Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Vài suy nghĩ về từ nguyên của “Gã, Y, Thị”

Trong bài “Lang thang trong chữ: Gã, Y, Thị”  trên tạp chí Văn Hoá Phật Giáo số 230, tác giả Hồ Anh Thái có viết:
Có vài đại từ nhân xưng không hẳn đã chính thống, nhưng dùng khá rộng rãi trong đời sống, hình như là từ ngoại đã được Việt hoá.
Chẳng hạn, nghe nói từ gã, chỉ một anh chàng, một người đàn ông, một thằng cha nào đó, có nguồn gốc từ tiếng Pháp: gars.

Chẳng hạn từ y, cũng chỉ một anh chàng, một người đàn ông, một thằng cha nào đó, có nguồn gốc từ tiếng Anh: he. Tiếng Anh phát âm là hi, nhưng dân ta thời trước có xu hướng phát âm từ nay theo kiểu tiếng Pháp, chữ h câm, tức là không đọc chữ h. Rất cuộc, nó được đọc là y.
Chẳng hạn chữ thị, chỉ một cô nàng, một người phụ nữ, một con mụ nào đó, cũng có nguồn gốc từ tiếng Anh: she. Phát âm chính xác là si nhưng đã được đọc chệch thành thị.
Gã =  gars
Y = he
Thị = she

……
Thế rồi trong ngôn ngữ của ngành hình sự xuất hiện một đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít chỉ phụ nữ: y thị. Nó chỉ một cô, một nàng, một mụ, phần nhiều là đối tượng xấu hoặc bị tình nghi. Rõ ràng là giới tính nữ, vậy mà lại ghép cả y lẫn thị. Đã y rồi còn thị…
Khi đọc xong, chúng tôi vô cùng bỡ ngỡ. Đọc lại, chúng tôi thấy tác giả dùng từ “hình như”, “nghe nói”, tức ông không đoan quyết về điều ông viết. Vì thế, chúng tôi xin mạn đàm, trao đổi học thuật theo tầm hiểu biết có hạn của chúng tôi.
Xin mạn đàm từng từ một:
Một là về từ . Nếu theo tác giả từ gã có nguồn gốc từ tiếng Pháp: gars (chàng trai) vậy nó chỉ có thể xuất hiện trong tiếng Việt kể từ ngày Pháp chiếm Nam kỳ (1862 – 1867) hoặc sau đó một thời gian ngắn đủ để dân Việt nghe người Pháp nói mà bắt chước nói theo một cách gần giống như các từ săm, lốp, xà bong, phò mát, cà phê, nhà ga,…Vì sao? Dân Việt ta trước đó có giao lưu gì nhiều với người Pháp mà có được sự vay mượn ngôn ngữ của họ.
Tuy nhiên, trước tiên, dân ta chỉ bắt chước, mô phỏng một tiếng nước ngoài một khi vốn từ tiếng Việt ta thiếu như các ví dụ nêu trên. Ở đây ta đã có từ hắn/ thằng/ nó/ va/ giả/ ngữ … để chỉ nhân vật ngôi thứ ba đáng ghét nọ. Việc gì đi mượn cho mệt. Kế đến, đọc lại thư tịch cũ chúng ta thấy từ gã xuất hiện khá lâu rồi. Cụ Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798) khi viết Cung oán ngâm khúc đã hạ bút:
Cầm điếm nguyệt phỏng tầm Tư Mã,
Địch lầu thu dường Tiêu Lang,  (Câu 25, 26)
Và:
Mồi phú quí nhử làng xa mã,
Bã vinh hoa lừa công khanh, (Câu 81,82)

