Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Vài lời giới thiệu cuốn “Từ điển Nhà Nguyễn” của Võ Hương An





Trong tháng 3 vừa qua, với 3 lần ra mắt sách tại tiểu bang California, USA, cuốn “Từ điển Nhà Nguyễn” (TĐNN) của tác giả Võ Hương An đã chính thức trình diện bạn đọc và giới nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam. Sách do NXB Nam Việt phát hành, dày 760 trang, khổ 17 x 25, bìa cứng, ấn loát công phu và mỹ thuật, với nhiều hình ảnh minh họa. Cùng với việc UNESCO công nhận  Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc triều Nguyễn là di sản văn hóa thế giới (vật thể và phi vật thể) cộng với sự đánh giá lại của giới nghiên cứu trong nước về sự đóng góp về mặt văn hóa, chính trị, xã hội, âm nhạc, mỹ thuật,… của triều Nguyễn, cuốn “Từ diển Nhà Nguyễn” đã làm phong phú thêm nguồn tri thức nhân loại về triều đại đã qua này.


Tác giả Võ Hương An không phải là một người xa lạ với Huế. Là một người sinh ra và lớn lên ở Huế, lại là con của một quan Nhất đẳng Thị vệ Nguyễn triều, tác giả có cơ duyên đạt được một sự hiểu biết thâm sâu về triều đại này. Ông đâ bỏ nhiều công sức nghiên cứu và viết khá nhiều bài báo liên hệ đến triều Nguyễn trên các website, có sách in ở Mỹ và đặc biệt là có sách đã in ở trong nước. Đó là cuốn “Huế của một thời” do NXB Tổng hợp Tp HCM năm 2008 ấn hành. Những bài viết của ông đã làm sáng tỏ nhiều nghi vấn lịch sử như “Tự Đức con ai?”, “Việc đời vay trả”, “ Tứ bất lập hay Ngũ bất lập”, “Tên húy của vua Gia Long là Anh hay Ánh?”,… nên đã được giới nghiên cứu trân trọng. Với những bài viết rất khách quan, nghiêm túc và khoa học như thế, ông đã tạo được niềm tin tưởng trong một số lượng đông đảo độc giả trong và ngoài nước.

Giải thích cái tên sách, tác giả Võ Hương An đã viết:

“Khi dùng chữ Nhà Nguyễn, chúng tôi muốn bao gồm trong đó cả 9 đời chúa Nguyễn của Đàng Trong (1558 – 1777) và 13 đời vua Nguyễn (1802 – 1945) vì chúng tôi quan niệm rằng không thể nói đến các vua Nguyễn mà bỏ qua các chúa Nguyễn. vì rằng công nghiệp của các vua Nguyễn là sự kế thừa, chỉnh đốn,  sửa đổi và phát triển công nghiệp tổ tiên khởi lập từ nửa sau của thế kỷ XVI.” (TĐNN, tr.7)

Chúng tôi đồng ý với quan điểm này. Với 9 đời chúa Nguyễn, đất nước chúng ta đã mở rộng cho đến mũi Cà Mau, đã thiết định một nền hành chính mới mẻ vững vàng, và đã tổ chức xã hội, kinh tế, văn hóa,… có qui mô, nề nếp. Vậy thì nói đến triều Nguyễn do hậu duệ của các chúa Nguyễn lập nên trên dãi đất từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, chúng ta làm sao quên đi được công nghiệp của tổ tiên họ.

Thêm nữa, nếu chỉ nhìn vào phần đất được mở rộng thêm trong cuộc Nam tiến dưới thời các chúa Nguyễn, chúng ta đã thấy được rằng các vua Nguyễn đã thừa hưởng một gia tài quá quý giá về nhân tài, vật lực, thổ địa cũng như các truyền thống văn hóa, tín ngưỡng,…từ công nghiệp của các chúa Nguyễn.Họ đã kế thừa và phát triển lên từ đó. Tất cả đã làm giàu thêm Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày nay.

Cọng cả hai thời kỳ là 362 năm, nhà Nguyễn rõ ràng đã để lại một công nghiệp to lớn. Chuyện về nhà Nguyễn vì thế vô cùng gần gũi, phong phú và sinh động. Hiểu về chúng một cách chân xác vừa bổ ích vừa lý thú. TĐNN đã giúp chúng ta nhiều trong hành trình đi tìm kiếm sự hiểu biết này.

