Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

“Tiếng Huế” nôm na của một thời



Phu Văn Lâu

      Ngày xưa, sách sử chiếu biểu … đều sử dụng tiếng Hán. Lớn lên, đi học là học chữ Hán, đọc Tứ thư Ngũ kinh,… xem Tam Quốc chí, Thủy hử,… và cả sách sử Việt như Đại Việt sử ký toàn  thư, Lam sơn thực lục hay Phủ biên tạp lục … đều bằng chữ Hán. Đình chùa, miếu vũ, kể cả nhà xưa khá giả đâu đâu cũng hoành phi đối liễn chữ Hán. Thành thử, lắm người mới sinh ra lòng trọng vọng chữ Hán và chê chữ Nôm ta là nôm na mách qué. Bắt đầu thế kỷ 20, tình hình đã khác. Mọi người bắt đầu “vứt bút lông đi, giắt bút chì”, nhưng dấu tích của lòng trọng vọng đó vẫn còn trong cách đặt tên cho con cháu. Tên nào cũng dùng chữ Hán Việt, hiếm thấy tên Nôm. Nào Tấn Tài, Thanh Bạch, Trung Hiếu,… mà chẳng thấy mây tre, trắng đen, heo gà, bàn ghế, … gì hết.



      Nhớ chuyện ngày xưa, cái thời còn trọng vọng chữ Hán đó, có lắm chuyện vui. Lắm người bình dân nghe ba chớp ba nhoáng, không rõ đầu đuôi, nói thuội theo các câu nói chữ Hán đó, biến thành các từ, các câu khác. Có khi các câu mới phát sinh này còn giữ nghĩa cũ, có khi mang một ý nghĩa mới. Có khi chúng có tính nghiêm túc, nhưng phần lớn chúng có tính khôi hài cho vui, để thư giãn. Ai không rõ cội nguồn của chúng không hiểu được, hoặc hiểu sai đi. Nếu sử dụng chúng, đôi khi sai người đó không khéo cứ tưởng là  đúng mới khổ. Các cụm từ này đều không chính thống, thường dùng trong văn nói trong lúc vui đùa thôi.

      Xin nêu vài ví dụ dẫn chứng những câu “tiếng Huế” nôm na của một thời đó:
 

1.      Cậu ấm sứt vòi. Người Huế thích uống trà. Cái thú uống trà còn kẻm theo cái thú có được các bộ ấm chén quí. Nói như cụ Nguyễn Tuân là “Thứ nhất Thế Đức gan gà/ Thứ nhì Lưu Bội, và thứ ba là Mạnh Thần”. Dẫu không có được ấm quí như thế thì có một bộ ấm kiểu thời Gia Long, Minh Mạng cũng đủ oai rồi. Không may, do bất cẩn, cái âm quí gia truyền bị sứt mẻ một tí ở vòi, chủ nhân phải nhờ mấy ông thợ bạc bịt lại. Cái nghề bịt bạc này chừ đã không còn nữa. Đó là cái ấm sứt vòi, giá trị giảm đi rất nhiều.


Cái ấm quí khiến người ta liên tưởng tới các cậu ấm (ấm tử, con quan được tập ấm theo chức tước của cha) cũng danh giá quí trọng hơn người. Tiếc thay, các cậu ấm đã sa sút kinh tế, đã hư dốn phẩm chất,… Nào cậu ấm đó khác chi cái ấm sứt vòi. Thôi thì dẫu các cậu còn nguyên cái vòi sinh lý, gọi các cậu là cậu ấm sứt vòi để trào phúng vậy..
 

     2. Gáo tra dài cán. Một người cha khó tánh, thường hay la rầy con cái, nói dông dài, lý lẽ này nọ theo quan niện của bản thân ông ta. Người mẹ thấy rằng làm như thế đôi khi có phản ứng ngược lại, bà ta nói. “Thôi ông ơi, gáo tra dài cán, hắn còn nhỏ, ăn chưa no, lo chưa tới, ông nói nhiều mần chi. Từ từ rồi nó hiểu. Nói quá, cha con không nhìn mặt nhau cho sửa.” Ông chồng bèn trả lời, "Cực chẳng đã thôi. Tui cũng biết gáo tra dài cán, mụ mi ơi!"

