H.1
(Riêng tặng tất cả giáo viên và học sinh trường Nguyễn Hoàng – Quảng
Trị, xưa và nay)
Dân Việt ta luôn tự hào có được một giang sơn gấm vóc trải dài từ ải
Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Để có một non nước tươi đẹp như vậy, hẳn không ai quên
được công cuộc Nam
tiến mở mang bờ cõi của dân tộc ta dưới thời các chúa Nguyễn Đàng Trong.
Khởi đầu nghiệp Chúa ở Đàng Trong là Chúa Nguyễn Hoàng. Ông vào trấn
thủ Thuận Quảng, bắt đầu một thời kỳ lịch sử mới. Để mở
rộng bờ cõi, năm
1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên, tiến
chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm Pa vốn đã suy yếu, lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Đòng Xuân và Tuy Hòa, giao cho Văn Phong trấn giữ. Cho tới
khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang (nam Hà Tĩnh) tới núi
Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú
Yên.
Tương truyền trong lúc hấp hối, Nguyễn Hoàng dặn dò con trai là Nguyễn Phúc Nguyên: “Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam.”
Bản dịch của Viện Sử học sách Đại Nam thực lục, Tập I, tr.28 ghi:
“Chúa vỗ về quân dân, thu dụng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân chúng mến
phục, bây giờ thường xưng (tụng) là Chúa Tiên. Nghiệp đế dựng lên, thực là xây
nền từ đấy.”
Danh xưng Chúa Tiên trong sử sách ghi là thế, các sách báo ngày nay
cũng viết thê. Tuy nhiên, vì không có chữ Hán kèm theo, việc hiểu nghĩa của
danh xưng này gặp nhiều khó khăn, mỗi người một ý. Nói chung có 02 cách hiểu:
- Một số nhà nghiên cứu cho rẳng “Tiên” là trước, như trong các cụm từ
“trước tiên, tổ tiên, tiên vương, tiên đế,..” Vậy chúa Tiên là vị chúa đầu
tiên, vị chúa khởi thủy của thời Đàng Trong. Nếu thế thì sách xưa phải đã viết
là 先 主. Có diều cần lưu ý là các cụm từ tiên vương, tiên đế, tiên chúa lại có
nghĩa thông dụng là vị vua, vị chúa đã qua đời. Xưng tụng vậy e là không tế nhị
rồi.
- Theo một số người khác “Tiên” là ông Tiên, như trong các cụm từ “tiên
phật, tiên cảnh, tiên ông,…” . Theo nghĩa này, chúa Tiên là vị chúa nhân hậu,
bác ái, luôn cứu giúp kẻ khốn khó, cơ bần như các ông tiên, ông bụt trong các
chuyện cổ tích truyền khẩu dân gian. Với nghĩa này, chúa Tiên phải viết là 仙 主.
Cái điều nên làm là chúng ta cần căn cứ vào các tư liệu cổ để
khỏi phải suy diễn cảm tính rồi tranh luận một cách chủ quan. Tra cứu các sách
xưa, người viết đã gặp 02 tư liệu sau:
1- Cụ Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam Sử lược,
NXB Trung tâm Học Liệu Sài Gòn, 1972, về sau NXB Tp Hồ Chí Minh tái bản vào năm
2000, có vẽ sơ đồ Nguyễn thị thế phổ. Trong sơ đồ này cụ ghi rõ là Đoan Quận
Công Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) với chữ Hán là 仙 主. (H.1) Nếu để ý đến danh xưng
của con chúa Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn Phúc Nguyên là Phật Chúa (H.2), thì ta
thấy được sự thống nhất trong cách xưng tụng của các vị chúa này. Họ là những
người luôn cứu giúp dân chúng như các vị tiên phật trong truyện thần thoại
Dẫu vậy, người viết vẫn chưa yên tâm với tư liệu
này. Sách vở in đi in lại biết đâu tam sao thất bổn. Cụ Trần Trọng Kim ghi chú
là đã tham khảo Đại Nam
thực lục tiền biên. Đây là một văn bản sử học chính thức và quan trọng của
Nguyễn triều, độ chính xác có thể xem là tuyệt đối.
