1. Anh D nhậu đều đặn, không bỏ chiều nào.
Cứ tính bình quân mỗi buổi nhậu anh tốn 150 ngàn, cộng với “tiền boa”
cho cháu 50 ngàn, mỗi tháng anh tiêu bén đi 6 triệu bạc.
Số tiền quá lớn đối với một cô/ anh công nhân tuổi đôi mươi, nhưng với
anh thì chẳng bõ bèn gì. Đổi lại, anh có được niềm vui. Anh chỉ đến độc
nhất một quán suốt 365 ngày của năm (dĩ nhiên trừ bớt
những ngày bão lụt và kỵ giỗ trong nhà). Bà chủ quán 50 tuổi còn năng
nổ hay đùa, gọi anh là”ông xã” làm anh sướng nức nở.
Anh luôn luôn tươi cười hạnh phúc với
cuộc sống như vậy. Tôi không tham gia các “trận chiến” đó nhưng hay uống
cà phê sáng với anh nên thấy được điều đó. Bao giờ anh
cũng có nhiều chuyện để kể, để tâm sự với bạn bè.
Trước hết, hôm qua nhậu với ai, kể tên
ra và kể tích tuồng về người đó. Nào đã nhậu bữa nào, nào nhậu ở đâu,
nào xảy ra chuyện gì trong quá khứ với người ấy. Rồi con
cái của người ấy, nhà cửa đất đai,… Sao mà anh rành rọt thế? Như một
cuốn từ điển. Mà anh nhậu với đâu ít người, kể hết đã rôm rã câu chuyện.
Tiếp đến, anh kể về bữa nhậu hôm qua,
tiến trình và sự cố. Anh cười sung sướng, nụ cười luôn trên môi. Mặt mày tươi
rói, phấn khích vô vàn. Chuyện kêu món này, món kia, ngon dở
ra sao. Chuyện bà chủ ra thăm bàn bao nhiêu lần, có ai trong bàn lợi
dụng hơi men đụng tay, bá vai bà chủ,…
Cái không thiếu được vẫn là về mấy em
tiếp thị, mấy em phục vụ bàn khoảng 20, 25 tuổi. Em Thu, em Xuân, vv…
hôm qua bị ai nhéo, bị ai vỗ mông, được ai boa, cười với
ai, cạ vú vào lưng ai,…Nhiều thứ nữa. Em Cúc có bồ chưa, bán quán nào
tuần tới, … Thật ra cũng chẳng có gì quá dáng vì còn cả năm sáu cặp mắt
bạn bè trông vào giữa thanh thiên bạch nhật. Chút
vớ vẩn mất nết của mấy ông già dân chơi. Tôi hỏi vặn anh, anh còn biết
gì nhiều hơn về mấy em không. Anh thật thà trả lời, Tụi nó như cháu
ngoại mình à. Không có chi mô. Cháu làm nũng với ông ngoại
mà.
Con cái anh đều làm ăn khấm khá. Anh
cũng chẳng đọc sách, lướt mạng gì, suốt một đời rong chơi. Chiều chiều
4g là đợi điện thoại của bạn gọi. Cuộc đời anh kể cũng thú
vị theo quan niệm của anh. Sau hôm nhậu tất niên cũng ở cái quán mà
anh rất trung thành ấy, anh kể lại một cách thích thú:
- Con Xuân tiếp thị bia Hà Nội nó bảo tui, “Ôn* bảy mươi rồi mà vui ghê. Ôn liều thật.”
Loại ôn 70 này khá đông. Tuổi thọ của người Việt ta dạo này khá cao mà.
* Ôn là ông, đọc theo giọng Huế.
2.
Cái quán mà anh D tuyệt đối trung thành là “Chiều tà quán” hay quán Chiều tà cũng vậy thôi. Quán vườn, cây cối nhiều, nằm sâu khoảng 200 mét cách đường lộ. Cái tên quán thôi đã có nhiều ý nghĩa với anh.
Cái quán mà anh D tuyệt đối trung thành là “Chiều tà quán” hay quán Chiều tà cũng vậy thôi. Quán vườn, cây cối nhiều, nằm sâu khoảng 200 mét cách đường lộ. Cái tên quán thôi đã có nhiều ý nghĩa với anh.