Đúng là quá sức khó hiểu. Cha la rầy con cái sao lại đem gáo với cán vào đây. Nguyên bản câu này là “Giáo đa thành oán”. Nó có nghĩa là dạy dỗ nhiều, quá nghiêm khắc gây ra oán giận. Thực tế xã hội cho ta thấy nhiều trường hợp như thế. Cha mẹ hấp tấp, hoặc khác quan niệm, la rầy oan ức con cái khiến con cái bỏ nhà ra đi hay thậm chí tự tử nữa. Dân ta có câu tục ngữ nói về cái thói này là “Chồng nói oan, quan nói ép, cha mẹ có nghiệp nói thừa”. Việc này âu cũng thường trong xã hội gia trưởng ngày trước.

     3. Phiêu linh tịnh/ thỉnh độ. Một kẻ ham chơi, thích đi chỗ này chỗ kia., bạn bè muốn tìm gặp rất khó khăn. (Thời ấy hiển nhiên là chưa có điện thoại di động như bây giờ). Hỏi thăm người thân trong nhà thì họ nói, “Hắn phiêu linh tịnh độ phương mô rồi. Biết mô mà gọi”

     Đúng ra chỉ nên nói “hắn phiêu linh” thôi là đủ nghĩa. Phiêu linh là trôi dạt, lang thang lạc lối đâu đó. Khổ một nỗi, trong kinh Phật có cụm từ “Siêu sinh tịnh độ” (có nghĩa là sau khi chết, về sống nơi cõi Cực lạc). Thế là dân ta ghép hai cụm từ với nhau để tạo ra một cụm từ mới, ý nói là hắn e chết lấp phương mô rồi. Mới nghe qua cũng hay hay. Thế là người này bắt chước người kia sử dụng. Lâu ngày nó trở thành một cụm tử rất khá thông dụng nói trên.

      4. Cô đơn hoàn tán. Một anh bạn buồn phiền chuyện gia đình hay cá nhân, mặt mũi âu sầu ảm đạm, xa lánh bạn bè. Bạn anh ta mới chọ đùa, “Răng mà u sầu, ủ rủ rứa? Ui chao là cô đơn hoàn tán!”

       Đây cũng là một sự chắp ghép đầu Ngô mình Sở giữa hai cụm từ “cô đơn” và “cao đơn hoàn tán” do óc khôi hài của dân ta. Dạo còn nhỏ, tôi thường lê la ở các góc phố khi rảnh rỗi để xem các chú Sơn Đông mãi võ múa quyền và quảng cáo bán cao đơn hoàn tán, bốn dạng của thuốc Bắc. Cao là thuốc nấu thành một dạng keo đặc, dẻo và mềm như cao hổ cốt, cao khỉ; đơn là thuốc bán thành thang, về nhà phải sắc nấu; hoàn là loại thuốc đã chế biến thành viên thuốc tể, nhỏ và đen như phân dê và cuối cùng là tán, tức là thuốc dạng xay thành bột.

      Hóa ra, thuốc Bắc lại được kết nối với nỗi buồn. Tiếu lâm thật!

      5. Xử lý thường kiệt. Thủ trưởng đi công tác xa một thời gian. Anh thủ phó được cử làm thay. Công việc này được gọi là xử lý thường vụ. Vì có hai từ “lý thường” làm cho ai đó liên tưởng tới anh hùng phá Tống Lý Thường Kiệt. Để châm chọc anh chàng thủ phó “lên lon” làm vì trong một thời gian ngắn bởi vì chỉ được giải quyết mấy cái sự vụ thường thường, có kẻ ác miệng nói, " Cái đồ xử lý thường kiệt mà cũng phách tấu! Được ba bữa  nửa tháng là rớt cái đùng cho coi.” .
     
