Tản mạn về văn hoá đám cưới.
Sau đổi mới và nhất là sau
khi gia nhập vào WTO, đời sống dân chúng được nâng cao, cùng với nền kinh tế
nước ta ngày càng khởi sắc dù là không mấy thực chất. Những năm tháng thời bao
cấp bữa độn bữa không, sắp hàng mua thực phẩm bằng tem phiếu, áo quần vá chằng
chịt bởi tem vải 5m của cán bộ.… đã ra đi không hẹn ngày trở lại. Phú quý tất sinh
lễ nghĩa là một hậu quả đương nhiên. Người dân tổ chức và tham gia rất quá nhiều
hội hè đình đám để vui chơi và hưởng thụ lạc thú cuộc sống.
Một trong những loại lễ hội
thông thường và không thể tránh được nhất là đám cưới. Đám cưới với số lượng khách
400, 500 người, được tổ chức tại những nhà hàng khách sạn hang sang là chuyện
thường ngày ở huyện. Vâng, đúng thế. Thế nhưng người dự tiệc khi đến chia vui với
gia chủ không hẳn sẽ được hưởng những giờ phút vui vẻ, ấm áp tình thân. Trái lại,
lắm chuyện bực mình xảy ra khiến một số người lại bàn tán đến cái mà theo cách gọi
thời thượng hôm nay là “văn hoá đám cưới”
Người viết cũng đã đau khổ
nhiều lần với các đám cưới do bạn bè, bà con mời tới dự. Biết làm sao hơn là cắn
răng chịu đựng cho đến mức không chịu nổi thì len lén mà bỏ về. Đã tốn tiền, tốn
công, tốn thời gian mà bụng lại trông trống, lòng lại chan chán, khác xa mục đích
hay ho của tiệc cưới. Thôi thì ghi lại dăm ba điều, hy vọng ai đó quan tâm đến “văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc” có một chút suy đi nghĩ
lại.
Đầu tiên xin nói về thời
gian. Ở thành phố người viết sinh sống, đám cưới thường bắt đầu khoảng nửa giờ
sau thời điểm được ghi trên thiệp cưới. Đó là khoảng thời gian linh động được
thoả thuận bất thành văn giữa người mời và người khách dành cho chuẩn bị và du
di. Đừng hăng hái quá mà đi đúng giờ, ngồi chờ ê cả người đấy. Ai đó không muốn
chờ lâu thì đi sau giờ mời trên thiệp cưới khoảng 15 phút là hợp lý. Bởi lẽ kể
từ khi mở màn (tức sau cái thời điểm ghi trên thiệp cưới 30p) mấy cái thủ tục
khai mạc như múa chào mừng, đón cô dâu, nói lời phi lộ, cắt bánh, rót rượu, mời
rượu tứ thân phụ mẫu,… sẽ chiếm thêm khoảng 15, 20 phút nữa. Có đôi lần, người viết đi chậm 15 phút như nói trên,
ngồi chờ thêm 45 phút, xem nghi lễ mở màn 30 phút, vị chi là mất một tiếng rưởi
đồng hồ mới vào tiệc. Eo ôi, ngồi không cả một thời gian dài như thế nên châu thân
mỏi nhừ ra. Trò chuyện với những người cùng bàn ư? Không được đâu. Vì sao xin
xem ở mục sau các bạn sẽ rõ. Ngán nhất là trong hoàn cảnh trên, bạn lỡ lạc vào
một bàn người lạ, hay một bàn có các người khách thích uống bia, bạn sẽ “lưỡng đầu thọ địch” mà đành chịu trận thôi. Chuyện uống
bia này cũng xin nói sau. Có bạn nói đùa rằng “không ăn đậu không phải người Mễ,
không đi trễ không phải người Việt”. Lại nghe nói rằng có nơi tiệc bắt đầu còn
trễ nhiều hơn nữa cơ. Ui chao, rứa thì chết mất.
