Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Chuyện nghe lỏm ở công viên

  

1. Trước nhà tôi có một công viên khá rộng rãi.  Chiều hè, khi đã tắt mặt trời tôi thường qua đấy, trải chiếu trên cỏ và ngồi hay nằm hóng gió. Lũ trẻ con chung quanh cũng hay tụ tập đá bóng nhựa, đánh vũ cầu hay nói chuyện nhảm. Một buổi chiều, một toán cháu gái, bạn của đứa cháu tôi, vây quanh ăn kem và đấu láo. Một cháu bảo:

- Bạn xin học với cô K được chưa hả?

- Rồi. Dì mình xin giùm đó.

- Mụ K đó “khủng” lắm. Hè mà không chịu học thêm với mụ, vào lớp gặp mụ là hết đời.

- Mụ H không thua chi. May mà năm ni mụ về hưu rồi! Về mà chết cho rồi!

- Còn cha T thì nhậu 4 mùa. Chiều mô cũng thấy cha nhậu với đánh bài tiến lên ở mấy cái quán gần nhà tao. Dạy thì quơ quơ. Đứa mô cũng 7, 8 cả. 

- ....

2. Tôi biết chúng đang nói về tệ nạn dạy thêm và nhân cách của một số thầy cô giáo trường cấp 2 ở một trường gần đấy. Là giáo viên, tôi thừa biết chuyện này. Tôi biết, Sở biết, Bộ biết nhưng đâu vẫn y đấy, chẳng biết bao giờ mới đổi thay. Tôi sực nhớ tới một diễn đàn về giáo dục mới phát trên TV gần đây nói về việc sử dụng Facebook của học sinh. GS Văn Như Cương nói rằng cần phải dạy học sinh cách ứng xử trên FB vì nhiều em đã viết về thầy cô rất hỗn xược, thiếu tôn trọng,…

Theo tôi, GS Cương đã lẩm cẩm rồi. Cái gì cũng dạy hết thì biết bao giờ mới hết dạy. Hồi đi học, tôi có học mấy  câu này, “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ.” và “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Thầy tôi giảng giải rất kỹ càng, có ví dụ cụ thể. Lớn chút nữa, tôi học được câu này “Phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói (Ngạn ngữ Pháp)” Về ăn nói, tôi cho thế là đủ. Từ cái căn bản đó, trẻ phải suy ra mà ứng xử trong nhiều trường hợp đa dạng của cuộc sống. Bên cạnh đó, các môn học khác phải giúp học sinh cách tư duy và cảm thụ một cách hợp lý, có tính nhân bản phổ quát. Các em phải là CHỦ THỂ của các hành động và nhận thức của các em.

3. Trở lại chuyện học sinh nói xấu về thầy cô ở trên, tôi có 02 đề nghị: Một, cần dạy học sinh biết suy nghĩ, chứ không cần phải học nhiều tấm gương đạo đức “dỏm” (qua môn CDGD) hay nên làm cái này, không nên làm cái kia (như GS Cương nói); hai, các thầy cô phải đừng làm điều xấu nữa, đừng chèn ép học sinh nữa. Chuyện xấu của một số thầy cô không thiếu. To thì từ ông Hiệu trưởng ép nữ sinh bán dâm cho quan chức, chuyện thầy giáo gạ đổi điểm lấy tình, chuyện giáo viên nam đi bán dâm đến việc đem tài liệu vào phòng thi cho thí sinh, việc bán mua bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ, bán mua đáp án,…. Nhỏ thì cấy điểm để lấy thành tích, gây khó khăn cho học sinh không học thêm với mình, thù vặt học sinh hay có ý kiến trái chiều, …đến dạy dỗ qua loa, lạm thu các khoản thu để tư lợi, kiếm chác từ bán các tư liệu học tập, dụ dỗ học sinh học thêm,… Những chuyện này đầy rẫy, có lẽ ở nhiều tỉnh, nhiều thành phố.

