3. Như đã nói, tôi thật sự cũng
có đến Chiều tà quán đôi lần theo lời mời của anh Du. Tôi thích cái tên của quán
này vì một lí do khác. Nó gợi tôi nhớ đến một bản nhạc ngoại quốc mà nhạc sĩ
Phạm Duy đã viết lời: Bản “Sérénata” của Toselli. Lời của nó như ri:
“Lắng trầm tiếng chiều ngân/ Nhạc dặt dìu ái ân/
Người ơi, nhớ mãi cung đàn, năm tháng phai tàn duyên kiếp vẫn còn lỡ làng…”
Không biết nguyên tác ra sao, chứ
lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy thì hết chê. Sư phụ này đặt lời nhạc tình đố ai
mà qua nổi. Điệu nhạc ¾ từ từ mà nghe sao xót xa thế. Hồi còn trẻ tôi mê mẩn
bản nhạc này.
Có một điều cần nói về Chiều tà
quán nữa là cái tên thắt leo của nó. Ở Huế tôi nhiều quán có tên như thế: Bụi
tre quán, Vườn xanh quán, Hồ sen quán… Cú pháp thì theo kiểu Hán Việt mà lại
lòn Nôm như Bụi trè, Hồ sen vào. Sao không ghi là Quán Bụi tre, quán Hồ sen,
quán Vườn xanh cho thuần Việt. Có ông chủ quán trả lời tôi. Ai lại bảo quán Bụi
tre thì ra cái thể thống gì. Nói thế nó mới sang, nghe như Thanh phong quán,
Linh sơn quán, Quang Minh đỉnh,… bên Tàu vậy. À, thì ra thế!
“Chiều tà quán” có những chút đặc
biệt của nó như tôi đã nói trên. Còn một điểm nữa: Ở đây không nói chuyện chính
trị. Có lần không biết vì ít tham gia, tôi nói cái thằng cha Gadaffi bị giết
trong ống cống rồi. Anh Du gạt ngang:
- Cậu này mệt quá! Hắn bà con chi với cậu mô. Cấm nói.
- Sao anh khó tình thế? Tôi nhỏ nhẹ nói lại.
- Biết lão phe ai không? Cậu vác vào thì nặng đầu. Thư giãn sao được.
- Rứa nói cái chi đây? Tôi ngoan cố cãi lại.
- Nói chuyện tào lao xịt bộp mà cười là được.
He he! Tôi cụt hứng. Mấy ổng này
say sưa đều đặn nhưng có phải là không biết cái chi mô. Loại này là giả điếc
đây. Thế thì không nói nữa. Song le, thẹt quẹt như mấy ổng sao tôi bưa quá. Núp
cho chắc hè.
Có lần người bạn meo cho tôi một
bài viết của bà kỷ sư Việt kiều Dương Nguyệt Ánh. Bà này hình như hiện làm việc
cho Bộ Quốc phòng Mỹ đó. Bà Ánh kể ông chồng già của bà, e cũng khoảng như anh
D, rất thích xem ảnh và clip sex. Có được cái nào là đám bạn bè của mấy ông
toán loạn gởi cho nhau xem, bàn luận sôi nổi trong âm thầm với nhau. Bà biết,
bà bảo, “Cũng bình thường thôi, con người mà. Mấy ông già rồi, thư giãn trong
những năm cuối đời, sau khi xong bổn phận với xã hội, gia đình. Không nên
nghiêm khắc quá.”
Tôi liên tưởng ngay đến anh Du và thoáng nghĩ là bà Ánh nói cũng có lí đấy.
4. Những thực khách ở quán Chiều
tà kinh tế đều khá giả và có học thức. Họ đều sống qua hai chế độ. Tất nhiên
những vết hằn của năm tháng đầy biến động của đất nước ta còn in sâu trong tâm
thức họ. Con cháu họ nay đều ăn nên làm ra hay tạm gọi là tự lo thân được. Ngày
trước họ đều là viên chức hay người kinh doanh buôn bán đàng hoàng. Có người có
được khá nhiều đất đai, nay bán đi một ít đã lắm tiền; có người nhà ở thành phố
cho thuê mặt tiền đã đủ ăn tiêu; có người khác con cháu là Việt kiều tháng
tháng chu cấp cho bố mẹ. Cơ bản là họ lại đều có hưu, có bổng để chi dụng
thường nhật nữa. Vì thế, phải nhìn nhận rằng chẳng thể nói đây là một tệ nạn.