Có một đai diện nhà trai khi
được mời phát biểu, rút ngay ra một xấp giấy, ê a đọc lời cám ơn, kể công dưỡng
dục, dặn dò con trai và con dâu,…lê thê đến cả hơn 10 phút đồng hồ, không kém một
bài điễn văn ở hội nghị. Xong xả, ông ta lại mời thông gia đọc đáp từ cũng dài
lê thê khiến khách mời đành ngáp dài ngáp ngắn. Chưa kể có tiệc cưới với màn mở
đầu múa lân nhị hỷ lâm môn, múa quạt khai hội, hoạt cảnh rước dâu cổ truyền có
ca múa phụ hoạ chiếm gần ½ giờ.
Tóm lại, chỉ xong phần mở đầu
là khách mời đã oải lắm rồi, chỉ trông xong việc mà về.
Điều thứ hai đáng nói hơn là
âm thanh trong tiệc cưới. Hình như để tạo sự hoành tráng của buổi tiệc, đa số các
loa đều được mở hết ga. Nếu tại tư gia, có lẽ cách cả chục nhà, ta vẫn nghe được
tiếng nói, tiếng nhạc vang vang. Càng to càng long trọng hay sao nhỉ? Có lần,
người viết ỷ mình là bà con của nhà gái, yêu cầu bạn nhạc giảm loa xuống thì nhận
được câu trả lời, “nhạc to mới đẳng cấp, chú ơi!”. Đẳng
cấp nào vậy thì tôi không biết được.
Trong cảnh huyên náo như vậy
dù có nói khản cổ thì người bên cạnh cũng không thể nào nghe rõ. Cái mục đích gặp
gỡ bạn bè người quen để gắn kết tình thân, để chia sẻ niềm vui thế là xếp xó. Có
bạn bè lâu ngày gặp nhau, trăm chuyện muốn hàn huyên cũng chỉ còn nhìn nhau, lắc
đầu ngao ngán. Bên này nói bên kia cứ gật gật cho vừalòng chứ nghe được tiếng nào
đâu. Tiếng loa chát chúa vang lên giọng nói tía lia của anh MC hay một bài ca lạc
điệu của một khách mời đang hứng chí. Bạn bè tôi gọi đó là “cuộc tra
tấn bằng âm thanh”. Có lần một cụ già khoảng 70 ngồi cạnh người
viết, mới món khai vị dọn ra thì cụ nói nhỏ, “tôi xin phép về thôi, tim tôi cứ đập loạn xạ
theo mấy cái loa. E xỉu tại chỗ khi nào không biết.” Rồi cụ tất tả đi về.
Ngay còn khoẻ như người viết, tiếng loa cũng nghe như đập vào ngực mình, chao
chao đảo đảo. Mấy bàn bên cạnh thỉnh thoảng lại la ầm lên tiếng “Dzô!” như đạn
pháo nổ. Người viết quay đầu nhìn sang. Dăm khuôn mặt đỏ gay, tóc muối tiêu rồi
vẫn còn hào hứng xây dựng phong trào “người Việt uống bia Việt”.
Thứ ba, góp phần cho sự nóng
bỏng của tiệc cưới không thể quên đi những MC. Họ là hoạt náo viên mà họ lại tưởng là cái
đinh của bữa tiệc thì phải. Tiếc thay, phần lớn MC đều là tự rèn luyện và ngẫu
hứng. Họ nói những điều gì mà họ thích, họ cho là hay. Thế thôi. Gia chủ bận tiếp
khách và chụp ảnh nên phó mặc sân khấu cho MC tha hồ “múa gậy vườn hoang”. Trong
tinh thần đó, MC gào tối đa vào mi-crô để thể hiện đẳng cấp. Một bản nhạc tình
du dương mới được trình bày rất êm đềm xong, người nghe còn cảm thấy dư âm vương
vấn trong lòng thì anh MC đã hét lên một tràng tiếng Tây ban nha thì phải, yêu
cầu mọi người vỗ tay tán thưởng và giới thiệu ngay người khác. Bất cứ cái gì vào
tay anh là được anh giới thiệu cho dù đây là ngày hạnh phúc đôi lứa. “Tình lỡ”,
“Tôi đưa em sang sông” “Năm anh em trên một chiếc
xe tăng,” “Giải phóng miền Nam”,…
đều được thượng đài tạo thành một mớ “tả
pí lù” âm nhạc rất xốn xang người nghe.