4. Trước thực tế là thế, nếu không làm được 02 điều trên, thì mãi mãi học sinh còn “nguyền rủa” các thầy cô. Thay vì cấm các em, chúng ta nên SỢ dư luận, sợ các em “nguyền rủa” chúng ta khi chúng ta làm những điều trái lương tâm, trái với qui chuẩn đạo đức. Lúc ấy mọi chuyện sẽ trở thành đơn giản hơn. Nhân cách của người giáo viên chính là bài học đạo đức cụ thể nhất nếu muốn giáo dục đạo đức trong học đường. Mọi môn học đều có chứa đựng các bài học về đạo đức làm người, không chỉ riêng môn Công Dân.  Khi cần mẫn nhiệt tình dạy một môn học, giảng dạy có chất lượng, cho điểm phân minh, tổ chức thi và học có kỷ luật, hướng dẫn học sinh suy tư, yêu thương chúng, giúp đỡ chúng là ta đã dạy cho các em đạo đức làm người rồi. Làm thầy giáo là làm một loại nghề đặc biệt, ta không thể vin vào cớ là con người nên ta có quyền hư đốn như bao người khác.

5. Đây cũng là bài học dân chủ đầu đời cho các em. Các em có quyền phẫn nộ trước cái xấu, cái ác chứ. Các bạn đồng ý không?

Có nhiều bạn rất giỏi Thơ Đường, kính mời họa bài thơ sau:

GIÁO DỤC NHÀ TA

Áo ục thời nay ngán quá rồi
Lớp trường tóa lọa chuyện lôi thôi
Thầy cô lùa vịt trên tờ giấy
Chính phủ rao loa giữa chợ trời
Văn hóa sao mà vô đạo đức
Ân sư e giống lũ cao bồi
Ai ơi nhìn lại đàn con cháu
Thêm thẹn cha ông giữ giống nòi
 

 


78 nhận xét:

  1. Thực ra ngay từ thời học sinh trung học đệ nhất cấp (tương đương cấp 2 bây giờ) của lứa tuổi hs chúng tôi, HS cũng đã phản ứng với các cô giáo không mẫu mực sư phạm qua cách gọi là "mụ" như vậy rồi. Nhưng chúng tôi vẫn kính trọng những thầy cô có tư cách, có kiến thức và cho đến tận bây giờ trò đã tóc bạc trắng gặp lại thầy cô xưa vẫn lễ phép như thời còn đi học

    Trả lờiXóa
  2. Ct thấy hiện giờ, gia đình ít quan tâm giáo dục đức tính cho con cái, cứ quẳng con mình cho trường. Mà gv thì lo dạy kiến thức là chủ yếu, chỉ có tiết gdcd nhưng đâu có bao hết sân về đạo đức được. Thậm chí vì dạy thêm, nhiều gv không đủ tư cách để dạy đạo đức.
    Thầy VNC không giữ được chữ Tín (chuyện thất hứa với thầy ĐVK) thì giáo dục đức tính gì cho hs đây hở bác. Ct cũng từng là học trò của thấy VNC trong một học phần HHKG, vẫn tôn trọng thầy nhưng buồn về chuyện chữ tín này. Và cũng rất đồng tình với bác, FB là một trong những mạng xh, hs khi tham gia thì phải tuân thủ luật chơi đã quy định. Chúng chê thầy cô mà chê đúng thì thầy cô phải nghe, chê sai thì cũng nên xem lại mình, chửi thì chúng sẽ bị cộng đồng loại bỏ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện bội tín của ông VNC ai cũng biết. Hs nó rủa thì ông ấy ráng mà chịu. Cấm sao được. Đồng ý với bác lắm. Dạy Toán cũng giáo dục đạo đức cho hs được như thường. Giảng kỹ lưỡng, chấm đúng, không cho quay cóp, khuyến khích động não,... và nhân cách của gv trong lớp. Cần gì môn Công dân.

      Xóa
  3. hiiii....mấy đứa hs nào lên facebook nói vậy cũng sẽ bị thê thảm thoi có nhiều thầy cô không đem luong tâm và tình thương ra áp dụng mà vì sự ti tiện quyền lợi cá nhân làm mất tư cách sư phạm...trẻ con vô tư trong nhận xét nhưng có lửa mới có khói chứ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi không thấy con người đạo đức CÓ THẬT trõng cuộc sống thì giảng dạy đạo đức chỉ là làm hề.

