Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Chiếc giường của Procuste (Chuyển từ YH sang)

1. Nhân đọc entry “Định kiến” trên blog của một người bạn, tôi viết bài này để tìm hiểu thêm về một trong số những ẩn dụ cổ điển thường thấy trong văn học thế giới. Dùng ẩn dụ là một thủ pháp rất hiệu quả của người viết văn, khỏi dông dài phân tích mà ngụ được ý nghĩa sâu xa, khắc sâu vào tâm  trí người đọc. Tuy nhiên, hiểu một ẩn dụ có nhiều cách khác nhau, có khi chưa hẳn đúng với ý của tác giả điển tích được dùng làm ẩn dụ. Mỗi người một cách hiểu, thế mới làm nên tính đa dạng của văn hoá.
 
2. Trong thần thoại Hy Lạp, có điển tích mang tên “Chiếc giường của Procuste”. Procuste là một tên cướp vùng Attique chuyên hành hạ các du khách y bắt được bằng cách đặt họ nằm trên một chiếc giường (y có hai chiếc, một ngắn một dài) và chặt bớt hoặc kéo dãn chân của họ cho vừa chiếc giường ấy. Việt Nam ta cũng có thành ngữ khá tương đương: “Đẽo chân cho vừa giày” dùng để chỉ mọi toan tính muốn dùng bạo lực bắt người ta theo một kiểu mẫu duy nhất, một lối suy nghĩ hay hành động duy nhất.
 
3. Tôi hiểu điển tích trên có nghĩa bóng như sau:

- Tên tướng cướp tượng trưng cho bạo lực cường quyền tàn ác, cho kẻ mạnh độc chiếm thế lực, cho kẻ chiến thắng thiếu học. Hắn không phải là hình ảnh của chân lý lẽ phải, mà ngược lại biểu tượng cho sự ngu dốt, vô học, gặp thời vớ được quyền lực. Tướng cướp mà.

- Cái giường tượng trưng cho một định kiến tuỳ tiện, phi lý được áp đặt cho tha nhân từ sự tàn bạo và ngu xuẩn của một tên tướng cướp.

- Người bị chặt là hình ảnh của kẻ yếu, người thất thế hay nói rộng hơn là quần chúng hiền lành lo làm lo ăn bằng lao động chân chính.

Vậy toàn bộ câu chuyện muốn lên án kẻ bạo tàn ngu dốt khi nắm được quyền lực, tha hồ sinh sát tuỳ ý, bày đặt ra một khuôn khổ phi lý ngang ngược để trừng trị ai không vừa ý hắn.

4. Từ cách hiểu này của riêng tôi, tôi KHÔNG hề thấy ẩn dụ này có chút liên quan gì đến định kiến (đúng ra nên gọi là chính kiến) của một triết gia, một nhà tư tưởng, một nhà khoa học, một vị giáo chủ tôn giáo,…thậm chí ngay một cá nhân nhỏ bé trong chúng ta. Có mấy lí do như sau:
- Các bậc thầy này ra sức thuyết giảng, rao truyền, khuyến dụ mọi người suy nghĩ như mỗi ông ta, nhưng không hề kề dao cứa cổ bắt ép họ nghe theo. Nghe hay không tuỳ tự do của người nghe. Họ cũng chẳng có gươm súng để cưỡng ép một ai. Chúng ta cũng vậy. Chúng ta có những chủ kiến nho nhỏ, những quan điểm cá nhân riêng tư. Chúng ta rất mong mỏi mọi người “đồng thanh tương ứng” nhưng tuyệt nhiên không ép uổng ai cũng phải theo mình. Con cái chúng ta còn không nghe lời chúng ta nữa mà. Đây là một đặc điểm của sự TỰ DO TƯ TƯỞNG.
 
- Định kiến/ chánh kiến của các bậc thầy này không phải là “cái giường của Procuste” vốn hoàn toàn tuỳ tiện và phi lý. Đó là kết quả của một quá trình tư duy, thử nghiệm, đối chiếu. Ví dụ, thái tử Tất Đạt Đa văn võ toàn tài, sống trong cung vàng điện ngọc, rồi rủ bỏ tất cả đi vào rừng già, tu hành đủ loại môn phái và cuối cùng tham thiền nhập định dưới cội Bồ đề mới tìm ra chân lý “Khổ, Tập, Diệt, Đạo”. Định kiến này cả ngàn năm sau vẫn được muôn người tín mộ. Định kiến của chúng ta cũng vậy. Sống lâu có kinh nghiệm, có thử thách dẫn tới có định kiến này nọ. Muốn người khác theo phe mình thì cũng vui, có sao đâu.