H.2
2- May thay, tra cứu qua Google, người viết gặp
đươc bản scan cuốn Đại Nam Thực lục tiền biên. Trong bản scan cuốn Đại Nam Thực
lục tiền biên.Q.1, tờ 6 do Nguyễn triều Quốc Sử quán biên soạn mà Viện Sử học
đã dày công chuyển sang Việt ngữ, người viết đã chụp lại ảnh sau (H.3):
H.3
Đoạn văn trong ảnh này đầy đủ là “Thượng phủ tuần
quân dân, thu dụng hào kiệt, khinh dao bạc phú, nhân tâm duyệt phục, thời xưng
Tiên Chúa. Đế nghiệp chi hưng thực cơ ư thử. 上 撫 循 軍 民,收 用 豪 傑, 輕 徭
薄 赋, 人 心 悅 服,時 稱 僊 主. 帝
業 之 興 寔 基 於 此.”(Bản dịch của Viện Sử học ở trên). Trong đoạn
này, từ “Tiên chúa” được khắc bản gỗ là 僊 主. Chữ 僊 nguyên là chữ 仙 (Hán
Việt tự điển, Thiều Chửu, tr.37). Đại Nam thực lục của Quốc sử quán thì
chắc chắn là chính xác rồi. Hơn nữa các bản khắc gỗ này hiện còn được lưu trữ.
Đến đây, chúng ta đủ cứ liệu để kết luận rằng Chúa
Tiên (仙 主) hay Tiên Chúa là danh xưng dành cho Ngài Nguyễn Hoàng với ý nghĩa rằng
Ngài nhân hậu từ ái, thông tuệ giỏi giang, lắm phép thần thông và đã cứu giúp
dân chúng như các vị tiên trong thần thoại.
Nếu không có Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam , làm gì có
nghiệp Chúa Đàng Trong và chúng ta làm sao có một giang sơn rộng lớn xinh đẹp
như hôm nay. Xưng tụng như thế là một cách tri ân đối người cầm quyền có công
lớn với dân tộc và Tổ Quốc. Thật chí lí thay!
Tháng 9.2013
(Đã đăng ở tạp chí Huế Xưa &Nay số 120 th. 11-12/2013)
“Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam.” Nếu không nhờ câu di huấn này có lẽ lãnh thổ VN chỉ dừng ở Đèo Cả, vì lúc đó vương quốc Cham-pa còn rất hùng mạnh. Có đúng không?
Trả lờiXóaKhông phải đâu. Lúc đó Cham Pa đã suy yếu bạn ạ.
Xóađúng vậy
Xóa
Trả lờiXóaTôi đăng trên VĂN NGHỆ QUẢNG TRỊ bác Vĩnh Ba nhé!
Đồng ý. Như thế nhiều bạn gv và hs Nguyễn Hoàng đục hơn. Cám ơn lắm.
XóaEm ko phai la hoc Sinh Nguyen Hoang nhung cung rat qui ngoi truong nay vi co nhieu ban tai hoa xuat than tu do
Trả lờiXóaNgười Quảng Trị rất tài hoa. Nhiều danh nhân, văn sĩ, thi sĩ,... xuất thân từ đây.
XóaĐi lòng vòng mãi đến hôm nay mới vào được nhà anh
Trả lờiXóaChúc anh luôn vui khỏe và bình an
Biết nhà rồi. Ghé chơi nhiều.
Xóanhất trí
Xóamở mang đầu óc! cảm ơn tg bài biết!
Trả lờiXóaGhé chơi nhiều và còm nghen!
XóaMột bài viết rất có giá trị. Anh cho em hỏi thêm: có đúng việc Nguyễn Hoàng Nam tiến là nhờ sự mách bảo của Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" không anh? Em đọc sách thấy nói như vậy đấy.