Một, anh đang buổi xế tà của đời người. Bảy mươi bảy lận đó. Dẫu vậy,
tính anh rất trẻ con, cứ vui là cười rất vô tư. Anh bảo, “Trăm năm một
cõi đi về/ Làm chi mà phải nặng nề với nhau.” Bạn bè bảo
anh là “Lão Ngoan đồng Châu Bá Thông” là chính xác. Cứ xúi xúi cho
ngọt là anh đồng ý ngay như trẻ con. Mấy cô tiếp thị bảo “Giơ má cho
cháu ngoại hun một cái” là anh hăng hắc cười kê ngay má
ra. Mấy cô tre trẻ đó thì sá gì một cái hôn má ông lão. Đánh cái chụt
mà còn được “boa” chí ít là 50 ngàn mà. Khuôn mặt anh D sáng rỡ lên. Cả
bàn lại có dịp thư giản thoải mái. Mai anh lại có chuyện
kể lại.
Tôi phần nào ủng hộ niềm vui của anh D. Mua một chút vui cuối mùa thôi. Vợ
chết, con cháu mải mê cuộc sống của chúng, sao anh không có quyền có
chút thỏa thích cho riêng mình? Không phạm thuần phong mỹ tục.
Không tổn hại đạo đức luân lý. Không quyền lực cưỡng ép ai.
Hai, bà chủ quán cũng đã 50 chiều tà như anh. Phụ nữ bây giờ lâu già
hơn và mập mạp hơn. Họ lại khéo làm đẹp nên bà chủ vẫn có nét duyên
ngầm, anh D bảo thế. Tôi cũng xuân thu nhị kỳ theo chân anh
nên đồng ý ngay. Bà ấy ngồi bàn này 10 phút rồi đi bàn khác 10 phút,
cứ như bác sĩ đi visit bệnh nhân. Rất đều dặn và tuyệt đối không uống
ngay cả bia. Bà ấy cứ đùa gọi anh là “ông xã” hẳn để câu
một mối thường xuyên thôi. Không sao. Cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở,
cũng gặp nhau giả lả đôi câu mua bán nhân tình. Ai vô tình đụng vào
người thì bà ấy cũng giả lơ. Thế nhưng có lúc tôi thấy anh
ghen. Có một buổi sáng uống cà phê với anh, anh bảo, “Mình chẳng đi
cái quán Chiều tà ấy nữa, VB ơi. Khách quen mà không hỏi một tiếng.” A,
ông già nổi chướng rồi đây. Chồng người ta dẫu không sờ
sờ ra đó nhưng làm bà ngoại với bà nội rồi, anh thì cũng "mít lổn
cồi", đòi hỏi chi nữa. Anh còn có cả mấy cháu tiếp thị bu quanh sao còn
ham? Tuy nhiên, sáng nói vậy nhưng chiều anh vẫn khăn gói
lên đấy thôi.
Ba, khách đến Chiều tà quán này toàn lớn tuổi. Khách nhỏ nhất cũng đã 50.
Và không hề thấy phụ nữ đến ăn. Anh bảo, không hề có cãi lộn hay gây gỗ
xảy ra bao giờ. Toàn “vào trong phong nhã, ra ngoài hào
hoa”. Một không khí thật an toàn. Mấy cháu tiếp thị đôi khi viện cớ
thiếu ngồi đại 30 giây vào chân của một ông ngoại, ông nội nào đấy cũng
không sao. Mà cũng chỉ thế. Say say, mấy ông ngoại lại
kêu thêm món “rồng mơ” để mấy cháu “la hết rồi, chưa mua kịp” rồi
ngoay ngoảy đi khiến cuộc nhậu thêm sôi nổi. Nói nghịch, thẹt quẹt là
nghề của mấy “ôn” mà.
Quán rất đông khách. Chiều nào cũng 50, 60 ông ngoại ông nội vào ra.
Bia Hà Nội, bia Sài Gòn, bia San Miguel lẫn lộn nhau vì bia nào thì có
tiếp thị của hãng bia đó. Mỗi ông nội, ông ngoại chăm sóc
mỗi loại bia. Thế nên, bàn nhậu ở đây là “tứ bia giai huynh đệ”. Theo
anh D thì chiều nào cũng vui, cũng ngà ngà trở về nhà là đi ngủ.
