Tôi đọc truyện “Huế rặt” của tác giả Võ Hương An cho mẹ tôi nghe. Bà cứ cười như nức nẻ. Nghe xong, bà nói:
- Chà! Cái ông văn sĩ ni biết hung ác (1). Cái chi ông cũng biết trọi lọi!(2)
Tôi nói đùa với bà:
- Mạ thiệt! Thầy con đó, có phải cô đâu? Răng mạ gọi là cái. Mà thầy có hung ác chi mô? Dễ chịu lắm.
- Mi nợ! Mệ ưa nói rứa thì răng? Thầy mi biết hung ác mà còn hiền ác (3)nữa. Tao nghe cái giọng văn là tao biết liền. Nhưng có chuyện thầy mi chưa biết mô.
Mẹ
tôi năm ni đã 94 tuổi. Bà về làm dâu trong hoàng tộc từ cái thuở vua
Bảo Đại mới hồi loan dăm ba năm. Ông cố tôi hồi trước làm Thị Lang ở bộ
Công với Thượng thư Đào Tấn. Nghe nói hai bên có tình thông gia nhưng
đến đời tôi thì chỉ thỉnh thoảng nghe nhắc lại mà thôi. Chuyện ông cố
tôi mới chính là cái chuyện mà mẹ tôi dám chê thầy Võ Hương An không
biết.
Đó là
chuyện kiêng cử tên của ông bà. Bác tôi ở “Phi Phô” (Faifo/Hội An) ra
thăm nhà phải đi qua Đà Nẵng nhưng cứ nghe bác tôi nói với mẹ tôi, Thím
rảnh thì vào trong sông Hờn(g) (4)chơi ít bữa. Hoá ra là cử tên ông cố
tôi là Hường Hàn. Tội cho giòng sông Hàn (Đà Nẵng) có cái tên dễ thương
lại mang tên một nỗi thù oán, nghe lâm li bi đát như một niềm riêng khó
nói.
Ở Huế
cái thói ăn vặt của người lớn và trẻ con được gọi là “ăn hàng”. Tôi dạo
đi học lớp năm (tức lớp 1 bây giờ) cũng đành xin mẹ hay bà nội 5 giác
(50 xu) để ăn hờn(g) (khoai lang, sắn hay đậu phụng luộc). Ôi!
Đây là cái lạc thú lớn nhất thời trẻ con của tôi. Năm giác nhưng mua
được nửa củ khoai và nửa củ sắn thơm phức mùi lá dứa của mụ Giàu đầu
xóm. Thế nên, nói lộn thành ăn hàn(g) (cùng âm với Hàn theo giọng Huế)
là xôi hỏng bỏng không đó. Mẹ tôi còn tha thứ chứ bà nội tôi nghe là
quát liền:
- Thằng cha mi không biết dạy con!
Chưa
hết mô. “Con rác bò côi thiền(g)” có nhĩa là “con kiến bò trên thành”
Kiến và Thành là tên ai quả thật tôi cũng không biết nhưng bà nội tôi
dạy thế thì tôi phải nghe. Tôi thường khai rằng mình sống ở Thiền(g) Nội
hơn mười mấy năm là vì thế đó. Nghĩ thiệt buồn cười nhưng ở xứ Huế thời
đó có nhà nào không kiêng tên ông bà đâu. Lắm lúc tôi cũng ngớ ra một
hồi mới hiểu mình đã nghe cái gì.
Kiêng
cử như thế là thường tình, ai cũng biết. Người Trung hoa hay gọi Phạm
tiên sinh, Trần giám đốc, Lê giáo sư... cũng chỉ để tỏ lòng kính trọng
người lớn tuổi hay có địa vị. Ông bà ta còn hơn thế thì kiêng cử cũng
đúng đạo lí thôi. Bây giờ theo kiểu Tây thì phải, nói tới ai cũng trông
trổng nghe hỗn láo thế nào. Tôi đọc sách ta, thấy nhiều tác giả cứ viết
Lê Lợi, Nguyễn Huệ ... lên ngôi năm... là tôi dị ứng ngay. Tại sao ta
không thêm một danh xưng ông, ngài, hay vua ... gì đó cho lễ phép. Cách
nói tránh (uyển ngữ) hình như đã bị lãng quên. Tính khoa học có cấm
chúng ta bày tỏ lòng kính trọng với tiền nhân đâu. Tây là Tây mà ta là
ta chứ. ‘Hoà nhưng không hùa’ như thầy Võ Hương An đã viết mới giữ được
bản sắc dân tộc chứ.
Song
le, có lẽ khó mà chịu nỗi với sự kiêng cử dài dòng rối rắm như thời ông
cố tôi với chú lính kéo xe. Sau đây là lời mẹ tôi kể lại:
Ông
cố tôi đi làm và cả đi chơi bằng xe kéo. Chú kéo xe độ hai mươi mấy
tuổi, còn khoẻ lắm nhưng đã kéo cho cố tôi đã hơn 3, 4 năm. Chú nghe
quen ông cố tôi nói nên ông nói gì chú cũng hiểu. Không may, chú ốm đau
gì phải thay người kéo thì người mới cứ bị la mãi suốt ngày. Mẹ tôi kể
lại một dạo cố tôi đi ăn kỵ ở nhà bạn. Lên xe rồi, bỗng nhớ ra còn quên
đồ đạc gì đó. Ông bảo chú lính kéo xe mới:
- Chạy vô lấy cho tao cái “ơ lơn đơn năm hột nát mễ nễ” mau!
