Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Người lái đò là ai?



Không biết tự bao giờ người ta sử dụng cụm từ NGƯỜI LÁI ĐÒ để ám chỉ các giáo viên, giáo sư,… những người làm nghề sư phạm. Một người nói, vài người khác bắt chước theo. Thế là thành một cụm từ quen thuộc, nghe đọc mãi khắp mọi nơi.

Tuy nhiên, chịu khó suy nghĩ một chút, chúng ta mới thấy cụm từ này nó khôi hài, châm biếm biết bao bởi  nó là một ví von ngô nghê, một ẩn dụ khập khiểng. Dẫu vậy, các bậc đức cao vọng trọng vẫn tà tà dùng nó, đó mới là điều đáng sợ.
          Trước hết, ta hãy xem người lái đò làm gì, cư xử, sinh hoạt ra sao mà được so sánh với các bậc thầy, người khai tâm, truyền kiến thức và uốn nắn tâm hồn, trí tuệ, nhân cách cho thế hệ đời sau.
Người lái đò chèo một con thuyền để đưa khách sang sông mà kiếm sống. Khách lên đó và ông ta chèo. Khách thế nào ông ta không quan tâm, miễn là họ có đủ tiền để trả cho ông. Công việc của ông là lao động tay chân giản đơn, theo thói quen và phục vụ nhu cầu đi lại của khách hàng. Hết.
Theo nghĩa đen, công việc của người lái đò tất nhiên không phải công việc của người thầy. Cụm từ này được dùng theo nghĩa bóng, nghĩa là dùng một tính chất nào đó của ông lái đò để cường điệu lên, nhằm làm nổi bật một tính chất tiêu biểu của người giáo viên.
Buồn thay, người viết suy nghĩ hoài mà không tìm thấy tính chất nào hết. Hãy làm một bảng so sánh hoạt động của hai loại nghề này xem sao.
Nghề lái đò
Nghề giáo viên
Chủ yếu là lao động tay chân.
Chủ yếu là lao động trí óc.
Làm việc tuỳ điều kiện bản thân, khoẻ làm mệt nghỉ.
Làm việc theo quy định của ngành chuyên môn, theo các nguyên lý cao cả.
Không quan tâm đến nhân thân của đối tượng khách hàng.
Quan tâm sâu sắc đến thái độ, nhân cách, tâm lý,… của đối tượng giảng dạy.
Không cần trình độ văn hoá cao.
Cần trình độ văn hoá, nghiệp vụ cao.
Thu tiền trực tiếp từ khách hàng
Nhận lương theo thâm niên, trình độ đào tạo, gián tiếp qua nhà trường.
Lấy việc thu nhập tiền công làm thước  đo hiệu quả công việc.
Lấy sự tiến bộ trí huệ, nhân cách,… của đối tượng làm thước đo hiệu quả công việc
Không cần đầu tư, cải tiến trình độ văn hoá, nghiệp vụ của bản thân
Cần đầu tư, cải tiến trình độ học vấn, nghiệp vụ của bản thân liên tục
Đối tượng khách hàng qua sông là xong việc, họ thụ động trong quá trình vận chuyển, không có tác động tương hỗ với người chở.
Đối tượng giảng dạy sử dụng kết quả việc học để  cho các sinh hoạt  về sau, họ chủ động trong quá trình học tập, có tác động tương hỗ với người dạy.
Giúp đối tượng giải quyết một nhu cầu vật chất trong một giai đoạn ngắn.
Giúp đối tượng giải quyết một nhu cầu tinh thần trong một giai đoạn tương đối dài của một quá trình.
Ông lái đò-khách là mối quan hệ mua bán, nhất thời.
Thầy-trò là mối quan hệ tình nghĩa, thâm giao.