Xin nói về chuyện lí thú trước. Ví dụ một là với từ “Ả” mà chúng ta được nghe vua Bảo Đại thưa với Đức Từ Cung trong bộ phim “Ngọn nến Hoàng cung”. Sao lại ả? Ban đầu, tôi cũng rất ngỡ ngàng, cứ tưởng phim cổ trang thì các đạo diễn hư cấu này nọ. Hóa ra, đó là “Con của các phi tần gọi mẹ đẻ là Ả….. bà Từ Cung (mẹ đẻ của vua Bảo Đại) không phải là chánh hậu của vua Khải Định.” (TĐNN, tr.13)

Ví dụ hai, đề tài “Con dâu nhà vua gọi là gì?” có thời được tranh luận khá sôi nổi trên các tạp chí trong nước. Trong bài viết “Con dâu nhà vua triều Nguyễn được gọi là gì?” (Huế Xưa & Nay số 103, tháng 3-4/2011) tôi đã khảo sát một số gia phả của các phủ phòng và đi đến kết luận rằng đó là từ “phủ thiếp/ dắng thiếp”, một cách gọi rất độc đáo và rất Việt Nam. TĐNN đã xác nhận điều đó: “Vợ chánh của Hoàng tử, dâu của vua được gọi là Phủ thiếp. Vợ bé của hoàng tử gọi là dắng” (Sđd, tr.501).

Ví dụ ba, giải quyết nghi vấn tên húy của vua Gia Long, TĐNN cho rằng đó là Nguyễn Phúc Ánh vì ba lí do:

a.  Miền Nam xưa, nơi khởi nghiệp của vua Gia Long, kiêng tên vua nên không gọi ánh sáng, Họ gọi là yến sáng.

b. Các bậc túc nho trước 1945 đều đồng ý gọi húy của vua là Ánh.

c. Và điều quan trọng nhất là: vì Anh không phải là húy của vua Gia Long nên vua Minh Mạng mới dám đặt cho đỉnh thứ tư (tại vị trí tả tứ, thứ 4 bên trái Cao đỉnh trong Thế miếu) là Anh đỉnh và năm 1883 triều đình mới dám tôn thụy hiệu của vua Tự Đức là Anh Hoàng đế và bà vợ chánh của vua, Võ Thị Duyên, làm Anh Hoàng hậu.” (TĐNN, tr.213)

Thế là quá rõ ràng. Vô lẽ vua Minh Mạng không kỵ húy tên cha và các quan lại muốn bị giáng chức vì phạm húy tên của Cao hoàng đế?.

Ba ví dụ trên chỉ là một phần nho nhỏ của TĐNN mà đông đảo người bình thường hiếu kỳ muốn tìm hiểu. Bên cạnh đó, phần bổ ích mới đáng kể. Nó bao gồm cả nhân vật chí, dư địa chí, phong tục chí, quan chức chí, …nhà Nguyễn. Chỉ với phần nhân vật chí, qua tóm tắt những nét chính các danh thần, nghĩa sĩ dưới nhà Nguyễn, TĐNN làm cho ta tự hào về những bậc tiền nhân trung dũng, lỗi lạc của dân tộc ta. Các mục khác thậm chí có những mục từ trong đó đòi hỏi dày công nghiên cứu cẩn túc như mục từ  “Cửu phẩm quan giai” (9 trang), “Án triện”,  “Binh chế”, “Bửu tỉ”, “Văn võ quan phục”, “Tiền tệ” …  Con cháu ngày nay muốn hiểu giòng họ của mình, chí ít là ông cố, ông sơ thì các ngài đều từng là quan dân nhà Nguyễn. Tra chức tước, phẩm trật của các ngài trong TĐNN là có ngay. Nói chung, muốn hiểu, muốn viết về nhà Nguyễn, cứ đọc TĐNN là nhanh gọn nhất.

Hình ảnh cũng là một ưu điểm của cuốn TĐNN. Với hình ảnh ta thấy lại được sự sống sôi động của một triều đại đã qua qua lâu đài, con người, y phục, phẩm phục, nghi lễ, vũ khí,…Đặc biệt nhất là phẩm phục của bá quan văn võ, hoàng đế, hoàng hậu, công chúa… đều được minh họa rất rõ ràng.

Có thể nói TĐNN đã giúp cho chúng ta có một cái nhìn đầy đủ hơn, chi tiết hơn, chính xác hơn về nhà Nguyễn và cải chính được nhiều nghi vấn trước đây. Nói ngoa thì đây là một cuốn tiểu Bách khoa toàn thư về nhà Nguyễn vậy.