      Xóa
  4. Người lớn học hoài về đạo đức, nghe hoài về sự chênh nghiêng mà cộng đồng phê phán, thế trong công việc và ứng xử không biết cố tình hay sơ ý lại va phải nhiều vấn đề (trong đó có quý thầy cô giáo). Khi đụng phải đá tảng của học sinh thì kêu ca. Dĩ nhiên ở đây tôi không bao biện cho các em quá khích đến hổn xược

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với bác lắm. Người lớn biết rõ phải sống mẫu mực như thế nào mà sao còn hư đốn thậm tệ như hiện đang tràn lan trong xã hội ta mà lại đòi hỏi trẻ con phải nghiêm túc, chín chắn và đạo đức? Tham ô, nhũng lạm, lừa đảo, bài bạc, nịnh bợ, luồn cúi, vô luân ...ai làm? Trẻ con ư?
      Giáo dục suông, trái với thực tế thì thất bại thôi.

      Xóa
    2. Mời bác tách trà sáng.
      Năm tới, 2013-2014, thủ tướng bắt buộc trường đưa vô dạy phòng chống tham nhũng. Để xem họ đưa vô như thế nào đây, chắc là 'lồng ghép'. Nếu hs nó hỏi TT có tham nhũng không, làm sao thầy cô trả lời đây bác hở.

      Xóa
    3. Chuyện chống tham nhũng là chuyện của nhà nước, hs học làm chi. Đúng là phỉnh dân.

      Xóa
  5. Trẻ hư thân là do già mất nết!
    Tôi rút ra một bài học kinh nghiệm là: Cách sống của lớp người hôm nay là kết quả của sự giáo dục ngày trước, đừng nghĩ rằng giáo dục chỉ là trường học. Kết quả của cuộc sống là nét tổng hòa của xã hội và đấy chính là trường học là sự nghiệp giáo dục trong bất cứ một chế độ một chính thể, bởi nó phản ánh kết quả điều hành của chế độ chính thể đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trẻ hư thân là do già mất nết!. 100% chính xác! Siêu đại chính xác!

      Xóa
  6. " Con sâu làm rầu nồi canh". Ngành Giáo Dục với những tiêu cực đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Giáo dục trẻ con không thể chỉ ở mỗi lời nói suôn mà còn phải bằng hành động cụ thể, nêu gương. Bản chất của trẻ là hay thắc mắc, tra gạn, nhận xét thẳng đuột hành động, cư xử của người lớn nên làm thầy không thể " cả vú lấp miệng em " được. Những thầy cô giáo chân chính luôn nặng lòng và cảm thấy tủi thẹn vì biết quanh mình vẫn còn những hiện tượng đáng buồn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế. Qua các lời còm của các bạn, chúng ta thấy rõ bổn phận của chúng ta. Chúng ta phải làm gương trước.

      Xóa
  7. Ôi, nếu các nhà giáo(như trong chuyện} chịu khó lắng nghe những mẩu chuyện nhỏ của học trò hoặc chịu khó tìm đọc những bài viết tương tự và ngắm nhìn lại mình một chút, có lẽ "Chuyện nghe lỏm" sẽ không nhúc nhối thế này đâu, thật là đáng buồn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. QQ theo dõi mình sát sao hè. Nói xấu cô giáo mà bị bắt quả tang rồi đây. Khỏe chứ?

      Xóa
  8. Nhân cách của người giáo viên chính là bài học đạo đức cụ thể nhất nếu muốn giáo dục đạo đức trong học đường...

    ...hay quá...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi hi! Thầy không chịu đọc sách thì khuyên học trò chăm chỉ đọc sách sao được.

