Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Một thái độ trí thức đáng trân trọng

 
Cụ Phạm Quỳnh là một nhà văn hoá có nhiều cống hiến cho sự phát triển của chữ Quốc ngữ trong thời kỳ sơ khai. Đó là một sự thật hiển nhiên được các học giả, các nhà nghiên cứu văn học,...ngày trước cũng như bây giờ công nhận.

Ngày trước, cụ đã làm chủ bút Nam Phong Tạp chí năm 25 tuổi và Tổng thư kí Hội Khai trí Tiến đức năm 27 tuổi. Hồi bấy giờ nhắc đến các học giả Bắc Kỳ, người ta thường nói đến bộ tứ “Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố” tức cụ Phạm Quỳnh, cụ Nguyễn Văn Vĩnh, cụ Phạm Duy Tốn và cụ Nguyễn Văn Tố. Câu nói bất hủ của cụ thường được nhắc nhở là “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.”

Bây giờ sách cụ được tái bản, dịch và xuất bản khắp cả nước. Các cuộc hội thảo và các nhà nghiên cứu đã không ngớt chiêu tuyết cho cụ để phục hồi và công nhận lòng yêu nước nồng nàn cùng những cống hiến to lớn của cụ cho nền văn hoá nước nhà. Các bạn có thể tìm đọc các tác phẩm của cụ như Thượng Chi văn tập hay đọc tạm ở các tên sách trong ảnh dưới đây:


Tại sao vậy? Bởi vì đã có một thời gian từ 1945 – 1990 cụ Phạm Quỳnh bị liệt vào loại Việt Gian, tay sai của thực dân Pháp, dùng văn hoá để phục vụ cho mưu đồ của thực dân Pháp. Vì thế, cụ bị giết năm 1945 và rất nhiều nhà nghiên cứu miền Bắc đã phân tích để luận tội cụ trong nhiều sách báo thời gian ấy. Trong trường học, cụ được nhắc đến như một tên Việt gian điển hình làm công tác văn hóa.

May thay, với chính sách mở cửa về kinh tế và cởi trói cho văn nghệ sĩ của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá lại một số vụ án văn học uẩn khúc ngày ấy và phục hồi cho nhiều nhà văn hoá, nhà thơ, nhà văn,... như Quang Dũng, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Phạm Quỳnh, Vũ Trọng Phụng, nhóm Tự Lực Văn Đoàn,... 

Trong cuốn “Phạm Quỳnh - Một góc nhìn, T.2” nhà nghiên cứu lão thành GS Nguyễn Đình Chú, một trong số những người từng đã công kích cụ Phạm Quỳnh một cách gay gắt thú nhận: “Riêng tôi,  tự nhận ra một điều không thể chấp nhận với mình là đọc (sách của cụ Phạm Quỳnh) chưa đến đầu đến đũa đã vội nói theo và nói lớn. Mà thực tế này, hình như cũng không chỉ là chuyện riêng mình, bởi một thời, cũng xin được nói thật, không ít người trong chúng ta đã có tình trạng lấy quan điểm lập trường thay thế sự lao tâm khổ tứ trong khoa học và dù muốn hay không, ít nhiều cũng đã có sự lười biếng thô thiển trong việc xác định lập trường quan điểm học thuật vốn là điều cần thiết không ai chối bỏ.” (Sđd, tr.115)

Là một Giáo sư tiếng tăm, thấy mình sai, GS Chú đã biết công nhận. Thái độ trí thức này đáng cho chúng ta noi theo. Trân trọng hoan nghênh GS Nguyễn Đình Chú. 

Đây cũng là một bài học sâu sắc cho chúng ta. Viết hay làm cái gì thì không thể vội vàng a dua theo một thế lực hay một lợi ích nào đó, mà cần lấy lương tâm, sự trung chính, lẽ phải muôn đời làm chuẩn mực tối thượng. Thời gian sẽ là thước đo cho mọi giá trị trần gian.


9 nhận xét:

  1. Chúc mừng Bác đã có vườn mới.

    Trả lờiXóa
  2. QUÁ TỐT RỒI CHÚNG TA CÒN CƠ HỘI GẶP NHAU . CHÚC ANH KHỎE

    Trả lờiXóa
  3. Ghé thăm chú buổi chiều đông
    Đọc bài chú viết thấy hồng trong tim
    Yêu thơ ta mải đi tìm
    Lật từng trang sử nằm im bao ngày
    Người đời nghĩ lại thấy hay
    Non xanh việt hôm mãi hồng
    he he

    Trả lờiXóa
  4. Mừng đón năm mới sắp đến gần .
    Chúc anh Vĩnh Ba cùng gia đình vui khỏe an lành và hạnh phúc

    Trả lờiXóa