Chú
kéo xe chạy vô nhà, lục lung tung mà không sao tìm được cái thứ ông cố
tôi cần. Khăn rồi, dù rồi, đãy thuốc cũng rồi. Còn cái chi mà ‘ơ lơn
đơn’ với ‘nát mễ nễ’. May thay, chú lanh trí, chạy tuốt xuống nhà dưới
hỏi bà cố tôi. Thì ra cái ông cố tôi cần là cái áo lương đen năm hột nút
mã não. Vâng, áo lương đen, một y phục thời trang ngày xưa.
Ui chao ơi! Kiêng cử như rứa hoạ là xứ Huế của tôi mới có thôi. Hẹn với các bạn các chuyện Huế rặt sau.
Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
Th 7.2008
Chú
thích:
1. Hung ác: Nhiều lắm
2. Biết trói lọi: biết hết cả
3. Hiền ác:
Rất hiền
4. Người Huế nói hàn với hàng, thiền với thiềng như nhau, không
phân biệt có g hay không.
Người gốc Huế có khác!
Trả lờiXóaHuế lắm chuyện hí! Cho vui thôi!
Xóaở miền nam không kiêng cữ nhiều như vậy nhưng không được đặt tên con trùng húy với những người trong dòng họ Do đó mỗi lần khai sanh cho con vẫn phải hỏi các bậc trưởng thượng hiiii...có nhiều người(như cậu và em của SL) cứ lấy tên cha hoặc mẹ đặt lại cho con(khác chữ lót)cho xong chuyện Một ý kiến khác là dùng tên ong bà hoặc người mình yêu thích làm chữ lót cho tên con để tỏ sự quí mến kính trọng...
Trả lờiXóaCái kiểu đặt tên của Cậu và em bạn sẽ dẫn tới sự hiểu nhầm khi cả hai người cùng tên (khác chữ lót, khác thế thứ) cùng có mặt trong một địa điểm.
Xóahay
XóaUI!!!! Giờ thì em vào nhà thầy được rồi ạ. vui thật.
Trả lờiXóaThầy ơi, kiêng nhiều quá khổ lắm ạ
BN đã biết nhà thì vào thăm nhiều nha!
XóaSao mình vào nhà của binhnguyen bên blogger không được nhỉ? Phải mở tài khoảng bên đó nữa sao?
XóaAnh NH nói nhà BN bên nào? Yume hả?
Xóahay lắm
XóaQua thăm và đọc bài Huế rặt của anh, bây giờ người ta chẳng còn kiêng nhiều vậy nữa anh ạ, cứ tên họ thích thì cứ đặt, gọi thẳng tên người lớn cứ tự nhiên, không thấy ngại gì hết... cũng hơi khó chịu nếu mình bị như thế anh nhỉ.
Trả lờiXóaQuá khó chịu đi chứ. Thiếu sự kính trọng.
XóaKiêng gọi tên thì ở Huế nhiều lắm! Từ phạm vi nhỏ trong gia đình, dòng họ, trong làng và lớn hơn là tên các vị trong hoàng tộc. Cái này bây giờ cũng bớt bớt rồi.
Trả lờiXóaNgười miền Nam cũng kiêng các tên gọi trong hoàng tộc nhưng lâu quá thành thói quen nên khi nói cứ nghĩ là nó tự nhiên là như thế:
CảNH (hoa cảnh) : hoa kiểng
Hoa : huê
Quí : quới
Thái : thới ....
Kể ra thì nhiều. Viết để nhớ một thời thôi.
XóaCó rứa mới bui chơ
Trả lờiXóaRa Huế chưa? Nhớ có quà Nha Trang đấy.
Xóaôi Mưa vào Nhà anh đc rồi nè... gặp lần đầu k biết xưng hô phải trái thế nào - nếu đúng ng trong avata cho phép mưa đc chào là anh cho thân thiện được không ạ?
Trả lờiXóacảm ơn anh đã ghé và trò chuyện cùng Mưa...
đọc bài viết của a Mưa lại nhớ đến một kỷ niệm vui: ngày nhỏ Mưa mới tới nơi Mưa đang sống bây giờ, thấy một cô bn ng Huế( nơi Mưa sống có rất nhiều ng sinh ở TTH cùng vào đây lập nghiệp)chào một bác gần nhà: Chứ MỤ đi mô rứa( quê mưa nếu gọi MỤ có nghĩa là không thân thiện...)sau này Mưa mới hiểu đó là tiếng địa phương -chào nhau thân thiết hiiiiiiii
thăm a trò chuyện vui chút. mọi điều tốt đẹp luôn đến với anh.
Bạn hiện sống ở tỉnh nào? Rất vui quen với bạn. Mình thích đi nhiều nơi trong nước để biết nhiều hơn về người Việt ta.
XóaMẹ N đau nặng nên quán caffe phải đóng cửa -làm phiền anh rồi
Trả lờiXóaHèn chi qua 56 NH mà không thấy chi cả.
Xóa