      Thật là hóm hỉnh!

      6.  Đào hoa bạc mệnh. Đào hoa là một ngôi sao trong tử vi, chỉ những người đán ông được phụ nữ thích. Người đào hoa thường có nhiều bồ bịch nhân tình. Tài hoa là tính từ chỉ những người tài giỏi, xuất sắc hơn nhiều kẻ khác. Ngày trước, như trong truyện Kiều chẳng hạn, cô Kiều tài hoa nên số phận gặp nhiều cay đắng, được gọi là bạc mệnh. Nguyễn Du gọi là tài mệnh tương đố (tài với mệnh ghét nhau) như trong câu thơ, "Tài tình chi lắm cho trời đất ghen". Đó là tài hoa bạc mệnh. Nhiều thi nhân, họa sĩ, văn sĩ giỏi chết trẻ được gán cho cái cụm từ này, ý nói ông trời ghét bỏ họ khiến họ yểu tử.

      Còn anh chàng đào hoa thì đôi khi cũng đi đêm có ngày gặp ma, bị vợ túm được, kìm kẹp lại, không cho thoải mái tự do. Châm chích mấy anh chàng này, câu nói được biến thành, "Hi hi, đào hoa thì mệnh bạc. Kêu ca chi!"

      Hiện giờ cụm từ “đào hoa bạc mệnh” được dùng khá nhiều với cái nghĩa mới: phụ nữ có nhan sắc mà chết sớm, tức hồng nhan bạc mệnh. Vào Google, ta gặp khá nhiều kết quả.

      7.  Gỗ mục chấm mắm nêm. Khi một ai đó làm một cái gì không ra hồn, không có hiệu quả, bạn bè thường nói, "Rứa mà cũng gọi là làm. Làm chi cái đồ gỗ mục chấm mắm nêm,"

      Nguyên bản của câu này là "Gỗ mục làm nêm". Muốn làm nêm các cái chốt ghế, bàn, giường,... người ta thường sử dụng tre rất già, rất chắc. Có thế chúng mới không bị lỏng và rời ra, bàn ghế mới bền bĩ lâu dài. Gỗ đã mục, đụng vào đã nát thì làm nêm sao được, Đúng là làm cái chuyện cho có làm, không ra tật chi hết. Người Huế có lẽ vì thích ăn mắm nêm nên trong dân gian mới có cái thành ngữ "Gỗ mục chấm mắm nêm" khôi hài nói trên.

      8.  Tào lao xịt bộp. “Cuốn sách mới nhất của nhà văn Lê Văn Nghĩa trình làng với cái nhan đề Tào lao xịt bộp. Có người khẳng định cuốn sách có chủ đề châm biếm hài hước do cái nhan đề rất “nhí nhố”, người khác lại cho rằng nhan đề sách kiểu như thế cũng chưa chắc là sách vui “

       Tra thử Google, người viết tìm được đoạn văn trên. Người Huế xưa nay hay dùng cụm từ này với cái nghĩa là không đâu vào đâu, không chính xác, không ích lợi gì. Ví dụ, “Mày rảnh quá, đi phiêu linh tịnh độ, nói chuyện tào lao xịt bộp. Thật mất thì giờ.”

      Theo hiểu biết của người viết, cụm từ tào lao xịt bộp là cách nói trại của cụm từ “tam sao thất bổn”, tức là sao đi chép lại ba lần thành ra 7 bản (khác với nguyên bản). Những chuyện đã sai như thế thì không đáng nói, không đáng bàn, chỉ là những chuyện vớ vẩn.

        Cách hiểu này cũng chỉ là một giải thích chủ quan. Mong rằng có bậc cao  nhơn chỉ giáo.

       Những cụm từ nói trên bây giờ ít người dùng. Ngôn ngữ đã biến chuyển theo thời đại. Bạn Huế nào còn nhớ cụm từ nào, xin đóng góp cho thêm phong phú.