      Xóa
  9. "Chuyện nghe lỏm" của anh mà hoá ra không "lỏm" chút nào vì cả làng đã biết, vậy thì QQ cũng phải "theo dõi anh sát sao" để biết chứ !biết để còn soi lại mình xem thế nào mà chấn chỉnh cho khỏi bị nói xấu, nếu không thì cô giáo QQ sẽ xấu hổ mà chết mất.

    Trả lờiXóa
  10. NT rất hoan hô bài viết của anh. Thực tế của cuộc sống hiện giờ là vậy đấy. Chỉ toàn nghe hô hào, lí thuyết sáo.
    Cứ mỗi lần NT nghe bất kì ông lớn nào to miệng là y như rằng NT phải xem thử vị nầy đã như vậy chưa và hầu như họ nói phét nhiều hơn, có khi họ không thấy ớn lạnh cho cái điều mình nói ra.

    Trả lờiXóa
  11. Một thực trạng đau lòng cho ngành Giáo dục khi tư cách , đạo đức của người Thầy bị hoen ố trước con mắt đầy ác cảm của các em học sinh.
    Thầy không còn là tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo thì trách các em sao được anh Vĩnh Ba nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  12. GD ngày nay xuống cấp rồi
    Mười người đi dạy, chín người chơi
    Tiền thì vơ véo cho bằng bạn
    Trò nó khinh cho, dúng thế thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Áo ục thời nay ngán quá rồi
      Lớp trường tóa lọa chuyện lôi thôi
      Thầy cô lùa vịt trên tờ giấy
      Chính phủ rao loa giữa chợ trời
      Văn hóa sao mà vô đạo đức
      Ân sư e giống lũ cao bồi
      Ai ơi nhìn lại đàn con cháu
      Thêm thẹn cha ông giữ giống nòi

      Xóa
  13. Em không làm trong ngành giáo dục nhưng cũng cảm thấy bức xúc dùm các thầy cô , nhưng mà trong thời buổi vàng thau lẫn lộn này cũng khó mà trách một phía anh ạ ! " Tiên học lễ hậu học văn" . Tiếc là các thầy cô giáo của lớp vỡ lòng thời bây giờ lại chỉ tập trung vào bài vở mà bỏ qua khâu này ...Biết làm sao được ...

    Trả lờiXóa
  14. Đừng nghĩ trẻ em không biết gì...?
    Rất quí những bài viết "tư duy" có tính khoa học giáo dục của anh!

    Trả lờiXóa
  15. Em cũng là nhà giáo nên em thấy bài viết đúng sao mà đúng đến thế. Nhiều lúc em hối hận vì đã đi theo cái nghề này. Nhưng thời em học phổ thông rồi thi Sư phạm, mọi chuyện đâu có như bây giờ. Cũng do vậy mà hai con trai em không đứa nào theo ngành sư phạm của mẹ cả. Nhưng thằng con lớn của em hiện nay đang dạy từ thiện cho 3 cháu học sinh lớp Bảy ở Sài Gòn đấy anh ạ. Đó là các cháu con nhà lao động nghèo, không có hộ khẩu ở thành phố, có cháu hiện nay lớn tướng còn chưa đi học nữa cơ. Thế là một Câu lạc bộ của trường Ku Din đứng ra giúp đỡ cho các cháu. Một ngôi chùa ở Quận Bình Thạnh cho mượn chỗ, các sinh viên tình nguyện đến dạy tuần 3 buổi mỗi lớp. Din của em cũng nhận dạy một lớp (3 học sinh lớp Bảy đấy). Em rất đồng tình với việc làm của cháu cho dù cháu phải bỏ tiền nhà ra mua xăng đi dạy rất xa. Ít ra em cũng muốn còn một chút gì lưu hương cho cái nghề của mình. Bây giờ con trai em và các bạn sinh viên của nó đang làm điều đó. Em nghĩ việc làm đó tuy nhỏ nhưng đáng quý thay. Hơn hẳn những người ép học thêm để kiếm tiền anh nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cháu Ku Din thế là rất đáng quý. 3 hs học với cháu sẽ hiểu thế nào là đạo đức. Cần gì học tập ông A, bà C. Tương tự, một cô/thầy giáo công bằng, biết thương yêu hs là tấm gương đạo đức rồi. Sao cứ truy bức các em mà kiếm tiền nhỉ?