 Rõ ràng là cụ chưa hề nghe từ gars trong tiếng Pháp bao giờ, nhưng cụ đã dùng từ gã rồi.
Chậm hơn một tí là cụ Nguyễn Du (1766 – 1820). Trong Đoạn trường tân thanh, nhiều lần cụ Nguyễn Du dùng từ gã:
Chẳng ngờ, Mã giám sinh
Vẫn là một đứa phong tình đã quen (Câu 805, 806)
Và:
kia dại nết chơi bời
Mà con người thế là người đong đưa! (Câu 1411, 1412)
Mặc dù dưới triều Gia Long có đôi ba người Pháp về làm quan trong triều, nhưng hẳn họ không đủ đông đảo để có ảnh hưởng ngôn ngữ đến nhà thơ thiên tài của chúng ta. Mà nhà thơ lại lấy dân chúng làm đối tượng thưởng thức, dùng từ mượn của Pháp liệu dân đen có ai hiểu không?
Chịu khó tìm có lẽ còn nhiều ví dụ nữa. Thôi ri cũng đủ chứng minh là gã (Việt) và gars (Pháp) không có dây mơ rễ má gì với nhau dù đọc lên âm từa tựa nhau.
Nhân tiện, chúng tôi muốn nhắc lại một nhận định của học giả An Chi viết về vấn đề này:
“Nói rằng Ben (tiếng Ả Rập - chúng tôi giải thích thêm) có thể cho ra Văn (chữ lót tên nam giới) còn Binti có thể cho ra Thị (chữ lót tên nữ giới) chẳng khác nào nói tiếng Pháp petit cho ra tiếng Việt bé tí, còn colosse thì đã cho ra khổng lồ, chẳng khác nào nói tiếng Ý ciao đã cho tiếng Việt chào,…” (Chuyện Đông chuyện Tây, tập I, trang 85)
Vậy căn cứ vào vỏ âm thanh và nghĩa na ná để khẳng định nguồn gốc phát sinh của 2 từ, từ này do từ kia hoặc ngược lại là suy luận rất võ đoán.
Dẫu vậy, theo Bs Nguyễn Hy Vọng trong Từ điển nguồn gốc tiếng Việt, có một số từ của các ngôn ngữ Nam Á hoặc nhánh Bắc Bana có khả năng là nguồn gốc của từ gã như từ gah (tiếng Rengao, tiếng Mdrah, tiếng Mon), từ gă (tiếng Khasi, tiếng Nicobar), từ gã (tiếng Xơ đăng). Đây là một nhận định khá hữu lí vì tiếng Việt thuộc họ Mon-Khmer và có giả thuyết rằng người Nam Đảo là tổ tiên của người Việt. Chúng tôi đưa chút tư liệu này vào bài viết như một chỉ dẫn, chứ không phải kết luận vì chưa nghiên cứu sâu vấn đề này.
Trang 445, Q.1 của Từ điển nguồn gốc tiếng Việt
Đến đây, dù chưa tìm ra gốc gác của từ gã, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít chỉ nam giới, chúng ta nên tạm xem nó là từ thuần Việt, của cha ông ta sáng tạo ra cái đã.
Hai là từ y. Theo chúng tôi, đây là một từ Việt gốc Hán, được viết bằng chữ Hán là 伊, âm Hán Việt là y. Từ điển Trung Việt (NXB Khoa học Xã hội, Hà nội, 1993, tr.1415) giải thích: “Y: Anh ấy, cô ấy. Chú ý: Trước thời kỳ Ngũ Tứ (1919), trong tác phẩm văn học thường dùng để chỉ nữ giới, sau đổi là (tha)”.
Vậy chúng tôi cho rằng ông cha ta đã mượn từ tiếng Trung Quốc từ y với nghĩa “anh ấy” mà dùng để chỉ một nhân vật nam ngôi thứ ba, còn bỏ nghĩa “chị ấy” như người Trung Quốc đã bỏ.
Nói rằng chúng ta vay mượn từ của Trung Quốc có lẽ hợp lí và phổ biến hơn là vay mượn từ he (tiếng Anh) rồi theo cách đọc của người Pháp bỏ chữ h câm để tạo ra từ y. Quá trình vay mượn, biến chuyển thông qua 2 ngôn ngữ này khó mà chứng minh cho xác đáng được.

Thêm nữa, trước năm 1945, người Anh, người Mỹ chưa đến sống đông đảo ở nước ta để ông cha ta giao lưu và có cơ hội vay mượn từ he của họ. Bằng chứng là Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Mặc Lâm xuất bản, 1931, Hà Nội, Imprimerie Trung Bắc Tân Văn) đã ghi nhận từ này rồi, như sau: “Y . 1. Nó, hắn: Đã bảo mà y không nghe – 2. Ấy: Y danh, y viên”. (tr.258).

Vậy thì làm sao có sự vay mượn từ tiếng Anh được.