Tôi thiết nghĩ có lắm cái thật tầm phào ở cuộc đời này mà chẳng thể xếp theo
một phạm trù đạo đức nào. Mê gái thì sao? Cái nghề kỷ nữ nó có từ thời Bàn Cổ
và kỷ viện có mặt khắp thế giới. Xưa nay sống nghệ sĩ nhân tình lung tung còn
xem như nét hào hoa của nam giới. Ăn nhậu thì sao? Lý Bạch từng nói, “Cổ lai
thánh hiền giai tịch mịch/ Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh – Xưa nay thánh hiền đâu
ai biết/ Duy người uống rượu tiếng đồn vang”. Bây giờ thì trẻ già lớn bé trai
gái gì gì cũng “dzô dzô” tóa lọa tràn đìa ra đấy. Còn ưu dân ái quốc ư? Họ xin
làm một người bình dân âu cũng chẳng nên “nghiêm khắc” quá đáng với họ. Thật là
khó nghĩ về chuyện các “Ôn” 70 này. Lòng tôi cứ lưỡng lự, một mặt thấy nó không
ra răng, một mặt thấy nó cũng không đáng tội.
Có một cái hay của các “Ôn” 70
này là rất lương thiện và hào hoa. Không tham ô nhũng lạm, không ăn hô nói
thừa, không đập bàn phá quán. Cũng có những cơn nóng giận bất chợt nào đó. Anh
Du kể:
- Tay H bây giờ đằm rồi. Hắn bẻ
gần 20 đôi đũa, rồi vất lung tung. Còn định xáng mấy cái dĩa. Mình la cho một
trận cũng biết sợ. Mấy o tiếp thị là chim trời cá nước, hắn có dám đem về nuôi
không mà ghen.
- Ghen răng? Tôi hỏi lại.
- Hẹn ăn sáng rồi đi ăn với người
khác đó.
- Mấy anh dư tiền, làm từ thiện
không đúng chỗ rồi.
- Đúng làm quái gì. Chỗ nào là
đúng? Tao thấy cho mấy đứa tiếp thị ăn là tốt nhất. Chúng bỏ vào mồm, khỏi ai
ăn bớt ăn xén. Ít ra cũng giúp cho mấy đứa một chút để chúng có sữa cho con bú.
Tụi nó no thì cười vui vẻ với mình mới được chứ.
- Tui thấy anh cũng có khi ghen
đó. Nhưng dịu dàng hơn.
Anh Du đỏ mặt, nín lặng một hồi
lâu rồi nói:
- Già rồi lại hóa con nít. Một
chút gì đó làm chỗ bíu cho kiếp phù sinh này.
Tôi chịu thua cái lí luận của mấy
ôn này, nhưng không thể đi theo họ được. Có mấy lí do: thiếu tiền, thiếu sức
khỏe, thiếu thời gian.
Tôi lại mê chuyện xã hội hơn,
thích bàn tán các chuyện chữ nghĩa hơn. Một bài báo trình bày mạch lạc, có lập
luận khoa học, có tính cách xây dựng và mở rộng sự hiểu biết chắc chắn làm tôi
say sưa. Thế nhưng phải thành thật mà nói, cuộc sống hiện nay được cổ vũ việc
hưởng thụ vật chất nhiều hơn, việc có ý kiến này nọ về đời sống xã hội được
hiểu như là gây mất ổn định thì làm anh hùng Núp như các anh cũng dễ hiểu. Lắm
khi con người bình thường không bơi ngược được giòng thị hiếu, giòng “chính
thống”.
Thôi, nhân tâm tùy mạng mỡ, tôi
cũng không dám trách ai. Mỗi người mỗi tính mà.