Tháng 3.2013

76 nhận xét:

  1. Một để tài thú vị đây. Mới qua nhà Trâm Lê, nhặt được một cụm từ Rất_Huế, xin mạo muội góp vào:
    "Mẹ nói tôi lúc nào cũng " vừa rập vừa đẻ" :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đoạt tem vảng rồi. Câu của Trâm Lê hoàn toàn đúng, chứ không nôm na nên không đưa vào đây được. Rập là "make love" đó thôi. Cám ơn.

      Xóa
  2. Chào anh Vĩnh Ba .
    Bài viết thú vị .
    Đúng là đã có một thời gian khá dài ta đã lấy chữ Hán rồi Việt hóa âm đọc để làm "ngôn ngữ văn minh", từ đó có những từ ngữ/thành ngữ Hán Việt bị hiểu sai , nói sai ... như anh đã nói .
    Trong đó , không ít những trường hợp cố tình nói sai , như một sáng tạo hài hước . Thí dụ: " Cực chẳng đã mới gáo tra dài cán" . Câu đối chữ Hán cũng có thể đọc sai đi thành "tiếu lâm"
    Thí dụ : "Tiết nghĩa tồn gia thiên hạ độ / tống chi tô giới thế gian kì" (câu đối viếng đám ma anh thợ mộc) Chị vợ nhờ một ông người Hoa đọc cho nghe , ông này đọc líu lo , vợ góa anh thợ mộc nghe thành : "Chết để L. ra thiên hạ lụ / sống chi to giái thế gian cười". Tiếu lâm thôi , chứ phần lớn trong tiếng Việt ta là từ Hán Việt .
    Quen thế , dùng thế . Còn vấn đề trọng Hán lại là vấn đề khác .
    Thăm anh . Chúc anh an vui . Thân mến .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thú vị quá! Văn hóa thì phải có kế thừa. Nhắc lại chuyện cũ để có bài học kinh nghiệm cho hôm nay. Cám ơn anh nhiều.

      Xóa
  3. Ghé thăm anh được biết thêm Tiếng Huế rất thú vị, X gốc Huế mà không hề biết từ "Xử lý thường kiệt" đó. Chúc anh khỏe vui và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  4. Hihi.....em vẫn nghe những tổ hợp từ này mà hôm nay mới hiểu hết đó thầy -
    Chủ nhật nhậu tới nghe thầy -

    Trả lờiXóa
  5. Hay! Nhưng câu Tam sao thất bổn, Thất này phải có nghĩa là MẤT chứ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. Theo phép TIỂU ĐỐI thường được sử dụng trong thành ngữ (lên xe/ xuống ngựa; ăn gió/ nằm sương;...) thì động từ đối với động từ, số từ đối với số từ,... cho nên 3 đối 7 mới hữu lí.

      Xóa
    3. OK,đúng lắm. Nhưng "sao" là động từ lại đối với "bổn" là danh từ thì lại không hợp lý. Từ lâu mình chỉ nghĩ câu này như một câu nói chứ không nghĩ nó là một câu đối gì đó. Mình vẫn bảo lưu ý kiến của mình.

      Xóa
    4. Để mình xem lại. Ý anh cũng có lý lắm.

      Xóa
    5. Mệ VB ạ. Tui e rằng bác Ngũ Hồ nói có lý hơn. Thiết nghĩ nghĩa của "Tam sao thất bổn" là "sao" ( chép lại) 3 lần thì "thất bổn" ( mất cái gốc). Bổn là đọc trại chữ "bản" í mà.( chữ Việt sao một lần còn bị trật huống chữ Hán-Nôm mà sao 3 lần. Hihihi)

      Xóa
    6. Bạn ủng hộ anh NH là quá tốt. Mình cũng không chắc chắn lắm về câu đó lắm.

