Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Nhà thơ chân quê xứ Mỹ: Henri W. Longfellow




Trong cuốn “Hồ sơ văn hoá Mỹ”, nhà nghiên cứu Hữu Ngọc có giới thiệu một số nhà thơ cổ điển Mỹ như Walt Whitman, Edgar A. Poe, Henri W. Longfellow… Về Longfellow, ông Hữu Ngọc viết:


“Nếu không đòi hỏi tâm lí và tư duy sâu sắc thì có thể tìm ở thơ Longfellow sự trong sáng, giản dị, cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, hình ảnh duyên dáng và âm điệu du dương. Ông làm thơ về lịch sử và truyền thuyết, đất nước và thiên nhiên, ông ca ngợi tình thương, lòng tốt, chịu đựng cuộc đời. Ông thành công nhất trong những bài thơ ngắn.


Dẫu sao, ông cũng là một nhà thơ tiếng Anh rất phổ biến, khi chết được cả nước Mỹ thương khóc, nhà thơ Mỹ đầu tiên có danh dự (sic) được lập đài kỉ niệm tại Tu viện Westminster.(Sđd, tr. 605)


Phải chăng thơ của Longfellow không sâu sắc vì cuộc đời của ông dễ dàng, hạnh phúc nhiều hơn đau buồn? Cũng như mọi người, ông đã từng trải qua những nỗi đau buồn, thí dụ như người vợ thứ hai của ông bị chết cháy năm ông 54 tuổi. Nhưng dường như ông không bị đau khổ sâu sắc.” (Sđd, tr. 606)

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Chiếc giường của Procuste (Chuyển từ YH sang)

1. Nhân đọc entry “Định kiến” trên blog của một người bạn, tôi viết bài này để tìm hiểu thêm về một trong số những ẩn dụ cổ điển thường thấy trong văn học thế giới. Dùng ẩn dụ là một thủ pháp rất hiệu quả của người viết văn, khỏi dông dài phân tích mà ngụ được ý nghĩa sâu xa, khắc sâu vào tâm  trí người đọc. Tuy nhiên, hiểu một ẩn dụ có nhiều cách khác nhau, có khi chưa hẳn đúng với ý của tác giả điển tích được dùng làm ẩn dụ. Mỗi người một cách hiểu, thế mới làm nên tính đa dạng của văn hoá.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Thử truy nguyên một vài thành ngữ thông thường



Thành ngữ là những cụm từ nhằm diễn tả một khái niệm nào đó. Thành ngữ chưa thành câu đầy đủ. Qua thời gian, đôi khi chúng ta nói trại ra, tam sao thất bổn,  thay đổi đôi chút, ý nghĩa thì vẫn giữ như cũ nhưng lại khiến nghĩa của từng chữ một khó hiểu vô vàn. Người viết vào tra ở Google thấy được đó là những thành ngữ khá thông dụng. Tuy nhiên, tại sao lại viết khó hiểu như thế khiến mỗi người giải thích mỗi kiểu, rất chủ quan. Phải chăng chúng ta nên cố gắng tìm lại nguyên gốc của thành ngữ mới có  được sự thấu hiểu chính xác. Đây cũng chỉ là một thử nghiệm, cần có sự phản biện của nhiều người khác.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Mưa dầm xứ Huế


Tiêủ dẫn: Các bạn ơi, khi viết bài thơ này mình không biết là 06 năm sau Hà Thành úng thuỷ (Tháng 11.2008) và đường sá cống rảnh hư hỏng khiến lòi ra lắm chuyện không hay. Âu cũng là đâu cũng như nhau. Đọc lại bài thơ. tác giả thấy rất vừa ý nên viết thêm tiểu dẫn này. 

Ngày 12.11.2008

Tôi đã đi qua những con đường đầy ổ gà, ổ vịt
Máu ứa tuôn ra từ từng thớ thịt yêu thương
Những viên sỏi lạc loài
hay những vụn xương?
Đã li dị với toàn phần c
ơ thể.

Một thái độ trí thức đáng trân trọng

 
Cụ Phạm Quỳnh là một nhà văn hoá có nhiều cống hiến cho sự phát triển của chữ Quốc ngữ trong thời kỳ sơ khai. Đó là một sự thật hiển nhiên được các học giả, các nhà nghiên cứu văn học,...ngày trước cũng như bây giờ công nhận.

Ngày trước, cụ đã làm chủ bút Nam Phong Tạp chí năm 25 tuổi và Tổng thư kí Hội Khai trí Tiến đức năm 27 tuổi. Hồi bấy giờ nhắc đến các học giả Bắc Kỳ, người ta thường nói đến bộ tứ “Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố” tức cụ Phạm Quỳnh, cụ Nguyễn Văn Vĩnh, cụ Phạm Duy Tốn và cụ Nguyễn Văn Tố. Câu nói bất hủ của cụ thường được nhắc nhở là “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.”

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

   Tự trào

  

Sáu tư cũng đáng chết cho rồi
Sống nữa làm chi chật cõi đời
Bia uống một chai đà muốn nghỉ
Thịt nhai hai miếng chớm xin thôi
Gái ghe bài bạc thì không biết
Cá cược cờ đề lại chẳng chơi
Sống mãi như ri thêm phí của
Chết cho rộng chỗ thoáng đất trời.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Con gái út vu quy


Con gái út của mình mới lên xe hoa về nhà chồng. Gởi các bạn một số hình ảnh về ngày vui đó.

 

Đoàn rước dâu


Lễ vật đầy đủ đấy chứ?

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Trò Ba đeo kính (Sưu tầm)




Đây là một bài học thuộc lòng tôi được học hồi lớp Ba (1958). Lâu ngày rồi, tôi gắng nhớ lại có lẽ không chính xác lắm, Tuy nhiên, nó là một bài thơ  hay, ý nghĩa giáo dục đậm đà, phù hợp với lứa tuổi 9, 10 tuổi. Xin chia sẻ với các bạn. VB

Trò Ba đeo cặp kính dâm
Than rằng trời đất tối tăm mịt mờ
Vội vàng đổi kính màu lơ
Than rằng trời đất bây giờ hoá xanh