Mấy bà giờ cũng nhậu tóa lọa nè!
Có lúc ngồi quán đàm luận để học hỏi, nói những chuyện bổ ích cho mình cho đời nhưng cũng có lúc tìm vui vô tư,vu vơ cho qua ngày dài huynh à. mà kết luân như huynh : "Nhân tâm tùy mạng mỡ!" là đúng quá rồi.
Trả lờiXóaCó lắm cái khó khen hat chê. Ghi lại cho vui thôi
Xóavậy hả
XóaEm chưa nhậu rứa bao chừ
Trả lờiXóaAnh Ba đừng bảo BD hư hè ? (~_~)
Chuyện của mấy ổng già hết xí quách mờ! Mấy bạn còn trẻ không biết mô!
XóaPhần sau bị nhỏ co chữ mà chỉnh hoài không được. Tức thật!
Trả lờiXóaAnh VB vào "chỉnh sửa " chỗ bài viết , anh nhấp chuột phải vào vùng chữ nhỏ để tạo thành khối màu xanh dương > nhấp tam giác ô chữ T ( xổ bảng :Kích thước phông chữ) > anh chỉnh cỡ chữ theo ý > nhấp Cập nhật .
XóaEMT có vài hàng chia sẻ cùng anh .
Chừ thì nó quá to. Tức quá!
Xóađúng đó
Xóahaiza bác lại trọng nôm khinh nữ rồi.
Trả lờiXóaKhông dám mô. Sợ dzợ nhất đời đây.
Xóa"Mấy bà giờ cũng nhậu tóa lọa nè!"
Trả lờiXóaAnh VB ơi ! EMT khg biết nhậu đâu nhé.
Chúc anh luôn vui khỏe .
Không nhậu thì càng nên đọc bài này.
XóaCám ơn EMT. Sửa một hồi được rồi.
XóaAnh vào :
XóaThiết kế ( trên thanh ngang )
> Cài đặt ( mục dưới cùng có hình mỏ lết)
> Ngôn ngữ và định dạng
> Múi giờ ( chọn giờ GMT+7 giờ Hà Nội )
Cuối cùng anh cũng để cho cái bụng quyết định , thật tuyệt vời .
Trả lờiXóaĐây là tạp văn, không phải là CHÍNH LUẬN. Do đó, không có chuyện áp đặt quan điểm của người viết lên sự kiện. Chỉ kể lại thôi/
XóaNhư bạn viết thì đó cũng là "văn hoá nhậu".Ở ngoài mình rứa cũng tốt. Các nơi khác thì nếu bạn không cùng "cánh" với họ, bạn không thể nào xâm nhập được vì những chỗ đó"túi thui".
Trả lờiXóaCái VĂN HÓA NHẬU này đôi khi thấy tức mà cũng thấy thương.
XóaTheo Nam Cao thì Chí Phèo đã từng xin làm người lương thiện nhưng xã hội không ai cho...và ngày nay, có muốn xin làm lương thiện cũng đâu có dễ! Vậy nên bác Ba thông cảm cho những người buộc phải "anh hùng núp"!
Trả lờiXóaRất rất thông cảm. Đâu phải ai cũng làm anh hùng được.
XóaKhi copy bài từ máy tính vào anh nên xóa định dạng rồi hãy chỉnh font chữ, chữ sẽ đều hơn anh ạ!
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã tư vấn.
XóaHD là phụ nữ nhưng cũng rất thông cảm với các anh, các chú, các bác tìm một chốn thư giãn cho riêng mình.
Trả lờiXóaTuổi già, con cái đã lớn, có nếp sống và bạn bè riêng, nên các 'ôn' cũng rảnh rỗi có khi nói là cô đơn nữa, phải tìm bạn để vui chơi, miễn sao đừng phạm' thuần phong mỹ tục', anh nhỉ
Đồng ý 100% với HD.
Xóahiiii em đang tính viết một bài về văn hóa đám tiệc ở thôn quê nhưng còn đang lưỡng lự vì kho biết có phải là chung chung không hay là chỉ riêng biệt ở gia đình em hiiiii...mấy hôm nay về tới nhà bận rộn đủ thứ chuyện mệt nhoài
Trả lờiXóaCứ trình làng cái đã xem có chủ quan đặc thù của nhà bạn hay không.