Có MC học lóm đâu đó vài câu
nói vui tai nên phun ngay ra trên sân khấu. Có lần người viết được nghe mấy lời
“phi ngựa” như sau: “Nghi lễ hôn nhân là một trầm tích văn hoá cổ truyền của dân tộc ta. Làm bậc cha mẹ, chúng ta luôn
luôn có trong tiềm thức sự quan tâm dựng vợ gả chồng cho con cái. Hôm nay, một
lần nữa chúng ta sẽ chứng kiến trầm tích văn hoá đó đươc
phục dựng một cách sống động ...”.
Ui chao, sao lại trầm tích với tiềm thức nhỉ? Người viết hỏi nhỏ một người
khách bên cạnh anh ấy nói cái gì thế. Ông ta bảo, “Kệ nó, thiếu gì tay bằng Tiến
sĩ nọ, bằng Thạc sĩ kia mà nói có đúng đâu. Trách chi mấy đứa trẻ con lẽo mép này!”
Dạo này từ “hôn trường” được
các MC dùng khá toá loạ. Hôn (婚) là lấy vợ. Lễ nghi ấy làm tại
nhà chú rễ, còn tiệc cưới chỉ diễn lại cho vui, cau giả bằng ni lông, heo quay cũng
giả luôn mà. Nghe từ này, người viết rất dị ứng. Có người đùa rằng vừa HÔN vừa TRƯỜN
nên gọi là hôn trường đó. Tại sao không gọi là “hội trường” nhỉ? Vừa quen thuộc
vừa dễ hiểu hơn nhiều đấy chứ.
Còn có một kỷ niệm khó quên
của người viết khi dự đám cưới nữa. Hôm ấy đúng ngày 7 tháng 5. Với một số bài
ca chiến đấu đã hâm nóng bầu không khí trong hội trường, một khách mời cao tuổi
lên mi-crô nhẹ nhàng nhắc nhở “Hôm nay là ngày vui của hai cháu và cũng là ngày lễ kỷ niệm chiến thắng
Điện Biên Phủ, bác xin tóm tắt trận chiến oai hùng đó trong …” 20 phút.
Tội nghiệp ông già cứ cà kê dê ngỗng kể hết giai đoan 1 đến giai đoạn 2, 3 …
trong tiếng “Dzô! Dzô!” thỉnh thoảng lại vang lên. Đúng là một sự cố ngoài ý muốn của gia chủ, thế nhưng
thật vô cùng ấn tượng trong đời đi dự tiệc cưới của người viết.
Thứ tư, uống bia là khổ nạn
không kém phần nhức nhối trong tiệc cưới. Không biết từ bao giờ, nhiều người Việt
ta xem chuyện uống bia là một bản lĩnh nam nhi hay cả nữ nhi nữa. Uống càng nhiều
càng giỏi, càng đáng nể. Có lẽ ta nhất thế giới về môn uống bia rồi. Ở Huế vừa mới
mở một con đường ven sông Hương, đặt tên là đường Trịnh Công Sơn. Hai bên đường
là quán nhậu tá lả, khách nhậu nhìn ra dòng sông thơ mộng và nốc bia thoải mái.
Thế cũng phải vì sinh thời cố nhạc sĩ này cũng là một “hũ chìm” rượu tây thì phải.
Người viết có lần cùng bạn đi
từ Huế ra Quảng Bình, giữa đường trưa nắng ghé Bến Hải làm một cốc nước mía. Hình
lên Facebook thì nhận được một comment “Sao thầy giáo lại
uống nước mía? Yếu quá!” Mình trả lời, “Bạn không bao giờ uống nước mía ư?”
thì được câu trả lời, “Nam nhi phải uống bia.” Trong ý thức của anh này, uống bia là tiêu chuẩn cơ bản của làm người Việt Nam hiện đại. Hết hiểu phải không?
Với thói quen đó, đám cưới là
một dịp tốt để thể hiện bản lĩnh. Nếu bạn xui mà gặp một tay thực khách thuộc
loại này là “trúng hụi chết” rồi đó. Trong
lúc chờ đợi lâu dài như nói trên, bia được rót ra và ép nhau uống dù lạ hay
quen. Mình có nhắp môi để ly xuống thì được nhắc nhở, “Ly đầu làm cho trót lọt để mừng 2 cháu….”
