Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Giỏi tiếng Việt để yêu nước Việt hơn.

Nhà báo thời danh Nguyễn Văn Vĩnh


1. Một giáo viên môn Sử hỏi tôi, “Anh ơi, sao gọi là ‘phe đồng minh’ vậy anh? Từ minh đó có cùng nghĩa với từ minh trong cụm từ ‘Mặt trận Việt Minh’ không?” Tôi trả lời, “Cả hai từ minh đó có cùng nghĩa là thề nguyền/ lời thề, đồng minh là cùng thề với nhau theo đuổi một lập trường, một lý tưởng, một mưu đồ… nào đó.” Luôn thể, tôi hỏi lại anh bạn trẻ, “Thế từ minh trong các cụm từ ‘rừng U minh thượng’, ‘bài minh trên chuông’, ‘loan phụng hoà minh’ hay ‘quang minh chính đại’ có nghĩa gì, giống hay khác nhau?”. Anh bạn trẻ kêu lên, “Tiếng Việt ta khó quá, em bó tay chấm com mất. Có ai dạy cho em mà em biết, thường nói theo thói quen mà thôi.”

Những cụm từ được nêu trên có lẽ cũng không mấy xa lạ với chúng ta. Có từ được nói hằng ngày mà đôi người không cố hiểu được cho đến nơi đến chốn. Hơi cường điệu một chút, theo ý tôi, phần lớn giới trẻ bây giờ có lẽ e cũng bó tay theo anh bạn trẻ đó. Phải chăng vì chúng là từ Hán Việt nên chúng ta không nhọc lòng quan tâm đến? Cứ nói thuội theo báo đài sách vở là được.

Thế còn từ thuần Việt thì sao? Có lần vào đầu năm học, tôi gọi điểm danh học sinh đến em Hà Văn Cau thì cả lớp cười ồ lên. Tôi hơi ngạc nhiên. Tiếp đến, qua vài em khác đến em Trần Thị Mè thì cả lớp lại cười ồ một lần nữa. Hoá ra, bên cạnh Phương Dung, Quang Huy, Thu Tuyết,.. thì Cau và Mè xem ra cũng hơi lép vế và khôi hài. Đó là chuyện vài học sinh nông thôn. Còn ở thành phố, con cái của các bậc thị dân khoa bảng, các thương nhân giàu có, hay của cả các người bình dân dứt khoát không thể là Nguyễn Thị Trăng Thu, Phạm Văn Trời Sáng được, nói chi đến Rau, Đậu, Mè, Vừng…. Chúng phải là Nguyễn Trần Thu Nguyệt hay Phạm Võ Nhật Quang, tên sao phải nghe trang trọng, oai vang chứ nôm na mách qué là không xong rồi. Ở đây, chúng ta lại quá tả, quá trọng thị từ Hán Việt. Vì thế, tôi thỉnh thoảng được các bố mẹ trẻ tư vấn khi đặt tên con, họ sợ cái tên nghe kêu ấy lại thậm không có chút ý nghĩa gì hết, mất hay.

2. Hai trường hợp trên nêu lên một hiện trạng bất nhất đang diễn ra trong việc sử dụng tiếng Việt của người Việt: Thích dùng từ Hán Việt mà không chịu học từ Hán Việt. Trong một bản tin dự báo thời tiết gần đây tôi nghe được, nhà đài báo rằng ngày mai một luồng không khí lạnh sẽ bổ sung cho khí hậu ở vùng Đông Bắc Bộ và trong tuần tới một cơn gió mạnh cấp 6 sẽ tập kích miền Nam Trung Quốc… Chúng ta thường nói bổ sung lực lượng (vì thiếu hụt), bổ sung kiến thức (vì chưa đủ)… chứ làm sao mà bổ sung cái khí lạnh khổ sở đó vào miền Bắc của chúng ta được. Tương tự thế, hiện tượng thiên nhiên gió bão không xảy ra nơi này thì xảy ra nơi kia làm sao lại cố ý tập kích (đánh úp) vào xứ Trung Quốc thế. Xét cẩn thận hơn nữa thì từ tập trong từ tập kích và từ tập trung hoàn toàn khác nhau đấy.