Trang 258 của Việt Nam Tự điển.
Ba là từ thị. Ai đã từng đi học hẳn biết truyện “Vợ nhặt”của nhà văn Kim Lân. Truyện này được ông Kim Lân xây dựng hoàn chỉnh vào năm 1954. Nhân vật “vợ nhặt” này được ông Kim Lân gọi là “thị”. Ta đọc thử một đoạn:
“Thị lẳng lặng đi theo hắn vào trong nhà … Thị đảo mắt nhìn chung quanh, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên… Hắn quay lại nhìn thị cười cười…Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo…”
Qua đoạn văn ngắn này ta thấy rõ ràng là nhà văn Kim Lân đã dùng ngôn ngữ bình thường mà hầu như ai ở miền Bắc trước 1954 cũng đều có thể hiểu. Dạo ấy, như đã nói ở trên, người Mỹ, người Anh đã đến ăn ở nhiều ở Hà Nội đâu (trừ đội Con Nai của tình báo Mỹ giúp ta huấn luyện quân sự). Thế thì bảo “Chẳng hạn chữ thị, chỉ một cô nàng, một người phụ nữ, một con mụ nào đó, cũng có nguồn gốc từ tiếng Anh: she. Phát âm chính xác là si nhưng đã được đọc chệch thành thị” là quá khiên cưỡng.
Thật ra chữ thị này chính là chữ thị lót trong tên nữ giới mà ông bà đã dùng từ lâu. Như Ỷ Lan hoàng hậu đời Lý tên là Lê Thị Yến, hoặc Kiến Gia hoàng hậu, Hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, tên là Trần Thị Dung chẳng hạn. Như trong giai  thoại về bà Huyện Thanh Quan với bài thơ: Phó cho con Nguyễn Thị Đào/ Nước trong leo lẻo, cắm sào đợi ai/ Chữ rằng: Xuân bất tái lai/ Cho về kiếm chút, chẳng mai nữa già, chẳng hạn.
Cũng theo học giả An Chi, “Thật ra, thị là một từ Việt gốc Hán, chữ Hán viết là 氏.Đây là tiếng dùng để chỉ phụ nữ. Nghĩa này của nó được Từ nguyênTừ hải ghi là ‘phụ nhân xưng thị’ (婦 人 稱 氏 đàn bà gọi là thị) còn Vương Văn Ngũ đại từ điển thì ghi là ‘phụ nhân’ (婦 人 đàn bà) và Mathews’ Chinese English Dictionary thì ghi ‘a female’ (một người thuộc giới tính nữ).” (Chuyện Đông chuyện Tây, tập I, trang 85)
Từ danh từ thị với nghĩa đàn bà chuyển sang đại từ nhân xưng thị để chỉ nhân vật nữ ngôi thứ ba số ít là chuyện xảy ra quá nhiều trong tiếng Việt.
Vậy hãy loại bỏ cái giả thuyết thị có nguồn từ she được phát âm chệch đi.
Tác giả Hồ Anh Thái còn nhắc đến chữ thị trong quan thị như sau: “Riêng chữ thị, trên thực tế nó đã có trong một câu thơ gán cho Hồ Xuân Hương khi nói về quan thị, tức quan hoạn, không còn cái cơ quan giới tính nam mà vẫn thèm ước: Thị thấy lạ thị đứng thị xem/ Thị cũng thầy thèm thị không có … ấy. Chữ thị được cho là một từ Hán – Việt, gốc từ chữ nữ”
 Chữ thị này là một từ đồng âm, nghĩa hoàn toàn khác với chữ thị chúng ta đã bàn trên. Không phải ông ta bị hoạn nên trở thành đàn bà, phụ nữ và gọi là quan thị. Thị ở đây là hầu hạ, như trong từ thị tỳ, thị nữ, thị giả, thị vệ,… được viết là 侍. Quan nội thị được gọi tắt là quan thị, chuyên làm việc trong nội cung, phục vụ các công chúa, hoàng hậu, phi tần... Theo Từ điển Thiều Chửu, có ít nhất là 12 chữ Hán được cùng phát âm là thị với rất nhiều nghĩa. Vậy, không hiểu tác giả Hồ Anh Thái muốn nói tới chữ thị nào gốc từ chữ nữ và theo cứ liệu nào?
Khi giảng giải từ ngữ mà nhầm các từ đồng âm với nhau thì thật là một tai hoạ.
Bốn là từ y thị. Như đã dẫn chứng ở đoạn trích trên, tác giả còn chuyển từ y thị sang tiếng Anh là He she nhằm nói lên cái ý “Đã y rồi còn thị”, nghĩa là vừa đàn ông, vừa đàn bà.
Tuy nhiên, xét kỹ lại, thì không phải vậy. Đúng là chữ y đó, song nó được dùng với nghĩa thứ 2 thay vì nghĩa thứ nhất. Một từ có thể xếp vào nhiều từ loại theo các nghĩa của nó. Với nghĩa 1, như trong Việt Nam Tự điển, y là một đại từ nhân xưng (personal pronoun): nó, hắn. Với nghĩa 2, y là một tính từ chỉ định (demonstrative adjective): ấy.  Vậy, y thị đơn giản là cô ấy, bà ấy, mụ ấy, con mẹ ấy… theo cấu trúc như y danh, y viên, y nhân đã dẫn chứng trong Việt Nam Tự điển.
Trong tiếng Anh cũng có trường hợp tương tự. Do you like this? (Bạn có thích cái này không?) This ở đây là một đại từ: cái này.  Do you like this boy? (Bạn có thích cậu bé này không?). This trong câu sau này là một tính từ chỉ định: này. Vì thế, this boy là cậu bé này chứ không phải là cậu bé cái này.
Nói tóm lại, theo chúng tôi, cả 4 từ trên đều không có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu. Các từ điển tiếng Việt xưa nay đều có 3 trong 4 từ đó (riêng từ y thị thì các từ điển chúng tôi xem được đều chưa có), dân Việt ta đều sử dụng chúng rất phổ biến với hàm ý không có cảm tình, hay coi thường (theo Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân) trong một số tình huống khác nhau. Tất cả đều chính thống. Vả lại, sao là chính thống hoặc không chính thống là một vấn đề chưa được văn bản hay quyết định nào quy định cả.
Rất mong các nhà nghiên cứu cùng quan tâm và trao đổi.
Huế 21.8.2015
 Sách tham khảo:
            1. Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Mặc Lâm xuất bản, 1931, Hà Nội, Imprimerie Trung Bắc Tân Văn)
2. Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977)
3. Từ điển Trung Việt  (NXB Khoa học Xã hội, Hà nội, 1993).
4. Hán Việt Từ điển của Thiều Chửu (NXB Tp Hồ CHí Minh, 1999)
5. Chuyện Đông chuyện Tây, tập I của An Chi (NXB Trẻ, 2006)
6. Từ điển nguồn gốc tiếng Việt của Bs Nguyễn Hy Vọng.
7. Tự điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1987)  
8. Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh (NXB Văn hoá Thông tin, 2005)