Ly đầu rồi ly hai, ly ba … Vào tiệc rồi thì vấp màn chào hỏi nhau. Một người
quen của một thực khách cùng bàn cầm ly đến. Y chào người quen rồi chào cả bàn
(Quá ư lịch sự!) và đề nghị tất cả cùng uống cạn ly bia mừng. Vừa đặt ly bia xuống
lại người khác đến. Ai cũng nằn nì “Cạn ly cho trọn tình.”
Không uống thì anh ta đứng
đợi chưa chịu rời bàn. Có lắm anh còn đề nghị toàn bàn đứng dậy, hô to
“Dzô” 3
lần cho khí thế. Có anh lần đân, rót tiếp ly khác và lại nhiệt tình mời.
Họ uống hoặc để lấy lại vốn, hoặc để lấy lại niềm tin rằng mình cũng
anh hùng có thua ai.
Uống
ráng năm ba ly bia, no ngang cái bụng, không thèm ăn nữa, người viết
thế là về nhà lại lục cơm nguội. Thật không sao chịu nổi. Vô lẽ mình lại
nổi quạu và gây gổ
trong tiệc vui của bạn bè sao? Thôi thì đè cục tức xuống mà chịu trận
vậy.
Thứ năm, không gian dành cho
quan khách ngày càng chật chội vì số lượng khách mời ngày càng tăng lên. Gặp
nhau đâu đó trong quán cà phê, trong một buổi hội nghị, trong một lần tiệc tùng,…
là được gởi ngay một cánh thiệp hồng. Nhiều bạn kêu trời, nhưng cứ nghĩ gia chủ
đã sắp xếp tiệc cưới, mình không đi thì bỏ dư, tội nghiệp cho gia chủ tốn kém nên
cắn răng mà đi. Nhiều đám cưới làm đến 2 xuất nhưng vẫn đông đặc người. Ý hẳn những
người tổ chức muốn càng lắm người chia vui với gia đình họ càng tốt. Khách ngồi
đâu lưng nhau, mấy cô phục vụ cũng kêu trời van đất vì lối đi khó khăn. Bạn hãy
tưởng tượng cảnh đông đúc này cộng với âm thanh ồn ào quá sức thì thấy đúng là một
môi trường khó thở nổi và dĩ nhiên không còn chút thi vị nào. Chính ngay vợ
chồng gia chủ, chú rể cô dâu đi đến các bàn tiệc để chào khách cũng vất vả đến
thở cả hai tai chứ ai.
Thứ sáu, dành cho các bạn thêm
vào…
Lề mề trễ giờ, la to nói lớn,
uống nhiều, nói tào lao, ồn ào chen chúc, thừa thải thức ăn,… là những điểm
chung của đám cưới ngày nay. Tất cả biểu thị một sự
hồn nhiên hoang sơ vô tội vạ của người tổ chức. Bây giờ người “vô tư hồn nhiên như con cá chiên” hơi bị nhiều
đó.
Những điểm trên hiển nhiên
không thể gọi là văn hoá, mà chỉ là tập quán của một thời. “Cơm bụi
giá cao” là một từ rất hay để mô tả đám cưới kiểu này. Chúng ta đang
hành hạ tra tấn nhau, phải không?
Không may thay, trong đời sống
khá phồn vinh ở các thành phố, thị trấn hiện nay, chuyện đi dự đám cưới đã trở
nên một nếp sinh hoạt quá phổ biến khó mà ai tránh khỏi. Tổ chức cho khéo để có
một tiệc cưới có ý nghĩa, không gây khổ đau cho người được mời là việc đáng cho
chúng ta quan tâm. Tiệc cưới không là một sự kiện có tầm quan trọng lắm trong xã
hội nhưng lại là một việc can dự quá thiết thân với mọi người. Thỉnh thoảng, các
tờ báo cười lại “ca cẩm” khi mùa thiệp hồng lại về mà đồng lương cán bộ công nhân
khó mà kham nổi. Phải đi đã đành lại còn tốn kém rước lấy đau khổ cho bản thân
thì còn gì là một tập tục tốt đẹp của văn hoá Việt.