      Xóa
  16. Ngày xưa hay ngày nay những người thầy luôn là tấm gương cho học sinh noi theo, và rất đáng tôn trọng, anh đã nhầm những người đó chỉ là "thợ dạy" chứ không phải là thầy đâu anh ạ, chúc anh luôn an vui ấm áp nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ".... anh đã nhầm những người đó chỉ là "thợ dạy" chứ không phải là thầy đâu anh ạ, " Phân tích rất có lí.

      Xóa

  17. đọc bài viết này của anh ...không khỏi không có những suy nghĩ về tình hình học và dạy- vâng như một bn đã nói- đôi khi một ngườilàm sai làm ảnh hưởng tới danh dự một tập thể,nhưng cũng có một số bn cũng chưa tôn trọng người lớn, những người dìu dắt mình tháng ngày ngồi trên ghế nhà trường),
    xin lỗi annh ..giờ mới ghé thăm - chúc a chiều vui ạ. (mong anhkhông giận bạn mưa nhé hiii)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có bạn ghé chơi là vui rồi. Về chuyện dạy và học nói trên, MỘT SỐ này càng ngày càng phát triển đó. Như một bạn nói, họ là THỢ DẠY chứ không phải là thầy cô. Vậy, chúng ta đang nói về thợ dạy, mấy ông bà thợ dạy này tào lao quá hí.

      Xóa
  18. Biết nói chi chừ?
    Từ xưa đến nay, qua mấy chế độ, người ta dạy chử quốc ngữ theo thứ tự a, ă, â, b, c, d,đ...thế nhưng, sau ngày 30/4/1975 khi tiến hành cải cách giáo dục , hết chử bờ có bụng (b) đến chử hờ thẳng đuộc (h) thì lại đến việc đưa chử e lên dạy trước.Khi pv hỏi tại sao đưa chử e lên dạy trước thì 01 vị có chức trách trả lời: vì trẻ sinh ra kêu mẹ trước... Ôi thôi thôi, thật hết biết. Nếu ngài Alexander Đờ Rốt mà sống lại thì ắt thị tát cho vị kia mấy cái rồi.

    Trả lờiXóa
  19. Cải cách loanh quanh
    Học vẹt cho nhanh
    Trẻ em bị hành
    Đau con mọt sách
    Chữ đẻ ra tiền
    Thời buổi đảo điên
    Buôn bán giàu to
    Lương tâm lười biếng.
    Danh tiếng đời trao
    Vinh quang nghề giáo
    Buôn chử giàu liền
    Trời cao đã thấu

    Mừng cho ngành giáo...

    Đoạn thơ này Nhi nhắm tới một số rất đông nghẹt giáo viên buôn bán tri thức trắng trợn. Nghề giáo ở SaiGon hiện nay đang được coi là 1 nghề kiếm tiền tốc độ


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có người bảo rằng là "MỘT SỐ RẤT ÍT" đấy. Mình thì đồng ý với bạn.

      Xóa
  20. Thưa với bác VB,nói đến giáo dục em cũng ngao ngán lắm.Nhà em có 2 thằng con trai đi học.Ngay từ lớp 5 đã là học sinh giỏi cấp tỉnh rồi,cho đến THPT vào trường chuyên.Vậy mà suốt 3 cấp đều phải đi học
    thêm chỉ vì"sợ"...Chúc bác an vui!

    Trả lờiXóa
  21. Koai chừng "nghe lỏm" chữ được chữ mất đó nghe anh Ba, hì hì...
    Tuối vui vui hỉ