Đôi khi tôi tự hỏi: “Họ không còn là người trụ cột (bread-winner) của
gia đình, thế nhưng không sinh hoạt xã hội gì khác, không đọc mạng,
không giao lưu trong thế giới ảo, chỉ vui chơi vậy liệu có
là một chỗ dựa tinh thần cho lớp trẻ con cháu không?”
(Còn tiếp)
Đang chờ bác viết tiếp để xem đây ...
Trả lờiXóaMình nghĩ, mấy ôn trong entry mà bác kể cũng khỏe nhỉ, cứ tà tà ngày nào cũng lai rai !
Theo mình, sống như thế, chán thật .
...
Ôn say gọi món rồng mơ
dám rờ không nhỉ, cháu chờ ôn đây !
Người Huế gọi là THẸT QUẸT đó. Đụng một cái nhè nhẹ thôi.
XóaEMT chờ đọc tiếp Chiều tà quán (2)của anh VB.
Trả lờiXóa..
Nhậu nhiều tổn hại đến gan
Chuyển sang " cổ trướng " thì tàn đời ôn !
(bệnh xơ gan cổ trướng)
Đúng đó.
Xóachuẩn
XóaĐọc bài này, cháu thấy chú Ba là người có nhiều tâm huyết, trăn trở. Tuy cháu không nhiều tuổi như chú, nhưng cháu nhiều khi cũng suy nghĩ như chú. Tóm lại bây giờ cháu thấy có 2 loại người: Đa ưu và Vô ưu. Chẳng những mấy "ông ngoại/nội" đó biết "ăn và chơi" mà bây giờ, đờn bà, đờn ông tầm trên 40, có chút thời gian và tiền bạc thì hầu như đều sống vậy. Chiều tà tà, lấy xe dạo một vòng quanh các quán sẽ rõ. Đó là loại Vô ưu. Còn loại Đa ưu cũng sinh sôi như nấm. Chính trị hay "tà trị" chi không biết, nhưng mở miệng ra phải nói leo lẻo, thì dù có học thức hay không, cũng được xếp vào hàng ngũ "trí thức" (tất nhiên là tự phong), và tất nhiên nó được xem là Modern (trào lưu / hiện đại). Thời thế thời phải thế chăng?
Trả lờiXóaNhận xét của bạn rất thâm thúy. Bạn có nghĩ đâu là nguyên nhân của TỆ NẠN này không.
XóaCháu thấy có bốn điều:
XóaThứ nhất: Do đại đa số dân trí ta còn thấp. Khi dân trí thấp, thì mọi vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội dường như chỉ để mua vui lúc khề khà kiếm chuyện để nói. Người ta coi đó là chuyện trên bàn nhậu, chứ không phải chuyện để suy tư, và cũng không nghĩ mình có trách nhiệm gì trước thế sự...
Thứ hai: Do phân phối lao động không đồng đều. Người quá nhiều việc để làm, kẻ lại... quá rảnh. Tất nhiên, nhàn cư vi bất thiện.
Thứ ba: Do thu nhập không đồng đều. Người quá giàu, kẻ lại quá nghèo. Người không biết tiêu thời gian và tiền bạc đi đâu, kẻ lại bán mặt ngoài đường suốt ngày, hòng chỉ kiếm chén cơm cho gia đình.
Thứ tư: Do lệch lạc nhận thức. Một số người có chút chữ, được kẻ xấu tâng bốc nên nghĩ mình giống như chính trị gia, cần phải "dời non lấp bể" mới đáng mặt anh tài.
Chỉ còn lại thiểu số, những người trí thức chân chính, hiểu biết thời cuộc, nhưng đạo làm con phải kính cha, nên chỉ mong dùng kiến thức của mình bảo ban cho thế hệ mai sau, xem như đó là một cách thể hiện tấm lòng với nước non.
Chút hiểu biết mọn của DT, mong chú Ba đừng cười cháu nhé!
À, cháu vừa post một truyện mới, mong chú Ba qua cho cháu vài lời góp ý nhé!
XóaCám ơn chú trước vậy :) !
DT nói có lí lắm. Chú sẽ sang xem bài của DT.
XóaThảo thâm thúy thiệt!
Xóađúng đó
Xóa"Xuân thu nhị kỳ" là nghĩa gì chú?
Trả lờiXóaMột năm 2 lần tế làng, một vào mùa xuân, một vào mùa thu. Ở đây có nghĩa là 1 đôi khi.
XóaHay thật, cám ơn chú Ba!