- Tín đồ của một tôn giáo hay một triết thuyết cũng không phải là một kẻ yếu để cho người khác muốn băm vằm gì cũng được. Vua Asoka sau khi tiêu diệt đạo Phật, chiếm rất nhiều lãnh thổ lại quay lại nhận thấy giá trị của đạo từ bi và sám hối, rồi ra sức hoằng dương chánh pháp. Bác học Einstein rất ngưỡng mộ đạo Phật dù ông ta là nhà khoa học bậc nhất của thế kỷ 20. Việc qui ngưỡng một định kiến. chánh kiến hoàn toàn có tính tự nguyện. Trở về trường hợp của chúng ta. Con cái bạn bè của chúng ta cũng không phải là kẻ yếu, thiếu tri thức. Họ TỰ DO chọn cái họ muốn, họ thích. Ta chẳng có cách gì áp đặt cả.

6. Nói tóm lại, TỰ DO TƯ TƯỞNG, ĐA DẠNG TƯ TƯỞNG là một mục đích quan trọng mà cả nhân loại đang theo đuổi. Mỗi người cứ ra sức truyền bá quan điểm của mình đi. (Nếu bạn ở nước Anh thì có thể ra Hyde Park để diễn thuyết). Bạn phải có cái sở thích riêng của mình, phải có cái quan niệm riêng của mình. Điều quan trọng là bạn cần chín muồi trong suy nghĩ, cần cầu thị trong giao tiếp. Cái quan điểm cá nhân của bạn không phải là “cái giường của Procuste” đâu vì bạn phải chấp nhận sự tồn tại của các quan điểm khác. Điều mà bạn tôi muốn gởi gắm sâu xa hơn nhiều: Một khi cái quan điểm cá nhân của ta đã lạc hậu rồi, đã lòi ra lắm chỗ phi lý rồi, đã sai be bét rồi mà ta cứ khư khư bảo vệ nó, o ép người khác chấp nhận nó rồi lấy nó làm khuôn mẫu để đánh giá người khác, khi ấy nó đúng là “cái giường của Procuste” trong tư tưởng của ta.
 
Vậy chúng ta cần học hỏi, tiếp thu cái mới, tôn trọng tự do tư tưởng mới tránh khỏi định kiến hẹp hòi, hủ lậu. Trong hành trình truy cầu sự tiến bộ, trở ngại lớn nhất là mấy cái giường Procuste.

5 nhận xét:

  1. " Một khi cái quan điểm cá nhân của ta đã lạc hậu rồi, đã lòi ra lắm chỗ phi lý rồi, đã sai be bét rồi mà ta cứ khư khư bảo vệ nó, o ép người khác chấp nhận nó rồi lấy nó làm khuôn mẫu để đánh giá người khác, khi ấy nó đúng là “cái giường của Procuste” trong tư tưởng của ta". Rất hay, thưa bác Ba!
    Giá như những người đang nắm quyền họ biết đọc chử và biết suy nghĩ ....để đọc cái đoạn này!

    Trả lờiXóa
  2. Bài viêt đạt, hay hơn nhiều và rất thực tiễn cho mọi người xung quanh vấn đề "giường Pro...". Nếu được nêu chính riếng thì tôi muốn nói là bài này hay hơn bài giảng đúng chủ đề này của cái ông An Chi nào đó. Ông ta cứ khoe đọc sách đông tây kim cổ, rồi cuối cùng mới đưa ra được vài ý lủng củng. Kiểu như viết để lấy tiền nhuận bút hay sao ấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết bạn là ai nhưng rất quý bạn vì đã chịu khó ddcj bài mình viết. Mình thường đối chiếu với thực tiễn, viết ra cái suy nghĩ riêng tư cuarminhf. Có người đồng cảm là vui rồi. Ghé chơi nhiều nghen.

      Xóa