài các bạn ĐỒNG CẢM theo dõi GCST, rất nhiều thầy cô giáo trịnh trọng bảo mình đang phản bội cái nooic cơm đã nuôi sống mình. Hi hi, mình chẳng thèm trả lời với cái bọn ngu dốt đó. Anh CHÊNH nói giùm rồi. Thật ra, ai cũng biết nhưng ham chút DANH VỌNG HÃO nên giả mù sa mưa thôi.

      Xóa
  13. Hôm ni răng bác HSV nổi cáu dữ rứa? Mọi khi bác ôn tồn, dịu giọng lắm mà. Hay bác còn định gô cổ lão BT Bộ GD- ĐT vì lão ta dám GCST với 34.000 tỉ ... thối um ư? Hoan nghênh bác. Mệ VB nên đưa sự việc ni vô kế hoạch chi tiêu năm học mới của trường cô Luyến nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi hi sắp tới 20.11 thầy KẾ tha hồ nhận lẵng hoa. Lão BT nớ nói chi nữa.

      Xóa
  14. Bác Kế ơi! Cái vụ 34 ngàn tỉ cũng chỉ mới trên giấy, cái vụ máy tính bảng mới mần tui nổi sùng vì tội cho đám cháu chắt của mình...

    Trả lờiXóa
  15. đọc xong chẳng nói được câu nào, hết biết sửa từ đâu chắc chỉ còn cách đập bỏ hết làm lại từ đầu thôi. chúc anh vui vẻ nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn có người cố tìm cái hay cho cái nền GD mắm tôm hư này bạn ơi. Đâu có GD mà hay với dở, phải không?

      Xóa
  16. Sao lâu nay buồn gì mà không thấy " giỡn " nữa anh Ba.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình bận một vài công việc riêng tư. Hẹn với bạn vài hôm nữa.

      Xóa
  17. Em ghi ngay địa chỉ ở đây thôi anh à: Châu Thanh Thủy. Tổ dân phố 3, thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Em chờ đấy anh Vĩnh Ba nhé! Nếu anh đi Quảng Ngãi, có tiện thì nhắn cho em nhé!

    Trả lờiXóa
  18. đúng vậy anh ạ, mấy mươi năm rồi mà VN vẫn còn loay quoay chưa có triết lý giáo dục. thật buồn khi thời gian trôi dần mà lớp trẻ thì ngày càng lớn lên trong cái rối ren của giáo dục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đâu có chuyện GD với mấy ngài. Tập huấn chính trị không à.

      Xóa
  19. Phải soạn lại chương trình từ thế hệ Mầm non mới có tính nhất quán anh VB nhỉ; nếu như thế thì phải đầu tư từ đội ngũ giáo viên, người soạn chương trình. Cải cách cả một hệ thống không phải là chuyện đùa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo mình chẳng cần soạn lại Chương trình hay SGK. Chỉ cần THỰC SỰ dạy là đủ, không vì chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị,....chi chi hết. GD tự nó điều chỉnh theo yêu cầu nội tại là tốt ngay.

      Xóa
  20. những mặt khất phải nhin nhận một cách thực tế, ít ai có thể làm dc. Và hiện tại vẫn đang xảy ra

    Trả lờiXóa
  21. vé máy bay đi miami đây, giá rẻ đây

    Trả lờiXóa