      Xóa
  6. Nghe tiếng Huế vẫn thấy ấm áp lạ anh ạ ! Chúc anh chiều chủ nhật an lành nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  8. hhi đc đọc enry mới của anh rùi nè-...
    mưa trò chuyện chút có gì anh bỏ qua cho nghe.
    mưa không phải người huế...nhưng mưa sống ở nơi - những người hàng xóm của mưa là ng TTH-
    hiii mưa hay thấy họ la con nít ăn nói già dặn lém lỉnh hơn tuổi: "ôi nói như mụ tra ."
    vậy chữ TRA ở đây có nghĩa là già- đó là câu nói đùa đối với những đứa bé lém lỉnh hay hơn tuổi- nay đọc bài viết của anh em hiểu thêm về tiếng huế...hiiii

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dúng thế. Đi đường hỏi ông tra, về nhà hỏi lũ trẻ là một ví dụ.

      Xóa
  9. Tuyệt vời ! Để mình hỏi bà xã mình có câu nào không héng ..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bả dân Huế hả? Hi hi, rứa là bạn có dịp ra Huế thăm quê vợ chứ?

      Xóa
  10. tuy rằng những câu nói có tính "ngẫu hứng qua cầu" nhưng giờ anh Ba tổng kết lại thành bài viết đọc thấy có lí và hiểu thêm ra xuất xứ của nó và nhiều câu rất ý nghĩa như "đào hoa bạc mệnh" là một điển hình anh há!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tìm hiểu về ngôn ngữ rất thú vị. Các cụm từ này nơi khác cũng sử dụng bạn ạ.

      Xóa
  11. HV ghé thăm anh BA !Chúc anh Ba một đêm cuối tuần an lành,ấm áp và ngủ ngon giấc nhé anh!

    Trả lờiXóa
  12. Mấy câu này HD thường nghe, hôm nay được thêm kiến thức về những câu đó...
    Cảm ơn anh nhé!
    Chúc anh tối ngủ ngon!

    Trả lờiXóa
  13. Mấy cụm từ trước mình chưa từng được nghe, có thể do không để ý tới. Chỉ có "tào lao xịt bộp" là hay nghe vì lúc nhỏ vẫn thường bị chưởi. Cụm từ ni hiện nay vẫn còn dùng nhiều. Khi phê phán chuyện gì có vẻ không đúng sự thật, người ta sử dụng "nói tào lao". "Xịt bộp" theo mình nghĩ chỉ là từ đệm thêm. "O mi nói tào lao xịt bộp bừa bưa thôi hí !" chẳng hạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn cái "tào lao: thì mô ra? Khó hỉ! Bàn cho vui thế thôi, chứ không chắc chắn lắm đâu. Mình mới tìm ra một cụm từ nữa "Cậu ấm sứt vòi"

      Xóa
  14. Tuần mới chúc anh bình yên
    Măm lấu thập cẩm cho tình yêu vững bền
    Lẩu mùa cá tháng tư đó anh ơi ! (~_~)
    [img] http://www.tintuccaonien.com/docs/docs_1/1_2_202_files/image020.gif [/img]

    Trả lờiXóa
  15. "Đào hoa bạc mệnh" với "hồng nhan bạc mệnh" chắc là xuất xứ là một cụm từ nhưng đc các địa phương khác nhau mang ra sử dụng nên đọc trạy ra anh Ba hỉ ! Ngôn ngữ Việt mình thật đa dạng và thú vị

    Trả lờiXóa
  16. Hân hạnh được làm quen anh Vĩnh Ba,hay là thầy đây!Đúng là phong thái của một ông giáo.Em là dân Huế,nhưng đã xa quê rồi,nhớ lắm cũng đành thôi!Cuộc sống mà...Qua bài viết của anh phần nào thỏa được nỗi nhớ quê.Mời anh qua nhà em chơi,quynhlyduc blogspot.com.Chúc anh nhiều vui!