    Trả lờiXóa
  22. Nói đến GD là chán nhất! Hỏng toàn bộ!
    Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm (ở đây chỉ khoanh vùng GD từ khi có dạy thêm, học thêm). Đây là những con chuột, không ít đâu, văn hóa cũng dốt, đạo đức cũng kém mà nếu thi cử công bằng, nghiêm túc thì còn khuya mới có được cái bằng tốt nghiệp cấp 2. Những con chuột hai không này (không văn hóa, không đạo đức)vào ngành GD thì trở thành những GV mà bạn đang phê phán.
    Tôi không muốn nghĩ đến GD, dù là một cựu gv, vì nghĩ đến nó thì chẳng bao giờ vui cả. Bạn có viết 100 hay 1000 bài cũng VŨ NHƯ CẨN thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh Ngũ Hồ với anh VB nhớ chứ ngày xưa cỡ thế hệ mình SP là một ngành thi tuyển rất khó vào (nhứt là năm 72 mùa hè đó lửa năm đó mẹ em bắt buộc phải thi SP vì nhà nghèo vào SP để có tiền học bổng) thầy cô giáo lúc đó là mẫu mực (nhiều khi là thần tượng) của học trò còn bây giờ...nhưng xét cho cùng cũng do hoàn cảnh áo cơm mà ra ...

      Xóa
    2. Tụi mình biết chứ. Đây là nói về miền Bác và sau 1975 (ở miền Nam). Cái lý do "hoàn cảnh áo cơm..." là không chấp nhận được.

      Xóa
  23. Chào bạn V3,
    Dưới đây là bài họa của thầy Tôn Thất T. tức TQ (trước đây dạy học ở Hàm Nghi - Huế và Võ Tánh - Nha Trang nhờ chuyển đến bạn:

    Giáo dục giờ đây tuột dốc rồi!
    Lẽ nào trơ mắt ch.i nhìn thôi?
    Nhân luân văn hiến chìm lòng đất,
    Thú tính cuồng man bốc đỉnh trời.
    Tiếc sức tiền nhân từng tạo dựng,
    Xót công tổ phụ đã tài bồi.
    Do đâu ngạ quỷ tràn sông núi
    Tàn phá quê hương hại giống nòi???

    Rứa được chưa bạn V3 hè?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài họa quá hay. Nhờ bạn Phao cho mình gởi lời cám ơn thầy TQ. Thầy hiện ở đâu? Nếu có dịp gặp thầy để trò chuyện thì thú vị lám.

      Xóa
  24. Bạn 3 ơi!
    Thầy năm nay chắc đã trên 82 - bạn thân của Thầy (và là nhạc sĩ) Văn Giảng vừa mới qua đời. Thầy còn mạnh khỏe và minh mẫn lắm. Hy vọng cửu thập.!
    Thầy dạy ở trường Hàm Nghi hồi trường còn có tên Thành Nội, bạn và tôi mới chừng tám chín tuổi (1955 - 1958). Sau đó thầy vào dạy ở trường Võ Tánh (Nha Trang).
    Gia đình thầy hiện định cư ở thành phố Montreal. Năm 2011 mình hân hạnh được ăn một bữa cơm Huế với thầy cô ở Qua-noa-doa. Ngon tuyệt!
    Về chuyện bạn muốn liên lạc với thầy thì để mình xin phép thầy đã nghe. Và nếu được thì mình sẽ chuyển đến bạn qua địa chỉ email. Ok? Thầy cũng hỏi thăm về bạn đó nghe.
    Chúc vui khỏe để còn lai rai gặp nhau ở "Chiều Tà Quán", thèo bèo thẹt quẹt đôi tí cho hết tháng ngày. Khakhakha!
    Pháo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn các thông tin về thầy TQ của bạn. Thế là mình bó tay rồi. Bạn còm rất lí thú. Hẹn gặp ở "Chiều tà quán" nha!

      Xóa
    2. Bạn đừng thất vọng, không phải bó tay đâu. Mình biết, khi Thầy hiểu bạn qua vài bài viết thầy sẽ cho phép ngay.

      Còn gặp nhau hả? Chắc rồi - thế nào cũng đụng đầu ông bạn một bữa tại Chiều Tà quán, nhưng bị gout (gút) rồi, không nhậu được nhiều nữa, chỉ lai rai và thèo bèo thẹt quẹt đôi tí "cho hết nửa đời sau (Du Tử Lê)" vậy mà!

