Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (19)



Hoà đi xuống phòng hiệu trưởng nhưng trong bụng anh cũng nôn nóng mong sao cho xong việc cúng bái ở trường sớm. Hai bảy âm lịch rồi. Tết đến bên lưng mà anh cũng chưa dọn dẹp chuẩn bị gì cho năm mới trong nhà anh. Họp chi bộ hằng tháng chậm vài hôm thì chết ai. Liệu ta có làm tốt nhiệm vụ của ta chưa mới quan trọng chứ, anh thầm nghĩ. Thật ra, trong nhà trường anh là người chịu nghe nhiều nhất các kế hoạch của nhà trường vì phải có mặt tại ba nơi: nhà trường, chi bộ và công đoàn. Cả ba nơi cũng chỉ chừng ấy chuyện mà chuyện hoạt động của  nhà trường thì đã được Phòng, Sở và Bộ đã qui định quá chi tiết. Nghe mãi thành ra như không nghe nên lắm khi anh chỉ ngồi làm đồng cốt cho có lệ.

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (Phụ trang)


Mấy lâu nay tôi bỏ bê cuốn GCST vì một số lí do như sau. Một, tôi muốn dành thời gian để hoàn thành một công trình nho nhỏ khác. Đó là biên soạn cuốn Hán Việt tứ tự quán ngữ giản yếu. Hai, đây lại là lí do căn bản, khi viết GCST, tôi vẫn cho rằng nó là những cảm nghiệm chủ quan của mình về hoạt động giáo dục của CHỈ một địa phương đặc thù. Với 18 kỳ đăng trên blog, rất nhiều bạn đọc đã cho biết rằng không phải như tôi nghĩ đâu mà ở đâu đâu cũng có những cảnh tương tự như tôi đã viết trong truyện. Đó là hình ảnh đau thương, khốn nạn của nền giáo dục VN. Viết như thế là rất khách quan và đạt tính phổ quát của văn học. Dẫu vậy, hôm nay đọc bài viết của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, tôi mới xác tín rằng mình đã không quá hư cấu và có ý nghĩ đen tối muốn bôi đen nền giáo dục ưu việt của nước  ta. Nói đúng ra, lâu nay nước ta vẫn chưa có cái gọi là “nền giáo dục”. Đáng tiếc thay!

 

Tôi xem đây là một “phụ trang: của GCST. Mời các bạn đọc.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (18)



Chương 5

            - Tôi bị cả nhà chưởi. Khổ cho cái thân tôi nào ai biết. Chị dâu chưởi, em gái chưởi, anh trai chưởi vì ham việc trường, cứ ôm lấy trường mà bỏ bê việc nhà. May mà chồng tôi tha cho, không nói gì. Thế mà còn có giáo viên bảo tôi thù vặt họ, chèn ép này nọ. Họ bảo tôi tham cái chức hiệu phó, thích làm quan chức. Oan cho tôi quá. Tôi chỉ lo cho lợi ích của nhà trường này. Tôi thề tôi mà dối các đồng chí, ra đường xe nó cán tôi chết, lụt nó trôi tôi đi.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Văn tế vua HÀM NGHI (Linh hồn phong trào Cần vương kháng Pháp)

Sau Thất thủ kinh đô (23.5. Ất Dậu) là cả một chuỗi ngày gian khổ đến với nhà vua yêu nước HÀM NGHI. Tưởng niệm 129 năm ngày ban Dụ Cần vương kháng Pháp, mình viết bài Văn tế này:


Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (17)