    Trả lờiXóa
  17. Chà...vậy là người Huế có óc khôi hài chữ nghĩa, triết lý "cực siêu" đó chứ anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người xứ nào cũng có chút óc khôi hài. Mình nghĩ người Huế kém khôi hài hơn người các xứ khác đấy.

      Xóa
  18. Chào bác Ba!
    Em không biết chử Hán cũng như chử Nôm, chỉ đọc được sơ sơ vài ba câu quốc ngữ; nhưng có lần em nghe ai đó giải thích cái câu: Tam sao thất bổn (bản), với ý các câu nói của ai đó mà được người khác trích dẫn lại qua 03 lần thì không còn giống bản gốc nửa. Nay đọc bài của bác thấy giải thích tam sao thất bổn là qua 03 lần sao ra bảy bản. Vậy xin mạo muội hỏi bác: Hiểu răng cho đúng?
    Nếu có gì không phải mong bác bỏ qua!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình sẽ nghiên cứu thêm để trả lời bạn, Anh Ngũ Hồ cũng có ý như bạn.

      Xóa
  19. "Tam sao thất bổn" mà nói trại thành "tào lao xịt bộp" thì khó hình dung quá anh Ba à!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này mình cũng hoài nghi như bạn. Tra ở Từ điển TQ không có cụm từ này. Hồi di học mình nghe thầy nói vậy. Để tìm hiểu thêm. Cám ơn bạn, anh Ngũ Hồ và Tuyến nữa.

      Xóa
  20. HV sang chúc eng Vĩnh Ba tuần mới luôn khỏe,vui,hạnh phúc va an lành nhé eng ! Hi hi

    Trả lờiXóa
  21. Chào anh Vinh Ba, bài viết của anh hay quá, có thể làm tư liệu cho hậu bối. Ở miền Nam cũng có nhiều cụm từ nôm na như thế nhưng CNĐ chỉ nhớ có mấy cụm từ gọi là góp thêm mà khg biết có đúng khg . Ví dụ như là :
    - Xưa rồi Diễm ! ngầm chê chuyện/cái đó quá cũ, (xuất phát từ bài hát Diễm xưa của cố nhạc sĩ TCS)
    - Quất ngựa truy phong : khi cô gái lỡ làng vì gặp anh chàng sở khanh
    - Tam bành lục tặc : nổi nóng làm chuyện không nên (ba tà thần Bành Sư, Bành Chất , Bành Khiển có sẳn trong người, đợi dịp xúi dục làm chuyện sai trái; lục tặc hay lục nhập là 6 thứ giặc làm hại nguời tu hành: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp ).
    - Vòng do Tam Quốc : khi nghe ai kể chuyện dài, khg vào chủ đề chính thì thường cho rằng người đó nói "Vòng do Tam Quốc"
    - Trần ai khoai củ : lời than khi làm việc cực khổ, quá sức ...
    Mong anh chỉ giáo thêm, em chúc anh chiều cuối tuần vui nhiều .

    Trả lờiXóa
  22. Chủ nhật bình an nhé -Thầy Vĩnh -

    Trả lờiXóa
  23. Theo HD được biết thì Tam sao thất bổn và tào lao xịt bộp không có họ hàng dây mơ rễ má gì với nhau cả...(hiii thêm cho anh từ: Dây mơ rễ má..)
    Tam sao thất bổn được hiểu như câu chuyện được chuyền qua nhiều người sẽ không còn y ý nghĩa nội dung ban đầu
    Còn tào lao xịt bộp có thể hiểu là nói chuyện không có nội dung gì thiết thực, chỉ nói cho vui :tào lao và xịt bộp
    Tào lao thì có thể hiểu rồi
    Còn xịt và bộp có thể hình dung theo nghĩa đen chỉ là hơi và tiếng động thoát qua theo động tác XỊT hay đập Bộp... chẳng để lại gì cả
    Nên HD nghĩ : Tam sao thất bổn và tào lao xịt bộp là hai cụm từ khác nhau, chẳng họ hàng gì với nhau cả.
    Nhờ anh cho ý kiến nhé!