      Chừ thì chúc nhiều vui khỏe cái đã hí!
      Pháo

      Xóa
    3. Xin lỗi bạn V3, tác giả bài thơ "Ta Làm Gì Cho Hết Nửa Đời Sau" là Cao Tần chứ không DTL. Tội đáng chém!!!

      Tác giả: Cao Tần
      Ta làm gì cho hết nửa đời sau

      Dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn
      Gánh sơn hà toan chất thử lên vai
      Chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
      Dọn tinh thần: cưa nhẹ đỡ vài chai

      Rừng đất khách bạt ngàn màu áo trận
      Xong hiệp đầu mây núi đã bâng khuâng
      Hào khí bốc đủ mười thành chất ngất
      Chuyện vá trời coi đã nhẹ như không

      Một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn
      Nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn
      Nay đất khách kéo đời rất nản
      Ta tính sẽ về vượt suối trèo non...

      Sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động
      Những hùm thiêng cựa móng thét rung trời
      Rồi sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy
      và cờ bay trên đất nước xanh tươi’

      Một tráng sĩ vô êm chừng sáu cối
      Thần tự do giờ đứng ở nơi nào?
      Ta muốn đến leo lên làm đuốc mới
      Tự đốt mình cho lửa sáng xem sao...

      Thần tự do giơ hoài cây đuốc lạnh
      Ta tiếc gì năm chục ký xương da
      Sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển
      Những oan hồn ai bỏ giữa bao la’...

      Bình minh tới một chàng bừng tỉnh giấc
      Thấy chiến trường la liệt xác anh em
      Năm tráng sĩ bị mười chai quất gục
      Đời tha hương coi bộ vẫn êm đềm

      Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
      Những hào hùng uất hận gối lên nhau
      Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới :
      Ta làm gì cho hết nửa đời sau?’

      Xóa
    4. Mình rất thích bài thơ này. Cao Tần tức là nhà văn Lê Tất Điều ngày trước đó. Ong còn có một bút hiệu nữa là Kiều Phong.

      Xóa
    5. Thèo quèo thực quẹt được là còn khá đấy. Mình không mần được đấy.

      Xóa
  25. Chuyện gd hiện nay miển bàn, không đủ giấy mực. Đệ muốn nói cái ông tiến sỷ toán HT trường tư ấy tề, cái ông này mặt mủi xem tướng mạo, già rồi thì nghĩ cho khỏe, lâu lâu phát một câu nghe mà phi gd; hồi thầy Khoa chống tiêu cực, ông này xút thầy Khoa nghĩ dạy qua chổ ổng, thầy Khoa nghĩ thì ổng nói bây giờ tôi xét lại rồi, không nhận nửa, chử tín của ông ta làthế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện ông VNC thì Ct đã nói ở trên rồi. Ai mà không biết sự bội tín của ông.

      Xóa
  26. Thầy cô giáo ngày xưa rất hiếm có chuyện dạy thêm. Tôi nhớ năm học lớp đệ tam (lớp 10 bây giờ)chỉ có 1 thầy mở dạy thêm môn Pháp văn, mà thầy này không biết dạy trường nào, chỉ biết thầy là huynh trưởng hướng đạo của tôi, mở lớp kèm thêm Pháp văn cho các hướng đạo sinh mà thôi. Các thầy cô khác trong trường Kiểu Mẫu tôi học không hề có chuyện dạy thêm. Thầy cô cũng có người khó tính, người dễ tính, tôi nhớ có thầy Lê Bá Tròn dạy toán rất nóng tính, lên bảng làm toán không ra là thầy đá vào mông ngay, hay thầy Nguyễn Hữu Châu Phan dạy Sử địa chuyên xách tai học trò, thầy Vĩnh Tiên hay quất roi....Thế nhưng tuyệt nhiên không hề có chuyện học trò nói hỗn hay phản ứng lại. Theo tôi nghĩ có lẽ do giữa thầy trò không hề có chuyện tiền nong nên học trò rất kính trọng thầy cô chăng?
    Bây giờ thì chuyện dạy thêm nhan nhãn ra. Nhiều người lại lấy việc dạy thêm làm thước đo giá trị chuyên môn cũng như sự thành đạt của giáo viên. Nhiều giáo viên vì kinh tế mà lao vào dạy thêm, thậm chí có người o ép học sinh đi học mình cho bằng được, em nào học chỗ khác mà thầy cô biết thì bị chèn ép đủ điều...
    Đừng nghĩ học sinh thời này không biết nhận ra tốt xấu. Lên mạng xã hội facebook mới nghe các em nói thật lòng mình. Nếu các em có dùng những từ không đẹp với giáo viên nào thì đó là việc tất yếu do giáo viên đó đã cư xử với các em không công bằng, chưa nói do họ đã hạ thấp giá trị của mình bằng những biện pháp xấu chỉ để gom tiền của các em qua việc học thêm...Với những thầy cô có tư cách, đạo đức, gần gũi với các em thì các em cũng vẫn kính trọng như lứa tuổi chúng ta trước đây đã kính trọng thầy cô chúng ta vậy.