Tuy nhiên, với một công trình có tầm vóc lớn lao như thế, cuốn TĐNH vẫn có những hạn chế nhất định như tác giả đã nói trong Lời nói đầu: “Dù thận trọng và cố gắng đến đâu chăng nữa trong khi biên soạn, người viết tin chắc rằng vẫn không tránh được những sai lầm và  thiếu sót rất có thể có nhưng chưa được phát hiện. Rất mong nhận được sự chỉ giáo của các bậc cao minh bốn phương để tác phẩm được đầy đủ  và hoàn thiện hơn,” (TĐNN, tr.6)

Là một kẻ hậu học, không dám tự nhận là “cao minh”, chúng tôi xin góp ý một vài điểm nhỏ:

a. Tác giả đôi chỗ dùng chữ Hán giản thể. Theo thiển nghĩ của chúng tôi thì đó là một điều không nên. Lý do là các chữ này khác với các chữ đã ghi trên các bia đá, biển ngạch, sách sử, vật thể,.. được tạo ra dưới triều Nguyễn.

b. Nhà hát Duyệt Thị Đường được ghi là (TĐNN, tr.148). Thực tế hoành phi hiện còn trong nhà hát là . Ghi sai dẫn tới hiểu sai. Chính Wikipedia cũng nhầm như tác giả dù trang web này có trưng hình bức hoành phi đó. Thị () trên bức hoành phi đó có nghĩa là đúng/ phải/ấy thế, chứ không phải là thấy ().

Dùng hình thức từ điển để biên tập nhân vật chí, dư địa chí, phong tục chí, quan chức chí, …nhà Nguyễn tạo cho TĐNN một ưu thế vượt trội hơn khối thư tịch đồ sộ từ trước đến nay được viết về triều đại này. Nó giúp ta tra cứu, tìm kiếm dễ dàng và gọn gàng hơn. Chúng tôi đánh giá cao sáng kiến này của tác giả.

Với tình yêu quê cha đất tổ, với lòng yêu mến văn hóa lịch sử nước nhà, tác giả Võ Hương An đã trao tặng chúng ta một phương tiện rất quý giá. Cho nên, sở hữu một  cuốn TĐNN có lẽ là một ước mong của bất cứ ai còn quan tâm đến lịch sử nước nhà và giòng tộc.
 
Tháng 4.2013.






49 nhận xét:

  1. TEM nhé! Rảnh ghé đọc và có lòi bàn sau hí!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Vĩnh Ba không biết Thay Do có Danh sách blog của tôi sao? Blogger nào có trong tầm kiểm soát, vừa có bài mới là Thay Do biết ngay hà. Anh Vĩnh cũng tạo một cái giống vậy đi (vào thiết kế, vào bố cục, chọn Danh sách blog của tôi, nhấp thêm vào danh sách nằm ở cuối, điền vào ô trống link vào blogspot của người mình muốn nhập, ví dụ của anh VB sẽ là nguyenphuvinhba.blogspot.com rồi nhấp thêm, chỉnh sửa tên cho dễ theo dõi nếu có, lưu là xong.
      Chúc mừng anh Vĩnh có bài giới thiệu bổ ích về một quyển sách hay cho mọi người có điều kiện tham khảo. Chúc anh luôn vui khỏe

      Xóa
    2. Để rảnh sẽ vào làm như HM chỉ.

      Xóa
  2. Mình cũng nghe nói về cuốn này nhưng chưa thấy. Đúng là một sáng kiến,một công trình nghiên cứu nghiêm túc cần phải có. Có lẽ VHA cũng sẽ có buổi giới thiệu và phát hành tại VN một ngày gần đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VHPG có đăng bài này, số 176 ngày 01.5.2013

      Xóa
    2. Có phải tác giả là Thầy Dật (HN) ở đường Hòa Bình không?

      Xóa
    3. Đích thị! Thầy dạy Việt văn mình năm đệ tứ đó. Mình và thầy D vẫn thư từ đếu đặn.

      Xóa
  3. Cám ơn anh VB đã giới thiệu sách hay , mấy lâu nay phải lục tung mới tìm được .

    Trả lờiXóa
  4. MỘT QUYỂN SÁCH HAY

    Trả lờiXóa
  5. Ăn hạt gạo trên đất nhà Nguyễn khai mở, cư trú hoạt động và...cuối cùng về với lòng đất nhà Nguyễn, thiết nghĩ tìm hiểu về chiến công của nhà Nguyễn là điều đáng phải làm. Cảm ơn Vĩnh Ba nhé, đã giới thiệu một quyển sách hay và thiết thực!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tằng tổ của chúng ta đã đổ mồ hôi và máu huyết để có thêm phương Nam trù phú như chúng ta thấy ngày hôm nay.