Chúng ta phải công nhận một sự thật lịch sử: từ Hán Việt là một thành phần bất khả phân ly của tiếng Việt. Từ chối nó là đi ngược với qui luật phát triển của ngôn ngữ và làm nghèo đi tiếng Việt của chúng ta. Chúng ta đã dùng từ Hán Việt cả hơn ngàn năm, nên không còn có thể khước bỏ nó được. Lấy ví dụ, ai lại thay thế cụm từ “gia đình hạnh phúc” bằng “cả nhà sung sướng”. Cả nhà đó dù thiếu thốn (không sung) và vất vả (không sướng) nhưng họ yêu thương, chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau thì họ vẫn là một gia đình hạnh phúc như thường.

Có trường hợp ngược lại, dù có từ thuần Việt tương đương, chúng ta cũng không dùng được trong trường hợp nhằm diễn tả sự tôn trọng. Ví dụ như thay vì nói vua nước Thái và vợ sẽ đến thăm Việt Nam vào tuần tới, chúng ta nên nói Quốc vương Thái Lan và hoàng hậu sẽ đến thăm … Tự bao giờ, từ Hán Việt được khoác cái ý nghĩa quý phái, trang trọng và cung kính. Ví dụ nữa, từ “tiền nhân” lại dường như có nghĩa kính trọng hơn là từ “người đời trước”.

Bên cạnh tình trạng đáng tiếc thường xảy ra trên, nếu không bàn đến các từ mượn từ các ngôn ngữ khác thì tôi e rất thiếu sót, nhất là từ tiếng Pháp và tiếng Mỹ. Thoạt đầu, chúng ta vay mượn hầu để diễn tả những vật/ khái niệm chưa có như xà phòng (savon), nhà ga (la gare), bơ (le beurre), mát xa (massage), sâm banh (champagne) … Về sau, dù có từ thuần Việt sẵn rồi, chúng ta lại thu nhập một số từ cho oai như tin hot, tuổi teen, các fan … Thậm chí có cuộc thi hoa hậu khá sôi nổi lại mang tên là Miss Teen như là đang xảy ra bên xứ Mỹ vậy.

Nhìn vào thực tế, việc sử dụng tiếng Việt ta ngày nay đã trở nên xô bồ và không tuân thủ một số qui tắc thông thường. Nếu kể ra thì không biết là bao nhiêu ví dụ. Ví dụ, từ gov thì được phát âm là gờ o vê thay vì giê ô vê hay gờ o vờ; nữ anh hùng trong khi từ ‘hùng’ có nghĩa là giống đực; hơi bị hay thay cho khá hay,… Thậm chí một quan chức phát biểu trong nghị trường đại khái rằng làm ăn kinh tế thì có phi vụ (chuyến bay) thất bại là thường. Hẳn ông ta không biết rằng phi vụ là tiếng lóng dành cho việc làm ăn phi pháp của gian thương xã hội đen, chứ làm ăn chân chính xã hội chủ nghĩa thì phải gọi là thương vụ. Thật là một nhầm lẫn chết người.

Vậy nói, viết cũng cần có luật lệ là hiển nhiên.

3. Đúng là ngôn ngữ có tính võ đoán, dùng lâu dài sẽ trở thành phổ thông và chính thống, nhưng có điều quan trọng chúng ta nên thấy là sử dụng tiếng nói của dân tộc ta giỏi làm chúng ta yêu đất nước chúng ta hơn. Vì sao vậy? Tôi rất đồng tình với nhận định của một số nhà nghiên cứu rằng tình yêu nước chủ yếu dựa vào tiếng nói của dân tộc sống trong nước đó. Quốc gia không chỉ là một vùng lãnh thổ hữu hình mà còn cả một nền văn hoá phi vật thể đồ sộ của người dân sống trên đó. Chính nói cùng tiếng nói gắn kết những con người đó với nhau, làm họ hiểu nhau, thấy cái đẹp của nòi giống mình, và muốn sống cạnh nhau. Thông qua tiếng nói rồi về sau là chữ viết, người dân cùng chung một ký ức văn hoá, chung một lịch sử đấu tranh, chung một niềm tin dân tộc, … khiến họ trở thành một khối thống nhất dù khác huyết thống, trình độ kinh tế, tập tục,…. Từ đó, tình yêu cái khối thống nhất đó, có tổ chức quản lý, tạo nên truyền thống và xây dựng một niềm tự hào dân tộc, là cái cốt lõi của tình yêu nước. Ta thường thấy mọi quốc gia đều cố thống nhất tiếng nói, chữ viết để củng cố sức mạnh của đất nước là vì vậy.