Suy cho cùng, chẳng có mối liên hệ khắng khít nào giữa hai công việc trên. Trong nền văn hoá Nho giáo, vị trí của người thầy cao hơn người cha, ý muốn nhấn mạnh vai trò giáo hoá, đào tạo nên con người có đạo lý, trí huệ và nhân cách nhằm tạo nên sự tiến bộ, văn minh trong xã hội.
            Ai cũng biết, người thầy cần những phẩm chất cao quý gì. Biết bao bậc thầy tận tuỵ, yêu nghề, giỏi giang, gương mẫu… đã khai tâm và để lại những ấn tượng khó phai mờ trong bao thế hệ học sinh. Biết bao tác phẩm thơ, văn, nhạc đã không hết lời ca tụng người thầy là vì thế.
            Để làm tốt trách nhiệm của người thầy, mọi giáo viên phải từng ngày một trau dồi tri thức, nghiệp vụ và cả đạo đức. Yếu tố thương yêu và quan tâm  đến học sinh còn được một số nhà giáo dục xếp vào tính đặc thù của ngành dạy học. Với yêu cầu như vậy, phải nói thật lòng rằng không phải giáo viên nào cũng đã làm tròn nhiệm vụ mà sự nghiệp giáo dục giao cho.
Còn người lái đò ư? Bác/ cô chỉ việc đưa khách sang sông rồi thôi. Bác/ cô không hề bận tâm sau này người khách đó ra sao. Tương tự vậy, thật khó cho ai nhớ một người lái đò nào đó khi đã qua sông. Khi dùng cụm từ “người lái đò” để ám chỉ người thầy, chúng ta vô tình đã hạ thấp vai trò, chức năng và giá trị của người thầy. Có phải người thầy đã “bồng” học trò mình đang thiu thiu ngủ qua dòng-sông-chín-tháng-học-mỗi-năm khi được ví von vậy chăng?                                              
Tháng 11.2009
* Đã đăng ở tạp chí Văn hóa Phật giáo năm 2010.


8 nhận xét:

  1. "Người lái đò" là cụm từ ví von để ám chỉ với "Người dạy học" là do thói quen lười suy nghĩ, kiểu của những người quen lối duy vật biện chứng nghĩ ra. Cụm từ nầy chỉ xuất hiện sau 1975, đất nước thống nhất, hai miền văn hoá tráo trộn lẫn nhau, làm cho xã hội suy sụp, văn hoá xuống cấp, kéo theo đạo đức và tình người thui chột vậy đó.
    Đừng buồn, như căn nhà sụp đỗ, rồi sẽ dựng lại một lâu đài mới.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết hay quá. Xin phép anh VB cho em mang lên Fb nhé.

    Trả lờiXóa
  3. Thầy cô sao gọi kẻ đưa đò?
    Nghe riết rồi quen, chẳng nghĩ cho!
    Kẻ đổ mồ hôi, văn hóa ít
    Người lao trí tuệ, cấp bằng to
    Kẻ đưa khách tới là quên khách
    Người dạy trò xong vẫn nhớ trò
    Nghề giáo xếp vào lao động thấp!
    Học đường xuống cấp thấy mà lo!

    Trả lờiXóa
  4. hãng hàng không evaair đã mở đại lý bán vé máy bay tại Hà Nội và Sài Gòn

    Trả lờiXóa
  5. "Khách lên đó và ông ta chèo. Khách thế nào ông ta không quan tâm, miễn là họ có đủ tiền để trả cho ông. Công việc của ông là lao động tay chân giản đơn, theo thói quen và phục vụ nhu cầu đi lại của khách hàng. Hết." Nói như đúng rồi!
    Bài này như một bài "kiện" cho nhà giáo bị hạ thấp giá trị trong sự ví von với "nghề lái đò". Tôi cũng gần 40 năm làm "giáo", tôi không thấy có gì bị "hạ giá trị" ở đây. Năm này qua năm khác, ta đón rồi tiễn trò ta đi, rồi đón, rồi tiễn. Chúng có khi ngoái về có khi không. Nhưng ta lại nhẫn nại với chuyến đò tri thức, hành khách qua đò lãi được công bơi qua một con sông, trò qua "chuyến đò" chín tháng lãi một ôm kiến thức. Ông lái đò có thiên chức của ông, không có ông dễ gì dắt con xe lội qua sông? Nhà giáo có thiên chức của nhà giáo, ta đi dạy cũng nhằm kiếm ba đồng lương chơ đâu dạy chỉ để từ thiện? Có nhà giáo tận tâm với trò thì cũng có ông lái đò chỉ giúp không người khốn khó. Gì mà phải kênh kiệu, ta là "ông giáo", oai hơn một ông lái đò? Phép so này còn khập khễnh hơn nữa kìa, khi mà chính phép so này làm giảm giá trị của một nhà giáo khiêm nhường trong lòng thiên hạ! Haizzz

    Trả lờiXóa