Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020


NỖI HÀM OAN CỦA CUỐN TỰ ĐIỂN KHANG HY QUA THÁNH HÚY CỦA ĐỨC GIA LONG

1. Vửa qua, trong Hội thảo khoa học về “Kinh đô Huế thế kỷ XIX” do Hội Khoa học Lịch sử TT Huế tổ chức ngày 10.6.2020, Ts Võ Vinh Quang có bài tham luận về Thánh húy của vua Gia Long và xác định lại tên húy của ngài là ÁNH.
Cách đây hơn 10 năm, nhà nghiên cứu Võ Hương An cũng có một bài viết tương tự. Bằng các chứng cứ về kiêng húy, ông đã kết luận Ngài không thể có tên húy là Anh.
Trước đây nữa, hầu như tất cả các sử gia, nhà nghiên cứu và ngay cả Tôn nhơn phủ của triều Nguyễn đều viết Đức Gia Long húy là Nguyễn Phúc Ánh.
Tuy nhiên, Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả (gọi tắt là Thế phả) -- bộ tộc phả mới nhất của họ Nguyễn Phúc – lại ghi húy của vua Gia Long là ANH.
Sách viết, “Thế Tổ Cao Hoàng Đế húy Nguyễn Phúc Anh ” (tr.215) và giải thích ở chú thích (2) rằng, “Đức Thế Tổ [Gia Long] lúc nhỏ có tên Chủng  sau đức Hưng Tổ [Nguyễn Phúc Côn] chọn một chữ trong bộ  Nhật để đặt tên cho ngài, gồm bên trái là chữ   Nhật bên phải là chữ   Anh (theo Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu), bản dịch Đại Nam Thực Lục Chính Biên của Viện Sử Học Hà Nội thì chép bên trái chữ  Nhật bên phải chữ Ương . Nguyên hai chữ trên đều có cùng nghĩa, cùng âm. Theo phiên thiết ở Khang Hy Tự điển  đọc là Ánh NHƯNG ÂM ANH nên ngày trước đọc là Anh. Vì thế trong dòng họ đều kiêng và đọc trại ra chữ Anh thành Yên, anh em thì đọc thành yên em.” (tr.215)
Từ nhận định này “Theo phiên thiết ở Khang Hy Tự điển  đọc là Ánh NHƯNG ÂM ANH nên ngày trước đọc là Anhchúng tôi đã xem lại Khang Hy tự điển để tìm hiểu có thật vậy hay không.
2. Khang Hy tự điển (KHTĐ) là một bộ tự điển rất đầy đủ cho người nghiên cứu tiếng Hán. Để tránh đọc nhầm một chữ nào đó trong văn bản cổ, chúng tôi cũng thường dựa chủ yếu vào phiên thiết của tự điển này.
2.1 Chúng tôi đồng ý với Thế phả rằng tên ngài viết là 映.Đây cũng chính là từ được viết trên ảnh thần chủ của Ngài hiện đang thờ ở Thế miếu mà Ts Quang đã cung cấp. (H.1).


H.1 Thần chủ thờ vua Thế tổ (Ảnh: Võ Vinh Quang)
Vấn đề được đặt ra là KHTĐ giải thích cách đọc thế nào.
Xem KHTĐ (H.2) chúng tôi thấy như sau:

Phiên âm: Quảng vận: Ư kính thiết, Tập vân, Vận hội: Ư khánh thiết, Chính vận: Ư mệnh thiết, tịnh ANH KHỨ THANH. Thuyết văn: Minh dã, Ẩn dã (hết trích)
Dịch nghĩa: theo Quảng vận đọc là ÍNH, theo Tập vận và Vận hội đọc là ÁNH, theo Chính vận đọc là ỆNH, còn đọc là ANH KHỨ THANH. Theo Thuyết văn, nghĩa của chữ Ánh là Chiếu sáng, là Che giấu (hết trích)
Theo phép phiên thiết thì chỉ chấp nhận âm ÍNH, còn không chấp nhận âm ỆNH vì  khứ thanh bắt đầu bằng nguyên âm không có thanh điệu trầm phù (xem phần sau). Còn lại chữ đó trong kho từ Hán Việt đọc là âm ÁNH và âm ANH KHỨ THANH.
Âm ÁNH thì Thế phả đã công nhận rồi, nhưng lại bảo là âm ANH. Sao lại thế?
Xin thưa là để đọc một chữ theo phiên thiết có quy tắt chặt chẽ. Sau khi tìm ra phụ âm đầu và vần của chữ đó nhờ vào phiên thiết, chúng ta cần xác định thanh điệu của nó. Thanh điệu của từ Hán Việt được chia làm 4 bậc: Bình, Thượng, Khứ, Nhập và mỗi bậc lại chia làm 2 loại phù trầm. (H.3)