    0

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ hai câu này không dây mơ rễ má gì với nhau. Nhưng "Tào lao" từ đâu ra?

      Xóa
  24. Em vừa học được cụm từ mới thầy ạ -''ĐÂM CHA CHÉM CHÚ ''-em đố thầy hiểu nghĩa của nó đó thầy Vĩnh -
    Chúc thầy tối vui vẻ nhé -

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cha và chú ở đây có nghĩa là người này, người kia. Như trong "cái thằng cha kia", "chú bán báo".... OK?

      Xóa
  25. Quý bác vào thăm người bạn cũ vừa mới qua blogspot tậu nhà nhé! Theo đường link này:

    http://nguyenvke51.blogspot.com/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại cám ơn tấm lòng Thầy Đồ dắt đi giới thiệu cố nhân lần nữa. Mệ VB là hàng xóm thâm niên (hơn 40 năm rồi)Thầy Đồ ạ.

      Xóa
  26. Tiếng Huế nghe thân thương lắm anh ơi
    Mong khi mô vô Huế em được nghe tiếng anh cười
    Vui khỏe bình yên anh Ba nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  27. Đề tài này mà khai thác thêm nhiều sẽ in sách được đó anh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viết lăng nhăng thôi. Mình không nghĩ tới sách vở gì hết. Cám ơn đã khích lệ mình.

      Xóa
  28. Ngoài ba chớp ba nhoáng, còn có vài cụm từ bát đầu bằng từ ba khác như: ba xí ba tú, ba hoa chích chòe, ba trợn bao trạo, ba trợn ba nháng, ba lăng nhăng, ba hoa thiên địa, xỏ lá ba que,

    Trả lờiXóa
  29. Hiền Mai sang thăm anh Vĩnh, lâu quá không gặp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, lâu lắm. Có lẽ mình bỏ Yume. Bên ấy buồn quá.

      Xóa
    2. Mình là khách của YuMe. Bên đó, họ chỉ đi thăm bạn bè lâu năm thôi. Anh Vĩnh không năng qua lại thì họ cũng ít thăm mình.
      Bây giờ, bên Yume em cũng viết cầm chừng vì bỏ hẳn thì cảm thấy băn khoăn lắm anh ạ!

      Xóa
    3. Em chào thầy. Chào cô giáo ạ.

      Xóa
    4. Thân mênh là ai vậy cà? Mình đoán là bạn bên Yahoo chuyển sang. Bạn cũ khi nên nhắc nickname xưa mới nhận ra được.

      Xóa
  30. Chúc anh tìm thêm nhiều câu nữa nhé.

    Trả lờiXóa
  31. Hồi mới di cư vào miền Nam gia đình chúng tôi sống ở Cần Thơ cũng thường nghe người dân địa phương nói một câu cũng hao hao giống câu thứ 7 của bạn nhưng có thể khác ý " dùi đục chấm mắm nêm " đại khái như ,nghe có vẻ như chát chúa chẳng ra ngô ra khoai gì cả,không rõ câu ấy xuất xứ từ câu nào trong ngạn ngữ Việt?
    Riêng câu thứ 8 "Tào Lao Xịt Bộp" tôi lại nghe có âm hưởng của miền Nam hơn.Tào lao có nghĩa chẳng đâu vào đâu,có phải từ nầy có nguyên ủy từ 72 ngôi mộ của Tào Tháo cho xây để đánh lạc hướng kẻ gian và những người sau ông khi muốn khai quật mã Tào,dụng ý làm nản chí họ? ( chữ tào lao thuộc về ý ).Và Xịt Bộp (tượng thanh) chẳng đặng đừng có lẽ chính xác từ tiếng trung tiện của con người mà ra? Tóm lại Tào Lao Xịt Bộp theo tôi là chuyện chẳng đâu vào đâu mà cũng lắm mùi và ầm ĩ.Mong được nghe ý bạn.Kính

    Trả lờiXóa