Trả lờiXóaCó lẽ như vậy vì cụ Trạng Trình rất giỏi lý số. Tuy nhiên, định hướng là thế nhưng công lao thực hiện mới đáng kể. Chúng ta cần tri ân các tiền nhân đã khai phá mở mang giữ gìn giang sơn này.
XóaMấy dzụ "tương truyền..." (tương truyền Nguyễn Hoàng trước khi vào Nam đã cử thân tín đến nhà hỏi cụ Trình quốc công NBK) thì cần giữ ở mức "tương truyền" (nghe nói/ nghe đồn...). Lâu nay nhiều người đã hóa phép từ "tương truyền" thành "chính thế", điều này cực kỳ nguy hại. Tôi đủ chứng cứ để chứng minh cái gọi là "tương truyền" hỏi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm và cụ nhìn ra hòn giả sơn vừa cười vừa trả lời "hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân" chỉ là chiêu chính trị để nâng tầm, chứ thực sự không hề có điều đó.
XóaCảm ơn anh.Bấy nay em vẫn còn phân vân giữa hai cách giải thích trên.Chúc anh luôn vui khỏe!
Trả lờiXóaMay mà còn có bản chữ Hán của Đại Nam thực lục tiền biên.
Xóabài viết đầy tâm huyết, công phu, có giá trị lịch sử cần lưu lại nhất là đối với ngành giáo dục, riêng Mộc lại biết thêm chữ "tiên" có nhiều nghĩa, nhiều ý rất hay, thích nhất là "tiên phong" anh ạ, kính chúc anh sức khỏe và ngày càng có nhìu bài viết hay nhé!
Trả lờiXóaNgười xưa hay dùng cụm từ "tiên phong đạo cốt" nghĩa là có phong cách như vị tiên và có cốt cách như một đạo sĩ. Bây giờ "tiên phong" thường chỉ hiểu là đi trước, xung phong trước như tướng tiên phong, đội quân tiên phong,...
XóaHọc Hán Việt nhiều rất có lợi cho nghề viết lách.
Một tư liệu thật đáng quý anh ạ ! Lịch sử vẫn giữ được quả là khâm phục
Trả lờiXóaChiều mai em có 1 đám cưới bạn ở Huế, lâu lắm rồi em chưa vào Huế thương, mai phải đi mới được , đám cưới tổ chức tại Nguyễn Sinh Cung Huế anh ạ ! Em chào anh trước kẻo vào đó ko gặp được anh, về kể anh lại bảo em lơ anh hi hi
Mình đoán là nhà hang BÁCH HỶ hoặc CUNG HỶ. Đường này nhiều chỗ làm tiệc đám cưới rất đẹp. Chúc bạn ăn ngon, vui với bạn bè. Tiện thì anh em mình uống cà phê với nhau. Đt của mình 0906267129.
XóaỪ, cũng lạ. Có người vô êm ru. Có người năm sáu lần mới được, lại chờ rất lâu. Botay.
Trả lờiXóaBài viết rất công phu...xin trân trọng cám ơn tác giả đã nghiên cứu.....
Trả lờiXóaGhé chơi nhiều lên chứ. Rất mong bạn đọc các bài khác và còm góp ý.
Xóabài viết thật kỳ công và bổ ích anh à! giáo hiểu ra nhiều điều, rất cần trong việc giảng dạy. cảm ơn anh nhiều!
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã khích lệ mình.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaBạn dạy môn gì nhỉ?
XóaChữ Tiên giải thích là tiên ( ông tiên) thì chuẩn hơn vì bộ nhân cạnh chữ sơn (là núi), theo LV hiểu thì vậy
Trả lờiXóaĐúng thế bác ạ.
XóaTHẬT TUYỆT ANH V3 ƠI . CHÚC ANH KHỎE ĐỂ ĐỌC ĐƯỢC NHIỀU BÀI VIẾT HAY TỪ ANH .