XóaKhông hiểu sao chú không vào được blog của DT. Cho chú xin đường link nghe.
XóaDạ, chính xác nó là http://dathao.info hoặc là http://dathaobuttim.blogspot.com
XóaNếu chú vẫn không vào được thì xin mời chú vào facebook Hương Mít (đã kết bạn với chú) để đọc ạ!
Cám ơn chú!
Theo @TN...Hiện trạng cư xử, lối sống…Phần lớn được thể hiển qua thú tiểu khiển và tư cách người trong xã hội đó…
Trả lờiXóaThú ham chơi, đèo bồng vật chất đã trở thành, “châm ngôn” đè nặng“tư duy” mấy chục năm nay rồi…Không chỉ người già, người trẻ, con nít cũng vậy…Chẳng qua bằng cách khác nhau, tuỳ độ tuổi và hoàn cảnh… (Trừ những người còn chút lòng tự trọng).
@TN nghĩ: Những người lớn tuổi…mà còn có cách sống như anh kể (trong bài viết), thường là những người chán chường, trống trãi…và rất sợ khoảng không vắng lặng! Có lẽ, họ thiếu niềm vui cao thượng và trí thức để mê say…(?).
Chờ đọc tiếp bài của anh để hiểu hơn về họ…
Mình thấy chi viết nấy + tò mò mọt chút. Chưa đi tới một nhận định chính thức. Tùy mỗi người đọc. Cho vui ấy mà.
XóaCho mấy ông "ngồi đồng"cà phê một bài đi VB ơi!
Trả lờiXóaBạn mần đi. Tư liệu thì bạn có đủ rồi chứ.
XóaNhìn các bác thấy vui vẻ và thoải mái ghê, cuộc sống ngày càng áp lực đôi khi chúng ta nên có những lúc thư giãn để cảm thấy vui hơn.
Trả lờiXóaThư giãn hơi nhiều đó. Có mệt đâu mà đòi thư giãn.
XóaQuán nằm ở mấy chỗ thoáng mát và nên thơ như thế này mấy vị tiền bối thích nhậu là đúng rồi, dưng thiếu mấy cái võng anh Ba hè !
Trả lờiXóaƠ, không được đâu. Có võng là còn ai ngồi nhaauk nữa. Họ bận đi đưa võng rồi.
XóaAnh Vĩnh Ba nhậu mà ko ới em 1 tiếng, chắc sợ uống bia Hu đa hết phần, em uống ít lắm, cỡ 1 chai là thấy bồng bềnh sóng sông hương vỗ rồi đó hì hì
Trả lờiXóaChúc anh vui khỏe an lành, nhớ có quà tặng chị nhà nhân ngày chị em nhé ! (~_~)
Không dám mô!
XóaNơi nào cũng vậy anh ạ, không cần để ý cũng vẫn thấy, chuyện thường ngày mà. Có thể nói rằng : Cả thế giới nằm gọn ở quán cafe ...
Trả lờiXóaBiết nói sao hè? Mình cũng không nghiêm khắc lên án họ đâu.
XóaHihi. Lão bà bà thường không biết chuyện này , cám ơn VB cho mở rộng tầm mắt .
Trả lờiXóaCho mình chúc bà xã nhân ngày PHỤ NỮ QT nnhé!
Thế là Bà bà kém rồi. HD bảo nơi nài cũng có mà. Qua mình sẽ có lắm chuyện hay lắm. Cám ơn lời chúc 8/3
XóaEMT chúc những người phụ nữ trong gia đình anh VB luôn vui và hạnh phúc nhân ngày 8 tháng 3 .
Trả lờiXóaChân thành cảm tạ.
Xóachúc mừng các chi các bà nhân ngày mùng tám tháng ba !
Trả lờiXóaKhông gì hơn lời chúc của bạn. Đón đọc phần tới nghen!
XóaMệ ưu tư thế sự lắm, mà cũng nhiều vốn sống lắm. Mệ tả mấy bà chủ quán hay thiệt. (như là đã nhiều trải nghiệm thực tế rứa đo kakaka)
Trả lờiXóaTruyện ngắn nhưng gợi ra những suy tư dài. Ôi, những cuộc sống mòn, ôi cuộc đời muôn mặt! sống thế nào là ý nghĩa, là hạnh phúc?