XóaNhân tâm tùy mạng mỡ ! TT thich câu ni !
Trả lờiXóaCó người nói khác, ý cũng tương tự: " Bá nhân bá bao tử" đó.
XóaEm đọc thôi chứ không comment cũng được anh VBa hí?
Trả lờiXóaCó nói qua nói lại mới vui chứ!
XóaTuổi U70 là tuổi ưa suy nghĩ nhưng có ý kiến này nọ thì nhiều người không thích như bạn viết.Vậy thì cũng cho họ một chỗ mà xã xú bắp chứ?
Trả lờiXóaĐi cà phê với nhóm bạn riêng nào đó, cùng quan niệm.
XóaCách nhậu hình trên và hình dưới có khác nhau . Nhưng chung quy đều là nhậu cả bạn nhỉ ?
Trả lờiXóaThăm bạn !
Cả nước nhậu mà.
XóaNghiêm túc nghiên cứu khoa học, sống và làm việc theo pháp luật, Say mê xây dựng, sáng tạo trong nhiều phương diện, tô điểm cho bộ mặt nước nhà, theo cháu cũng là một cách yêu nước, chú Ba ạ!
Trả lờiXóaĐúng là chúng ta cần nhìn thẳng và nhìn nghiêm túc vào thế sự của chính chúng ta ngày nay.
Hiện nay, trong số người yêu nước (tất nhiên có thật và giả), có một số người vẫn đang vắt óc suy nghĩ, còn lại một số người hay đưa ra tuyên ngôn(như một cách thể hiện)về quan điểm chính trị các cái,... theo DT, vài người phát biểu trong đám đông vẫn hơn đám đông cùng phát biểu.
DT nói thật, ở đây DT không đả động gì đến những bậc trí thức như chú Ba, DT chỉ nói ngoài xã hội.
Và nếu phải giữa chọn ngồi trong một quán cóc, lè phè cũng mấy ông nội/ngoại và ngồi trong một quán cafe sang trọng nào đó cùng các học giả (lẫn giả học) và bình luận về cách yêu nước một cách dễ dàng và sung sướng như cách "cưa gái", thì DT khoái phương án 1 hơn. Thằng ngu còn đào tạo chứ thằng "ranh" khó cải tà.
Một chút hóng hớt thôi, chú Ba nhé! Có gì lộng ngôn mong chú bỏ qua cho!
Chúc chú vui, khỏe!
Tốt lắm DT ơi. Tuổi trẻ (mình đoán) như bạn có suy nghĩ vậy là chính chắn lắm. Ghé chơi nhiều nha!
XóaDT có suy nghĩ rất "người lớn".
XóaĐúng là DT nói có lý . Tuy nhiên, mình vẫn phân vân giữa chấp nhận hay phê phán. Chuyện này rất khó nghĩ, nó không giản dị đâu!
XóaGià nhậu kiểu giá, trẻ nhậu kiểu trẻ, mấy ông già làm răng nhậu bằng cánh trẻ được!
Trả lờiXóaMỗi lần vô quán nghe hô " một, hai, ba zô " thì Tư cận thầm nghĩ : phải chi mấy anh chàng ni cũng hăng hái sẵn sàng xông zô bọn "cướp biển" như thế nầy...
Cũng trông như bạn. Liệu có được không?
XóaThầy ơi, muôn hình vạn trạng mà thầy
Trả lờiXóaĐung đo! Đúng đo!
XóaVẫn nhậu tưng bừng hở anh ?
Trả lờiXóaCho em ké với 1 chầu bia hơi
Chúc anh vui khỏe nhé anh ơi ! (~_~)
Chuyện nhậu là chuyện ngàn năm
XóaCòn bia còn bọt còn thăm CHIỀU TÀ.
Cuối tuần lên blog giao lưu
Trả lờiXóaKhông đi bia bọt không ưu tư sầu
anh VB nhỉ ?