Trả lờiXóaDân chúng không bao giờ quên ơn người có công với đất nước. Đó là đạo lý muôn đời.
XóaHôm đi Huế thương ăn cưới, khổ thân cho khách đường xa hu hu, trước khi đi em nghe bà con bảo vô Huế thương mà ăn đám cưới thì đi muộn chứ đừng đi sớm chờ đọa luôn đó, y như rằng, thiếp mời lúc 4.30 chiều mà đến gần 6 giờ chiều tiệc cưới mới bắt đầu cử hành anh ạ ! Trời khi mưa lại tối rồi nên em ko dám gọi anh đó mà, để lần khác vào Huế lại rảnh em sẽ a lô anh nhé ! Hì hì
Trả lờiXóaEm ra đến Đông Hà lại cũng 9 giờ tối, khiếp thật
Tuần mới chúc anh vui khỏe nha !
Ngoài em cưới đúng giờ lắm anh ạ ! Cứ đúng giờ mời trong thiệp là cử hành , còn ai đi muộn đến sau ngồi sau, nhà hàng đó là nhà hàng Đồng Khánh . 86 Nguyễn Sinh Cung anh ạ (~_~)
XóaDọn trễ là thói xấu của dân ta. Mình viết trong bài "Văn hóa đám cưới" rồi. Nhớ không? Thôi thì dịp khác. À, mới vào EMT mà chỉ thấy được cái tên bài. Xuống dưới mấy cũng không được. Chán!
XóaAnh ép níc chị ấy đi, có trong nhà anh rồi thì bấm vào bài vô tư mà anh ơi ?
Xóahttp://enmuathu.blogspot.com/2013/09/trung-thu-ta-va-em.html
Chưa biế ép níc cách răng đây. Lò mò cái đã.
Xóa"Hôm đi Huế thương ăn cưới" Nói rứa mà có biết tui tên Huế không hè! Cảm động quá! Để xem, lúc mô ra Đông Hà cưới vợ Đông Hà cái đã! (mình thích cưới đúng giờ mà)
XóaTé ra bạn còn dộc thân à,
XóaPhải ép níc giống như bên nhà em có cột blog bạn bè phía bên trái nhà đó anh, cái khoản nhà spot em ko biết làm, toàn cao tăng sư phụ làm cho em đó anh ạ ! Có đường linh ép nhà bạn bè rồi anh chỉ cần bấm là vào nhà bạn uống nước trà chứ ko phải leo tường rào vô vừa mệt lại vừa mất công mất sức, đùa tí cho vui anh đừng trách nhé !
Trả lờiXóaChúc anh ngày mới an lành, thành đạt (~_~)
Một tư liệu quý báu để bổ sung kiến thức sử cho mọi người.Qua bài này EMT được hiểu rõ thêm về công lao của Chúa Nguyễn Hoàng .
Trả lờiXóaCám ơn anh VB đã chia sẻ đến độc giả .
EMT thấy anh đã có 3 bảng Danh sách Blog của Tôi , anh để 1 bảng và thêm đ.chỉ các bạn khác .
Chúc anh luôn an vui .
Hi hi! Mình thì không chộ Danh sách mô cả. EMT chỉ mình cách làm cho nó hiện ra để mình click vào. Mà xóa bớt 02 cái thì mần rang?
XóaBài viết của anh rất công phu, đây là một tư liệu chính xác. Không ngờ thầy giáo dạy Anh văn mà cũng thông thạo chữ Hán.
Trả lờiXóaChúc anh dồi dào sức khỏe và có thêm những bài khảo cứu hay.
Hồi trước, nền giáo dục cũ dạy tào lao lắm, dạy đủ thứ táp nham. Nhờ vậy nên mình biết được 03 ngoại ngữ" Anh, Pháp và Hán văn. Nghĩ lại thwcj buồn cười!
XóaNhờ thời đó dạy " tào lao" nên mới có nhiều người tài thật sự!