Với các quốc gia đa sắc tộc, một tiếng nói, một loại chữ viết được chọn làm chủ đạo, thường là của sắc tộc mạnh nhất và được gọi là ngôn ngữ hay chữ viết chính thức. Ở nước ta là tiếng Kinh, chữ Việt. Không sành sõi tiếng mẹ đẻ thì tình yêu nước chỉ là một phản ứng tự vệ có tính bản năng. Chính sành sõi tiếng mẹ đẻ làm tình yêu nước nồng nàn hơn, làm ta yêu được những người khác với ta lắm thứ, sống vào một thời, một nơi xa ta rất nhiều, mà bởi chỉ vì cùng tiếng nói. Một anh chàng đen đủi to cao sống tận châu Phi gần cả một đời lại oà ra khóc khi nghe được tiếng Việt, hoá ra mẹ anh ta là người Việt. Cái sợi giây thiêng liêng kết nối anh ấy với quê mẹ chính là tiếng nói vậy.

4. Nhạc sĩ Phạm Duy từng viết, Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi! Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi! Tiếng ru muôn đời. Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui. Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi! Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi. Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!...” Vâng, từ tiếng nói khi nghe đầu đời rồi qua ngàn năm thành tiếng ru muôn đời và thành tiếng lòng tôi. Nhạc sĩ Phạm Duy viết thế quả rất súc tích. Nếu ta không thấm cái vẻ đẹp của đất nước qua tiếng nói đặc thù của dân tộc thì làm sao mà có một lòng yêu nước cháy bỏng và tha thiết được.

Nhà báo thời danh Nguyễn Văn Vĩnh năm 1907  trong lời tựa của Truyện Tam Quốc Chí do Phan Kế Bính dịch đã có câu nói bất hủ: Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”. Rõ ràng cụ đã nhận thấy dù dân ta có cải lương y phục, nhà cửa, lề thói, … để thích nghi với tiến bộ Âu Tây như hiện nay mà còn giữ được tiếng Việt thì vẫn còn là con người Việt, có bản sắc riêng. Tầm quan trọng của tiếng nói là thế đó.

Một Việt kiều thế hệ thứ 2 nếu không biết nói đọc tiếng Việt thông thạo hẳn khó mà có được một lòng yêu nước nồng nàn. Điều dễ hiểu là bởi anh ta bị cắt rời khỏi tâm thức dân tộc, không có lòng tự hào về dân tộc mình. Một người dân Việt không sành sõi tiếng Việt, không hiểu được văn hoá Việt, nói chêm lung tung tiếng nước ngoài thì cũng như Việt kiều trên thôi.

Trừ phi ai đó nói liều rằng chỉ cần tình nhân loại thôi, đừng nên bảo thủ hẹp hòi trong phạm vi quốc gia nhỏ bé, giỏi tiếng mẹ đẻ vẫn là điều tiên quyết để yêu đất nước sâu đậm thiết tha hơn. Tình trạng sử dụng tiếng Việt ta hiện nay là thế. Làm sao dạy cho con cháu ta giỏi tiếng mẹ đẻ, rồi từ đó yêu đất nước hơn là một nhiệm vụ cấp thiết của các giới chức hữu quan.

Đó lại là một vấn đề khác.

Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

72 nhận xét:

  1. tôi yêu tiếng nước tôi...