Bình

Thượng

Khứ 

Nhập

Phù

Trầm

Phù

Trầm

Phù

Trầm

Phù

Trầm
Ba
Đảng
Đãng
Bái
Bại
Thấp
Thập
Đa
Đà 
Hải
Hãi
Báo
Bạo
Thất
Thật
Gia
Già
Hổ
Hỗ
Tứ
Tự
Bách
Bạch

H.3. Bốn thanh điệu của âm Hán Việt (trích Wikipedia).
Một từ được xác định là khứ thanh thì từ đó có dấu sắc (phù khứ) hoặc dấu nặng (trầm khứ). Suy ra ANH KHỨ THANH là âm Anh nhưng thanh điệu thuộc khứ thanh, tức đọc là Ánh hoặc Ạnh. Ở đây, phiên thiết lại qui định rằng nếu một từ thuộc khứ thanh mà bắt đầu là một nguyên âm thì không có thanh điệu trầm khứ, tức không mang dấu nặng, Vậy từ này âm là ÁNH như đã xác định bằng phiên thiết là “Ư khánh thiết” ở trên. Có vậy, chữ mới hợp với nghĩa là “Chiếu sáng”.

2.2 Còn Quốc triều Chính Biên Toát Yếu ghi tên húy của ngài Cao tổ là thì sao?
Theo KHTĐ (H. 4) chúng tôi thấy như sau:

Phiên âm: Tập vận: Ư khánh thiết, Chính vận: Ư mệnh thiết, tịnh dữ Ánh đồng (hết trích)
Dịch nghĩa: Theo Tập vận đọc là ÁNH, theo Chính vận đọc là ỆNH, cũng đọc như là (Ánh)

Vậy chữ này cũng đọc là Ánh, như trên Thế phả đã nói đọc cùng âm và có cùng nghĩa.
3. Nói tóm lại, dù tra bằng từ điển nào ta cũng chỉ có một âm ÁNH. Khang Hy tự điển KHÔNG HỀ ghi âm ANH. Chẳng qua là người nghiên cứu đã đọc không kỹ, thành thử đọc  nhầm qua âm ANH. Đừng đổ lỗi cho KHTĐ. Đừng để KHTĐ chịu nỗi oan này.
Tháng 7.2020 Nguyễn Phúc Vĩnh Ba.


11 nhận xét:

  1. Xin phép được chia sẻ bài viết của thầy!

    Trả lờiXóa
  2. Rất chuẩn. Đề nghị bà con theo phân tích chặc chẽ của bài viết này.
    Từ nay không bàn cãi huý của Ngài Thế Tổ nữa.

    Trả lờiXóa
  3. Cuốn NPT Thế Phả là do ai viết, xuất bản và chỉnh sửa vào năm nào vậy Anh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chừ mới hiểu sao anh khó comment thế. Bộ anh chưa có cuốn này sao? Làm thời thầy TT Hanh do ban nghiên cứu của NPT đó.

      Xóa
  4. Em cứ nghĩ là cuốn NPT Thế phả được làm từ thời còn Vua. Nếu vậy, thì HDTC NPT chỉ cần thống nhất và hiệu chỉnh là ok thôi, vì:
    * Ngoài dân gian ai cũng gọi tên húy của Vua Gia long là Nguyễn Phúc Ánh (hay Nguyễn Ánh).
    * Luận cứ mà TS. Võ Vinh Quang và Anh đưa ra rất rõ ràng và thuyết phục.

    Trả lờiXóa
  5. Mệ Vĩnh Ba ơi, sửa chính tả mục "1. Vửa qua -> Vừa qua". Chúc Mệ luôn mạnh giỏi!

    Trả lờiXóa