    
   


17 nhận xét:

  1. Lâu lắm HD mới được đọc bài mới của anh , HD nghiêng về quan điểm dùng từ Hán - Việt vì người dân mình mới Tây hóa gần đây thôi , trong khi những từ đó có từ rất lâu trong các tác phẩm văn học rồi .
    Cũng mong các nhà nghiên cứu quan tâm hơn để có thể giảng dạy cho học sinh sau này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu ni ham FB nên bỏ lơ blog. Cũng chẳng ghé thăm ai. Tiếc là không có nhiều thời gian. Gowqir lời thăm các bạn khác mha.

      Xóa
  2. Bài viết tốt, lập luận vũng chắc, kiến văn quảng bác. Khâm phục !

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết có dẫn chứng rất thuyết phục!
    Chúc anh luôn nhiều sức khỏe !

    Trả lờiXóa
  4. cảm ơn anh VB đã cho đọc bài viết này

    Trả lờiXóa
  5. rất cám ơn thầy vĩnh ba, bài viết mang tính học thuật...rất hay để mọi người tham khảo

    Trả lờiXóa
  6. Cảm ơn tác giả đã có tâm viết bài dẫn chứng rõ ràng rành mạch để nghĩa của chữ dùng không bị người ta làm méo mó . Thiệt không hiểu sao thời bây giờ có nhiều người lại ưng làm nổi bằng cách viết những bài (tự nghĩ tự suy ) như ông Hồ Anh Thái nầy !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ TS nói tào lao hơi bị nhiều đó. Hy vọng bạn còn đọc nhiều bài khác trên blog này.

      Xóa
  7. Y với thị mà cũng suy từ Tây được! Hết biết! Tôi chỉ thắc mắc chút chữ y thị. Nhưng đọc bài này đã rõ. Cám ơn.

    Trả lờiXóa