    Trả lờiXóa
  2. @TN đã đọc vài bài nói về đề tài này…
    Nhưng bài viết của anh VB mới thật sự là xuất sắc. Tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ, rõ ràng…Đây! Không những chính là nguyên lý giáo dục ngôn ngữ Việt mà còn bao hàm cả khoa học ngữ nghĩa và tâm lý nhân văn xã hội chính xác…
    Đã mấy chục năm nay, đôi khi…cảm thấy buồn rất nhiều vì nghe và làm việc với nhiều câu cú, ngôn ngữ sai lạc, tuỳ tiện quy ước (hiểu ý)…mà không hề có nguồn gốc ngữ nghĩa cơ sở lý luận ý tứ..tạo ra những phát ngôn kỳ cục, lạ lẫm…
    TN rất vui khi đọc bài này…và mạo muội phát biểu. Cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết của anh rất hay, em xin chép lại để tải cho các con em đọc nhé vì bây giờ giới trẻ đa số không để ý đến tiếng Việt lắm, nói hay viết thường những ngôn từ tuổi TEEN và tiếng nước ngoài.
    Cám ơn anh nhiều và Em xin chúc anh khỏe và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  4. Bài của bạn ngắn gọn chính xác và đầy đủ. Dù chúng ta chưa phải là nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng với tinh thần người Việt yêu tiếng mẹ đẻ, chúng ta hãy và hơn thế nữa để góp phần vào việc chấn chỉnh và phát huy ngôn từ của dân tộc. Thời hội nhập, luôn gặp kiểu ăn nói (thậm chí cách viết) vô chùng mực, đôi khi rất kỳ quái. Bản thân cũng bức rứt và không ít lần góp ý phê phán vấn đề này.
    Rất hân hạnh được trao đổi và tỏ bày cùng bạn. Thân ái!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất quý sự thẳng thắn của bạn. Đúng là bây giờ ăn nói viết lách quá sức lung tung.

      Xóa
  5. Bài anh viết rất sâu sắc em đồng ý với anh, ko gì bằng tiếng mẹ đẻ của mình, hôm qua em xem 1 nhạc sĩ VN sống định cư ở nước Nga luôn hơn 20 năm rồi mà tiếng Việt của anh ấy cực chuẩn, chứng tỏ đó là những người con yêu nước yêu tiếng mẹ đẻ thân thương của mình
    Chúc anh 1 chiều xuân an lành nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn không nói được tiếng mẹ đẻ, tất nhiên bạn bị tách rời khổi cộng đồng nói tiếng mẹ đẻ của bạn. Bạn làm sao yêu nước được? Cái lý là như thế.

      Xóa
  6. Từ sau 1975, tiếng Việt như bị "bóp, nặn, chế biến..." một cách khiên cưỡng cũng dựa vào cái lý do yêu nước đó chớ! Tới nay và sau này nữa không biết tiếng Việt sẽ biến thể tới đâu ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy cái ông nớ ưng chi thì nói nấy, có ai cãi lại được mô.

      Xóa
  7. Anh Ba sao mà sâu sắc đến thế . Cám ơn anh cho tôi được in bài nầy cho các cháu học tập , chúc anh an lành và có nhiều bài viết hay .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất hân hạnh. Mình đã đưa lên blog là để cho mọi người dùng chung. Càng nhiều người quan tâm là càng sướng cái bụng tui.

      Xóa
  8. Năm mới Em sang thăm anh cùng gia đình, chúc mọi điều tốt đẹp hơn.Cảm ơn anh cho bài viết trên góp một phần để yêu đất nước hơn.

    Trả lờiXóa
  9. Bài viết ni của bác bên YuMe, tôi là người vào còm đầu tiên mấy lần vẫn không được YuMe duyệt nên tôi ghi còm ngoài proflie của bác

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yume nó làm sao ấy. Còm ở profile thì được mà trả lời ở bài thì không. Muốn bỏ Yume quá.

      Xóa
  10. Một bài viết đầy nhiệt huyết về tiếng mẹ đẻ .Cám ơn anh đã phân tích sâu sắc cho các thế hệ sau hiểu rõ và dùng từ chính xác hơn .

    Trả lờiXóa
  11. Sở dỉ học sinh ngày nay dốt từ Hán Việt vì nghe theo lời dạy CB "giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt". Bác dạy "trực thăng" thì nói "máy bay lên thẳng", "phụ huynh" thì nói "cha mẹ học sinh". Năm 80 tôi dạy chung với một gv văn miền bắc, ông ta nhầm "quân hàm " với "công hàm"; Gần đây trường tôi có cô tốt nghiệp đại học sư phạm tiểu học được phân công dạy HSG văn, ngay giữa hội đồng GV cô ta hỏi tôi "em đi đám thấy trên vòng hoa có hai chử "phân ưu" nghĩa là gì thầy?Những chuyện không tin mà có thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh em mình thì gặp hoài mấy cái vụ như rứa. Viết cho nó dài dòng lý sự để giải trí ấy mà.

      Xóa
  12. Bài viết thật hay - thật đẹp như bài hát của Phạm Duy vậy - làm mọi người thêm yêu tiếng Việt anh Vĩnh Ba ah.
    Chúc anh luôn vui khỏe và mọi sự như ý.