XóaHồi đó đi học vui lắm. Chừ tụi nhỏ chúng nó có nhiều trò chơi nên chơi nhiều hơn học.
XóaHôm nay mới biết anh là giáo viên anh văn, lần đầu tiên đọc bài điếu văn của anh không thể ngờ anh dạy anh văn.
Trả lờiXóaChúc anh ngày an vui ấm áp nhé,
Mình dayh AV hơn 20 năm nhưng lại thích tiếng Việt hơn.
XóaMệ mà viết về lịch sử Nguyễn triều là tuyệt vời rồi!
Trả lờiXóaHi hi. Viết cho vui mà.
XóaRed chúc bác và gia đình trung thu vui vẻ ạ!
Trả lờiXóaCám ơn bạn
XóaTối ni đúng rằm trung thu
Trả lờiXóaChúc anh vui khỏe đón chị Hằng xuống chơi (~_~)
Trân trọng lời chúc của bạn.
XóaEm qua thăm anh. Đọc chuyện các vua chúa nhà Nguyễn, em phục nhất Vua Duy Tân, nhất là những câu ông đối đáp với bọn Pháp lúc bấy giờ. Em đọc khá nhiều về Nam Phương Hoàng Hậu. Em thấy thương người phụ nữ này.
Trả lờiXóaVua Gia Long, vua Minh Mạng đều là những bậc minh quân nữa chứ. Đó là nhìn theo thời kỳ quân chủ phong kiến.
XóaVĩnh Ba là nhà nghiên cứu lịch sử thì tuyệt vời.
Trả lờiXóaKhong dám mo!
XóaThầy ơi -ban đầu thì Chúa Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ thôi nhỉ -có tài liệu nào chính thức phong Chúa không thầy ?
Trả lờiXóa.
Chúc thầy khang an -
Không có sắc phong nào phong Chúa cho NH. Đó chỉ là tên dân gian xưng tụng Ngài. Chúa Trịnh cũng vậy.
Xóa"Từ thủa mang gươm đi mở đất. Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long" câu ca ấy dường như nói về chuyện "chua Tiên" mở đật. Tiền xin phép bạn đưa bài này lên Blog "người vô học" né. Cám ơn
Trả lờiXóaHoàn toàn đồng ý.
XóaTui cũng rứa. Vào nhà ai thì ngọt xớt nhưng vào nhà BD thì khổ sở trăm bề và mất nhiều thời gian nhưng chưa chắc đã được việc. Cừ viết vài dòng là nhảy một cái, mất tăm mấy hàng chữ đã viết, Nhưng thường thì màng hình đứng sững hay cực kỳ chậm.
Trả lờiXóaCám ơn. Vậy là mất chục năm nay mình BIẾT sai, nhưng có vẻ nhiều người cũng hiểu như tui thôi!
Trả lờiXóaĐúng như anh nói. Mấy Mệ hoàng tộc và tôn thất cũng hiểu nhầm.
XóaMình thị bị 02 nhà: EMT và BD. Đổ quạu.
Trả lờiXóaThế là anh VB đã giải thích sự sâu sắc, đa dạng cuả từ Hán việt rất kỳ công nhưng lại rất nhẹ nhàng và ý nghĩa, thật là good.
Trả lờiXóaKhông gì sunh sướng bang được người đẹp cao nguyên khen ngợi. Cám ơn bạn. Hôm Kế lên ĐL đột xuất, Kế không báo cho mình nên kg có quà cho anh em trên đó. Chúc vui!
XóaCảm ơn ông anh đã "hâm nóng thời thiếu nữ" cho QQ, còn quà thì cứ đợi đấy, mai mốt về Huế QQ sẽ đòi gấp đôi hi hi ... Chúc ngày mới thật vui nha anh !
XóaCó mô nhiều mà đòi gấp đôi.
XóaRất bổ ích và lý thú! Cảm ơn anh nhé!
Trả lờiXóa