Có con mắt triết nhân nên bạn luôn thấy thế. Mình chỉ tả việc thực thôi. Sống thế nào cho có ý nghĩa là MỘT CÔNG ÁN. Botay.com!
XóaGóp Ý Thay Cặp Câu Đối
Trả lờiXóaBây giờ Tiếng Việt đã giàu rồi
Hán Việt kho từ cũng bộn thôi
Mở cuộc thi ngay làm thế vị
Chọn bài tuyển hợp ráp thay ngôi
Nhân tài hiện đại đâu vắng khách
Hào kiệt hôm nay vẫn còn người
Đục bỏ chữ sai tô vế lại
Hoàn thành tri thức khỏi loi nhoi
Nha Trang,08.03.2013
Võ Sĩ Quý
Được sự ủng hộ của bạn ôi quá đã! Cám ơn nhiều.
XóaChào bạn Vĩnh Ba Nguyễn Phúc.
Trả lờiXóaMình qua nhà bạn lần đầu tiên đây. Chưa có thời gian đọc nhiều. Nhưng cũng thấy rằng bạn rất tâm huyết với cuộc sống. Chúc bạn dạt dào niềm vui, chan hòa hạnh phúc và tràn đầy thắng lợi trong cuộc sống. Hy vọng anh em mình sẽ thường xuyên đến tâm sự bạn nhé!
Mấy bài trước cũng vui vui. Mời bạn đọc.
XóaCảm ơn anh Vĩnh Ba Nguyễn ghé thăm blog HV !Chúc anh Vĩnh Ba chiều chủ nhật thật nhiều sức khỏe,vui vẻ,hạnh phúc và bình an nhé anh!
Trả lờiXóaHạnh phúc thật! CÓ VH đến thăm.
Xóakhi nào Mộc ra Huế, nhờ anh Ba dắt đi đến cái quán mà "Ôn" hay nhậu ấy nhé, kính chúc anh đầu tuần thật vui nha!
Trả lờiXóaSẵn sàng.
XóaOh, cứ như thế liệu cụ có kịp thấy mặt của chắt nôi/ngoại không nhỉ ? đang chờ xem tiếp phần 2 của anh đây.
Trả lờiXóaThấy Chắt nội/ ngoại làm gì hè? Con cái yên ổn là quá sướng rồi.
Xóa"nhậu" ký sự hả Bác Ba, Bác kể chuyện duyên lắm!
Trả lờiXóaCon cà con kê mà. Đi nhậu nhiều nên biết lắm chuyện ấy mà. Hư cấu là chính.
Xóahiii ngoài đời là sống thực trên mạng là sống ảo anh thích kiểu nào
Trả lờiXóaNửa thực nửa ảo.
XóaHiiii ...vay thi em thua roi
Trả lờiXóaKhông ai tách khỏi cuộc sống thực của cơm áo, gạo tiền, vợ con,... được. Nên phải thực + ảo để làm thơ và văn cho vui đời.
Xóahiiiii...lâu lắm rồi em không dạo blog em cũng đang bị áo cơm ràng buộc và đời sống thực dụng vây hảm hôm nay thật là thoải mái được hầu chuyện với anh Đồng quan điểm sống và vui em xin tặng anh bài viết cũ THỰC VÀ MỘNG nhé
Trả lờiXóaTặng gì cũng là quý. Xin nhận và cám ơn.
XóaCHƯA POST BÀI MỚI HAY RĂNG, BÁC VĨNH BA HÈ!
Trả lờiXóaPost rồi. VHĐC đó.
XóaNghe Mệ kể tui ước gì có phép của Tề Thiên Đại Thánh bay ra ngay ngoài đó để ghé quán Chiều Tà cho vui. Khi nào có dịp lên DL nhớ bảo PC dẫn đến quán Nắng Chiều. Bà chủ quán cũng HAY lắm!!!
Trả lờiXóaNẮNG CHIỀU thì có khác chi CHIỀU TÀ. He he!
Xóahaiza miềng thuộc loại mô trời
Trả lờiXóaLoại nào bạn thích thì xông vào!
XóaLâu rồi, mới đọc lại những bài của thầy...Chúc Thầy Ba luôn mạnh khỏe và có những dòng suy tư của mình cho con cháu làm gương....
Trả lờiXóaNam mô a di đà phật....
Rảnh thì ghé đây chơi cho vui.
Xóa