    Trả lờiXóa
  13. Anh luôn có những thông tin rất quý giá !
    Cảm ơn anh đã cho xem !

    Trả lờiXóa
  14. Anh Vĩnh Ba! một đề tài rất hay. Ái mộ anh quá.
    Chúc anh sức khỏe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hy vọng đọc xong bài này nhiều bạn sẽ tìm học từ Hán Việt.

      Xóa
  15. Bài viết rất bổ ích anh ạ!
    Từ nhỏ HD có thói quen thích ''nghiền ngẫm'' những câu văn mình đã đọc, tìm hiểu sự khác nhau; ý nghĩa từng câu chữ, nhờ vậy mới thấy tiếng Việt mình thật phong phú, rất hay và rất đẹp
    Tiếc rằng bây giờ đại đa số các cháu nhỏ đôi khi có cả người lớn nữa dùng ngôn ngữ tùy tiện, làm méo mó đi cái hay của tiếng Việt, những từ viết tắt không cần thiết, những câu Tây không ra Tây, Ta không ra Ta đang làm nghèo đi tiếng nói nước mình
    Bức xúc lắm, anh à!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cho rằng đây là điều kiện tiên quyết để có lòng yêu nước.

      Xóa
  16. Nhiều người cũng giỏi tiếng Việt nhưng đang làm nghèo đi nước Việt, không biết mấy người ni có yêu nước Việt không hè?
    cs ủng hộ bài ni của aVB nhưng cũng muốn chọc giận Mệ tí chút chơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai mà làm nghèo đi nước Việt dzậy cà? Tui nỏ biết nơi.

      Xóa
  17. Bài viết thật hay!
    Thật ra khi nói chúng ta cũng có lúc dùng sai và không chính xác tiếng Việt. Lỗi do thói quen hoặc dùng từ quá thoải mái.

    Trả lờiXóa
  18. Mấy lão Hiển, Nhân Luận làm nát GD để lấy tiền rồi

    Trả lờiXóa
  19. Em nghe có người nói: Ngày xưa, bác Ba có về dạy học tại Hương Toàn? Em mới về quê, có đến nơi thờ Huyền Trân...nhưng hơi lạ là không biết người ta dựng đền để thờ tự hay để làm gì? Nếu để thờ tự thì tại sao lại bán vé? mỗi vé 25.000đ VN. Không mua vé thì không vào được bên trong chánh điện. Ở Huế có đình chùa mếu mão nào mà dân đen muốn vào viếng thì phải mua vé như ở đền thờ HTCC không? Chưa hết, khi lên tháp chuông được gọi là Hòa bình thì em thấy tấm bảng chỉ đường ghi: Đường xuống động thiên đường. Thế nhưng, đi xuống mãi mà chẳng thấy động đâu? Như vậy là sao hả bác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác hỏi mình. Mình biết hỏi ai? Chúng ta cso chút quyền gì đâu!!

      Xóa
  20. Mình là người Việt nên coi trọng tiếng việt, còn tiếng anh hay tiếng nước khác thì học thêm để giao tiếp thôi anh nhỉ ? Chúc anh vui khỏe bình an với Huế thương nhé !

    Trả lờiXóa
  21. Bây giờ có một số trẻ viết toàn là ngôn ngữ teen không đọc nỗi luôn - cũng may hai đứa con MN đều không có ...cảm thấy vui hơn.
    Chiều sang thăm anh Vĩnh Ba - chúc anh luôn vui khỏe hí.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đất nước ngày càng phát triển mà. Phát triển lui đó.

      Xóa
  22. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  23. Anh ơi, nhiều người có thắc mắc về bài thơ Khóc thị Bằng có phải là của vua Tự Đức không?(Bên nhà chị Khuc Thuy Du)
    Anh qua xem và cho HD biết với đễ thêm chút kiến thức anh nhé.
    Cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là một giai thoại. Tính chính xác về tác giả của nó hơi hạn chế.