Cần nói thêm, có nhiều đám cưới
nặng phần khoe của, khoe danh, thuê cả dàn xe xịn, cả dàn ca sĩ hải ngoại…. là
quyền của họ. Người viết không bàn về chuyện đó
bởi cũng chỉ một thiểu số có khả năng làm như vậy. Riêng đông đảo mọi người chúng
ta thì có thể tránh được các khuyết điểm nói trên khá dễ dàng. Ví dụ, mời có chọn
lọc những bạn bè thân tình, có mối quan hệ gần gũi. Ví dụ, bỏ nhạc hoà tấu nhè
nhẹ để bà con có thể chuyện trò tâm tình với người quen. Người viết tin rằng
chuyện đó trong tầm tay của chúng ta, nếu chúng ta có ý thức muốn thay đổi.
Còn chúng ta cứ “bèo giạt hoa trôi” theo phong trào thời
thượng thì cũng tuỳ ý thích mỗi người. Tản mạn cho vui thôi, các bạn ơi!!
Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
HIIII...anh hay quá đã đem được nhiều hình vào thế này mấy ngày nay SL cứ bị lỗi kỹ thuật hoài
Trả lờiXóaMệt thở cả hai tai đây. Khi thì blogspot khi thì Google +, búiluôn.
XóaVẫn khỏa chứ?
Xóabình thường mà
Xóahiii
Trả lờiXóaVào thẳng tên của anh thì không vào nhà được, HD phải mở Tổng quan cập nhật bài mới của anh mới vô xem bài được đây anh ạ
Bên này cũng có đôi cái rắc rối hơn bên YH.
Xóaem ghé sang thăm anh.
Trả lờiXóaxin lỗi.. mong anh không trách nhé. thực ra em cũng thỉnh thoảng ghé đọc bài viết của anh.. và suy ngẫm những điều anh viết chứ k dám bình gì- vì sợ mình k hiểu nhiều..nói năng không đúng với nội dung các bài anh viết.
vâng em nghĩ đám cưới cùng cần có nét văn hóa..bởi em thấy nhiều đám cưới không chỉ đơn thuần là mừng cho đôi uyên ương trẻ - mà là cơ hội để KD-
chúc anh buổi chiều vui ạ!
Cứ mạnh dạn phát biểu điều bạn nghĩ. Mình nghĩ rằng CHÍ ÍT thì bạn cũng đã dự khoảng 30, 40 cái đám cưới.
Xóađúng vậy
XóaBIẾT NÓI MẦN RĂNG TRƯỚC NHỮNG XÔ BỒ XÃ HỘI HÈ! DUY VẬT CÓ BIỆN CHỨNG CHĂNG !?!
Trả lờiXóaCó một bạn bảo lad ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN NHẬU đấy.
XóaBạn thật có khiếu viết. Chúc bạn mạnh giỏi,hạnh phúc.
Trả lờiXóaĐi ăn đám cưới hơi bị nhiều nên ghi chép lại đó. Vui khi có bạn ghé chơi.
XóaTạm biệt anh Vĩnh Ba hí . MN đi vi vu hẹn tháng năm gặp lại . Chúc anh vui khỏe và có nhiều bài viết thật hay nữa. Thân quí.
Trả lờiXóaĐi mô cho tớ đi cùng... Hi hi. Có laptop thì ở đâu cũng liên hệ được với bạn bè mà.
XóaHV sang thăm anh BA nè ! Chúc anh BA một đêm đầu tuần ấm áp và ngủ thật ngon giấc nhé anh!
Trả lờiXóaQuý lắm. Cám ơn nghen.
XóaViệt Nam mình là thế mà thầy. Muôn đời không đổi ạ. CHúc thầy vui nhiều ạ
Trả lờiXóaCó cái gì lại không thay đổi được đâu. Mình mong nó sẽ thay đổi.
XóaVăn hóa đám cưới nhiều khi làm cho bà con hoa mắt theo anh nhỉ ? Chúc anh tuần mới tràn niềm vui nhé !
Trả lờiXóaÔi là đám cưới!!!
XóaThăm anh !
Trả lờiXóaTrân trọng!
XóaĐám cưới ở đâu cũng thế thôi anh VB ạ! mỗi lần đi đám cưới về là mệt thở k nổi luôn "đám cưới mà " cố thông cảm chứ.
Trả lờiXóaCố mà KHÔNG CHỊU NỔI đó. Mừng bạn đã còm được.