      Xóa
  6. Trong lòng tự hào của Huế được gắn liền với Nhà Nguyễn.Có thêm một cuốn sách hay để hiểu rõ một triều đại tương thân hết sức thiết thực.Cảm ơn anh đã giới thiệu,có điều kiện để hiểu về cội nguồn,cũng là giải tỏa những nghi vấn được tạo ra lệch lạc một thời.
    Chúc anh chiều chủ nhật thật nhiều vui!

    Trả lờiXóa
  7. Qua nhà cùng đi du lịch miền Tây Nam Bộ với em anh Vĩnh ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đi mô loanh quanh cho đời mỏi mệt!

      Xóa
    2. Qua nhà em cùng đi chơi Hà Tiên, Châu Đốc anh Vĩnh ơi!
      Cho đời mỏi mệt vì đi loanh quanh... hihihi

      Xóa
  8. Mới nghe nói về cuốn này lần đầu. Chỉ bài viết này thôi cũng phải đọc lại vì có nhiều điều rất mới và lạ.

    Trả lờiXóa
  9. Anh thật hay và công phu khi viết bài này - MN bái phục và rất cảm ơn vì đọc thì am hiểu thêm nhiều điều.
    Ngày mới MN chúc anh niềm vui và hạnh phúc nhé. Quí mến.

    Trả lờiXóa
  10. Một cuốn từ điển bổ ích cho độc giả anh ạ ! Chúc anh vạn sự an lành với Huế thương nhé !(~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có nó thì khỏe cho mình nhiều. Kẹt gì lôi nó ra tra, nhanh lắm.

      Xóa
  11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. QUa nhà anh đọc cuốn từ điển hiểu thêm về triều đại của dòng Họ Nguyến, rất hay và bổ ích cám ơn anh chúc ngày mới tốt lành!

      Xóa
    2. Rất tiện GG ơi! Cám ơn bạn ghé thăm.

      Xóa
  12. Đã đọc Tam quốc Yếu.... ở nhà bác LV

    Trả lờiXóa
  13. Nhà nghiên cứu - học giả Võ Hương An từng có những biên khảo, nghiên cứu thật giá trị. Hy vọng cuốn TĐNN này sẽ bổ sung vào danh sách những công trình nghiên cứu biên khảo nổi tiếng đó. Chúc vui!

    Trả lờiXóa
  14. em ghé thăm anh..chúc chủ nhật vui nhé chủ nhà ơi...
    qua nhà anh lại có thêm những thông tin về các đề xã hội của nước ta-mà anh nè em hổng phải người huế nhưng khi nhắc tới danh từ Huế em thấy thật thân quen -(vì những hàng xóm của gđ e, bạn bè của em là những người đến từ Phú vang, quảng điền TTH anh ah hiiii)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, quí hóa thay một người bạn của xứ Huế. Mong bạn ghé chơi nhiều.

      Xóa
  15. Thăm Bác Ba, dạo này có khoẻ không?
    Chúc luôn mạnh khoẻ nhé Bác!

    Trả lờiXóa
  16. Ngày nay bờ cõi mênh mang
    Nam Bắc một dải giang san đẹp giàu
    Đế nền mới có nhà sau
    Sống trong cẩm tú nhắc nhau nhớ nguồn !

    Trả lờiXóa
  17. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viết chi mà xóa mất rồi/ Chê khen cứ việc xin người đừng e

      Xóa
  18. Như anh giới thiệu , đó là cuốn sách hay
    Ước gì có bán ở VN , CT nhất định phải thỉnh một quyển .
    CT đang viết cuốn lịch sử nội chiến Gia định-Tây sơn , trong đó có sự góp sức của cụ tổ Võ Tánh nhà CT , rất lúng túng về tài liệu vốn rất ít ỏi , có đươc quyển sách như thế tra cứu thì dỡ nhiều lắm .
    Vài hàng thăm anh là chính .
    Chúc anh thường an .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phò mã Võ Tánh thì quá sức tuyệtj vời. Không có Ngài hy sinh ở Bình Đinh thì Nguyễn Vương khó mà thống nhất sơn hà.

      Xóa
  19. Chúc anh 1 chiều an lành
    Huế thương có nóng ko anh ?
    Em gửi cho 1 ít làm duyên tặng người (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huế nóng thêm lại gió Lào
      Thở còn không nổi, lòng nào nhớ ai?

      Nói thế chứ cám ơn bạn lắm.

      Xóa
  20. Cảm ơn anh đã giới thiêu quyển sách hay
    (Nhưng không biết ở đâu có để tìm đọc... hichic)
    Chúc anh tối an lành

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái thứ này để tra cứu. Đọc thì có loại khác, cũng rất thú vị. Tác giả VHA này bạn vào Google là có ngay.

      Xóa