      Xóa
  24. ĐỆ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY LÊN FACEBOOK VÀ ĐĂNG LÊN TRANG VĂN NGHỆ QUẢNG TRỊ NHÉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. ĐÃ CHIA SẺ TRÊN FACEBOOK VÀ ĐĂNG TRÊN VNQT. BÀI VIẾT NI Ở TRANG VNQT CÓ NHỮNG CÒM SÔI NỔI LẮM! QUÁ KHÍCH CỰC ĐOAN VÀ BINH VỰC BÁC ĐỀU CÓ HẾT. BÁC VĨNH BA CLICK VÀO XEM NHÉ :

      http://vannghequangtri.blogspot.com/2013/03/gioi-tieng-viet-e-yeu-nuoc-viet-hon.html

      Xóa
    3. Đã xem Trang VNQT. Bác trả lời thế là đầy đủ. Cám ơn lắm. BQT trang nên lọc bớt các comment có tính thiếu xây dựng. Đây là trang văn học chứ có phải đấu tranh chính trị đâu. Cái chính không thấy mà lại bắt bẻ mấy cái tiểu tiết.

      Xóa
  25. Em qua nói anh Vĩnh Ba đừng sợ 8-3 nha...hihi...

    Trả lờiXóa
  26. Một bài viết rất hay anh ạ. Người Việt Nam phỉa yêu và tự hào về tiếng Việt,

    Trả lờiXóa
  27. Trả lời
    1. Hôm trước em có hỏi một câu mà có lẽ không tế nhị cho lắm lên thầy đã xoá com đó -
      Em cũng thấy hỏi như thế là không phải -

      Xóa
    2. Mình chưa đọc cấu hỏi đó và CŨNG KHÔNG xóa. Thôi rứa cái đã. Vui nghe.

      Xóa
  28. Ghé thăm anh . Ngày nhiểu niềm vui anh nhé !

    Trả lờiXóa
  29. "...sử dụng tiếng nói của dân tộc ta giỏi sẽ làm chúng ta yêu đất nước chúng ta hơn hơn". Không sai ! Thế nhưng câu này làm cho Ct nghĩ mãi đó anh Vĩnh Ba , hôm nay mới dám "còm", nhưng vẫn còn ngại lắm anh à .
    "sử dụng tiếng nói của dân tộc ta giỏi " có nghĩa là :nói/viết rành tiếng Viêt/tiếng mẹ đẻ ?, "sẽ làm chúng ta yêu đất nước của chúng ta hơn" có nghĩa là : sẽ làm chúng ta yêu nước Việt Nam hơn, hay : sẽ làm chúng ta thêm yêu nước Việt Nam ?.
    Trước đây , chúng ta đã được dạy và được học như thế . Vấn đề ở đây là : "sử dụng giỏi tiếng Việt" và "yêu đất nước Việt hơn" có chỗ lấn cấn về mặt luận lí . Ví dụ : CT tự biết mình sử dụng tiếng Việt không giỏi , vậy CT tôi có yêu đất nước mình hơn không . Tóm lại , CT nghĩ : câu này là một cái bẫy , dẫn đến nhiều nan đề như : Thế nào là sử dụng tiếng nói của dân tộc giỏi ? Thế nào là yêu nước ? ...Vài lời thô thiển , có gì không phải mong anh bỏ quá cho . Chúc anh an vui .

    Trả lờiXóa
  30. Trao đổi của CT làm mình cảm động. Không ngờ bạn quan tâm nhiều thế! Bài này đăng ở VHPG số 173 cũng được nhiều bạn gọi đt trao đổi với mình. Đúng là may mắn cho mình.
    Trở lại câu viết trên. Ý mình là bạn ĐÃ yêu VN ta rồi, nay bạn được học để giỏi tiếng Việt hơn, có khả năng hiểu được văn học, văn hóa nước nhà sâu sắc hơn, từ đó bạn TỰ HÀO hơn về đất nước dân tộc mình, yêu quý đất nước mình càng nhiều hơn. Nếu bạn không giỏi lắm tiếng mẹ đẻ, không cảm thấy rung động nhiều với văn học nước nhà, bạn vẫn CÓ THỂ yêu nước hơn qua nhiều kênh cảm nhận KHÁC. Ở đây, mình muốn NHẤN MẠNH đến vai trò của ngôn ngữ trong đời sống.
    Còn "Thế nào là sử dụng tiếng nói của dân tộc giỏi? Thế nào là yêu nước?" lại là những vấn đề khác, đòi hỏi một bài viết khác khá công phu. Mình cám ơn bạn nhiều. Cứ trao đổi cho vui.

    Trả lờiXóa