XóaTRẨY HỘI
Trả lờiXóaXuân về hây hẩy gió nồm nam
Điểm chút hương xuân, chút gió hàn
Lục tục trai thanh cùng gái đảm
Sân đình mở hội khúc ca xoan.
Hi hi Chào bác! Đám cưới ở quê mình ra sao?
XóaĐÁM CƯỜI LÀ TỤC LỆ CỔ TRUYỀN CŨNG LÀ ĐỂ KIẾM CHÚT LỢI NHUẬN MÀ ANH
Trả lờiXóaTỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI LINH ĐÌNH CHỈ CÓ XẾP THÔI
ĐỂ KIẾM CHÚT LỢI NHUẬN à? Bạn rất thực tế.
XóaTM ghé thăm en Vĩnh Ba chỉ đọc suy ngẫm chứ không dám bình mô...
Trả lờiXóaTM nghĩ đám cưới cùng cần có nét văn hóa en hi
TM từ nay chỉ lo đi trã nợ thôi
Chúc en chiều thứ sáu ngoài nớ bui nhiều hí !
Làm bà ngoại/ bà nội có mệt không?
XóaXin lỗi cho xen vài cái nha. Sao vào nhà TM khó quá xá?
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaĐến rủ huynh đi lai rai sau khi dự tiệc cưới nhưng huynh đã đi theo Thùy Minh và quý bà rồi(có lẽ đám tiệc ồn quá huynh không nghe Rhum gọi). Thôi, dịp khác vậy.
Trả lờiXóaĐi theo mấy bà à? Vâng, đi săn có thỏ có chồn mà.
Xóa''Trầm tích văn hoá cổ '' này còn phải ''Khai quật '' dài dài thầy ơi
Trả lờiXóaThế này gọi là ''Văn hoá Việt đi lên cùng thời đại '' hay là :''Văn hoá Việt đang bị ngoại lai ''-Hả thầy ???
Botay.com TML ơi!
XóaĐến thăm anh và rất thú vị vì được đọc một bài nhận xét khá hay, anh đã lột tả hết những điều mà CNĐ bức xúc bấy lâu nay nhưng khg diễn tả được . Trong XH cũng có những người suy nghĩ như anh nhưng khg thể đi theo hướng của mình mà luôn bị dòng chảy cuốn đi, chỉ trừ khi ta tự tách ra khỏi dòng chảy đó ...
Trả lờiXóaChúc anh có thêm niềm vui cuối tuần .
Lời còm của bạn rất chân tình. Vui khi có người đồng cảm.
XóaChỗ mô cũng rứa thôi ông bạn ơi! Người SG còn chậm tiến hơn nữa kìa vì lễ cưới chỉ chính thức bắt đầu sau thời điểm ghi trong thiệp cưới 1:30 đến 2:00 giờ! Vì vậy trước khi đi đám cưới phải dằn bụng không thì đói chết!!!
Trả lờiXóaKhốn khổ thật, bác NH nhỉ!
XóaChào Anh, lâu lắm mới gặp lại Anh này, Anh có khỏe không?
Trả lờiXóaEm Hạnh ttkh đây, không biết sao lại nổi tên con gái em lên mới lạ chứ. hihihi...
Lâu ngày hí! Cà phê hè!
XóaMình mới dự đám cưới con một đứa học trò ở nhà quê! Chuyện trò là chính, hát hò cũng có nhưng không ồn ào lắm, hay tại mình dự xuất của đám "cha chú" nên có"văn hoá" hơn chăng?
Trả lờiXóaThế là quá tốt. Phát huy lên nghen!
XóaMấy bựa ni em cũng đi dự cơm bụi cao cấp hoài đó anh ạ . Nhiều khi phát mệt vì đi măm nhiều quá bội thực vì cháy ví hì hì, chúc anh vui khỏe nha ! (~_~)
Trả lờiXóaCó đúng như mình viết không hè?
XóaHoan hô bài viết của anh.
Trả lờiXóaNK Phước
Anh Phước ủng hộ mình quá trời! Cám ơn lắm. Anh nên có một địa chỉ Gmail để vào đây có tên tuổi đàng hoàng.
XóaHay quá thầy ui.
Trả lờiXóa