Chưa có bài mới đây nè. Dạo này chán nản quá!
Xóaem ghé thăm anh..đọc bài viết của anh và...suy nghĩ.
Trả lờiXóachờ đọc những bài tiếp theo của anh.
Chưa có bài mới để "phục vụ" bạn đấy. Chờ nghe!
XóaKẻ tiểu nhân dù sao cũng đáng quý hơn người ngụy quân tử, có lẻ trên bàn nhậu người ta sống thật với lòng mình hơn, nhưng nếu mãi nhậu thế nầy thì nguy hiểm quá, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ giảm năng suất lao động ở người trẻ tuổi ... CNĐ nghĩ thế có gì sai khg anh Ba nhỉ ?
Trả lờiXóaQuá chí lí!! KHÔNG gì đáng sợ bặng lũ NGỤY QUÂN TỬ. Con người bình thường rất đáng thương.
Xóa"cuộc sống hiện nay cổ vủ cho cuộc sống vật chất nhiều hơn, ai có ý này nọ thì được xem là.."
Trả lờiXóaChua chát quá anh hi!
Buon laf vi rua do.
XóaEm đọc mấy bài của anh, bài nào em cũng rất thích. NK Phước
Trả lờiXóaĐược VNQT khen là khoái quá trời.
XóaQua thăm anh, chuyện nhậu của các anh thì em không xen vào.Không biết khi nhậu các anh vui hay buồn.Nhưng em hay nghe ông thầy của em nói là"Dục phá thành sầu duy hữu tửu".
Trả lờiXóaCâu này để bao biện của mấy bợm nhậu thôi. Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, đụng một cái là nhậu vì KHÔNG biết làm chi đó mà thôi.
XóaÔng anh VB,trong bài viết có nói đến "Bomb Lady" DNA như một nhầm lẫn trong bài viết có tựa đề "Chồng Tôi" mà tình cờ khi vào Blogspot của ông anh tôi đọc được. Phần bổ túc nầy như một mến mộ tấm lòng của ông anh trãi bày trong Blog.
XóaKính.
Dương Nguyệt Ánh Không Phải Là Tác Giả Bài tựa là "Chồng Tôi" - DƯƠNG NGUYỆT ÁNH.
Đăng lúc 09:27:59 AM, Oct 15, 2011
Kính thưa quý vị,
Gần đây có một bài viết tựa là "Chồng Tôi" ký tên Dương Nguyệt Ánh hoặc Dương Ngọc Ánh đang được loan truyền rộng rãi qua Internet. Có nhiều bản còn kèm cả hình của tôi nữa. Tôi, Dương Nguyệt Ánh, xin khẳng định KHÔNG phải là tác giả của bài này.
Gia đình chúng tôi cảm ơn sự hỏi han và thông cảm của bằng hữu gần xa.
Kính nhờ quý vị chuyển lời cải chính này đến thân hữu khác. Xin cảm ơn rất nhiều.
Trân trọng,
Dương Nguyệt Ánh
Rất cám ơn bạn. Mình cũng nhầm vì đọc trên mạng. Mình cẩn thận nên đã dùng chữ "hình như". E hè, mình e mình còn có lắm cái nhầm nữa. Phát hiện cứ giúp đỡ. Mong.
XóaTôi rất thích những bài bạn post lên Blog.Qua cách hành văn,tôi biết bạn là người cẩn trọng,chẳng qua chỉ là lỗi của bà Dương Ngọc Ánh tác giả của bài "Chồng tôi" mà thôi, khi viềt tên tác giả ở cuối bài bà Ngọc Ánh viết theo lối ở ngoài nầy nên có sự bé cái lầm từ rất nhiều người chứ chẳng riêng gì bạn đâu ( Anh N Duong ). Kính
Trả lờiXóaGhé chơi nhiều và còm cho mình nghen.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaMấy ôn của mình lúc ni hư quá hí.
Trả lờiXóaChắc mai mốt(70)ôn Ba không thèo bèo thẹt quẹt như mấy ôn nớ mô hí.
Không dám mô.
Xóa