    Trả lờiXóa
  27. MN đọc và ngán ngẫm ...Chẳng muốn nói và chẳng thích nói đến chuyện giáo dục anh Vinh Ba ah. Kêu gào mấy cũng thế thôi ! Tuy nhiên quanh ta vẫn còn những Thầy Cô đúng nghĩa rất tốt ...thôi thì ta tự an ủi mình vậy . Xã hội vẫn còn những trái tim thực sự biết đập và có máu màu đỏ ... vậy là cũng nhiều lắm rồi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, vẫn có nhiều thầy cô tốt và giỏi, được nhiều hs tôn trọng.

      Xóa
  28. Đúng là con Tằm đến thác hảy còn vương tơ!Có nói cũng như nước đổ đầu vịt thôi anh BA ơi!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có bạn tham gia là vui rồi. Nói cho đỡ tức.

      Xóa
    2. Bạn V3 nói quả đúng: 'Im lặng tức là đã chết' (mặc dù còn nhúc nhíc, nhuc nhic). Ngoài việc cho đỡ tức, không nói lâu ngày tức nhiên miệng mình sẽ bị hôi!

      Xóa
    3. Chào bạn V3,
      Tôi đã nhận được mail của thầy TQ, xin chuyển đến bạn:

      Thân gửi anh Phao,
      Không gì vui bằng được hàn huyên tâm sự với đồng hương, nhất là với những người có nhiều liên hệ đặc biệt như mấy anh. Tuy nhiên, vẫn ngại tạo nên hậu quả rắc rối cho người ở lại và nạn hacker điện toán luôn tìm cách đột kích máy của tôi.

      Anh NPVB thì tôi rất vui để được tâm sự, nhưng nhớ giữ an toàn cho nhau.
      ...
      Thăm và chúc các anh cùng gia đình luôn được bình an .
      Tuệ Quang

      Xóa
    4. Thế cái đã. Cám ơn thầy TQ giùm mình. Email mình là nguyenphucvinhba@gmail.com. Hy vọng sẽ an toàn cho đôi bên. Mình thì hiền khô nên không có gì ngại.

      Xóa
  29. Thượng bất chánh hạ tác loạn . Bài viết hay chúc anh khỏe .

    Trả lờiXóa
  30. Phao 03:58 Ngày 25 tháng 6 năm 2013

    Chào bạn V3,
    Chơ đi mô mà lâu rứa hè?
    Tôi đã nhận được mail của thầy TQ, xin chuyển đến bạn:

    Thân gửi anh Phao,
    Không gì vui bằng được hàn huyên tâm sự với đồng hương, nhất là với những người có nhiều liên hệ đặc biệt như mấy anh. Tuy nhiên, vẫn ngại tạo nên hậu quả rắc rối cho người ở lại và nạn hacker điện toán luôn tìm cách đột kích máy của tôi.

    Anh NPVB thì tôi rất vui để được tâm sự, nhưng nhớ giữ an toàn cho nhau.
    ...
    Thăm và chúc các anh cùng gia đình luôn được bình an .
    Tuệ Quang

    Trả lờiXóa