           Ngoài hành lang vẫn vang đều tiếng guốc lóc cóc và tiếng cười nói tươi tắn của các nữ Chiến sĩ thi đua cấp Huyện và Tỉnh. Nhìn đồng hồ, Vũ biết đã vào lớp hơn mười phút. Anh đã ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, và viết nhan đề bài mới lên bảng. Bao giờ thì họ đến phòng nhỉ, các lớp ở tầng 2 chẳng hạn? Chỉ có anh nghe trống là anh xách cặp đi ngay. Tất cả nhìn nhau, ai cũng sợ đi sớm sẽ bị bạn bè rủa là bon chen, là muốn lấy lòng Ban Giám hiệu. Lâu ngày thành cái nề, khó bỏ.  Vả lại, có lên sớm hay muộn thì họ cũng phải cấy thêm điểm cho lũ quỉ này để đủ chỉ tiêu trường giao. Còn Vũ thì khác, có năm nào anh được cái Chiến sĩ thi đua cấp huyện đâu, được xếp Lao động tiên tiến đã là may. Họ chưa quên những lần thu quân, tháo chạy toán loạn mới đây sao? Đúng đàn bà tánh mau quên thật! Anh nghe Thuý kể, một lần, Bình, một nữ Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh  tức tối than thở với cô:

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (16)


              Vũ đứng phắt dậy khi nghe tiếng trống vào lớp mặc hai thằng say kia nói dai. Quả là anh cũng thấm mệt với nghề đi dạy thời này. Anh thấy trời dường như nóng hơn những ngày khác. Khí hậu trái đất này cũng nổi chứng nổi khùng trong mấy năm gần đây, đố ai biết khi nào nóng khi nào lạnh. Hôm nay nóng tá hoả thế nhưng ngày mai không chừng rét run rồi đấy. Thiên nhiên cũng đổ điên, nói chi con người. Mà giáo viên sao dạo này đổ đốn thế nhỉ? Anh bước vào ngang cầu thang thì bỗng dừng lại. Hai tấm bảng nằm trong lồng lưới sắt thường được hai tổ Toán Lý và Văn Sử dán các bài viết cho học sinh tham khảo được gọi là Câu Lạc Bộ trông lạ hẳn. Thì ra đứa học sinh nghịch ngợm nào đã lột bớt vài chữ để biến chúng thành CLB ăn học và CLB oán học. Ranh thật, thế mà học hành lại chẳng ra làm sao, Vũ tự nhủ. Hai cái Câu lạc bộ này từ lâu đã không có một bài viết nào để thông tri với học sinh thì ăn với oán cũng đúng đấy. Anh tự cắn nhằn, làm cái hình thức cho oai mà cũng không xong.

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (15)


http://nguyenphucvinhba.blogspot.com/2013/11/gion-chon-san-truong-truyen-dai.html

Những chuyện cũ vẫn còn lẩn quẩn trong đầu, Vũ đi vào nhà bảo vệ, vừa thả người xuống ghế thì Quát cũng vào, ngồi phạch xuống ghế đối diện và lên tiếng:
            - Trường mình càng ngày càng buồn hí. Sáng ni em mệt đừ. Đạp một két thầy ơi!
            - Cậu thì không có cái gì nói ngoài bia với rượu à? Đợi mình tới mà khoe hả?
Quát giơ cái mặt lì lì bởi men bia chưa tan, đáp:
- Dạo trước em nghe thầy cũng uống như hũ chìm hũ nổi. Chừ thầy già rồi, uống không nổi nên la tụi em.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (14)


 Chương 4

            Quát đứng nghênh nghênh dưới một gốc cây bằng lăng còi trước nhà bảo vệ, mặt hồng hồng và thả hơi rượu khi Vũ chạy xe vào. Mùa đông, cây bằng lăng này đã không còn nhiều lá nữa, xơ vơ như chàng giáo viên dưới bóng của nó. Ánh nắng chói chang của một ngày nóng bất chợt như mùa hè đổ hầm hập xuống sân trường đúc xi măng. Sân trường vắng vẻ như mọi ngày trong giờ vào học. Lại một học kỳ mới sắp trôi qua. Lũ học sinh đã vào lớp để truy bài 15 phút đầu giờ, râm ran tiếng nói chuyện lẫn tiếng ôn bài. Ngoài đường đất quanh hồ cá cuối góc trường vẫn còn sót mấy trò nghịch ngợm rượt nhau la ơi ới, tiếc rẻ chút thời gian vàng bạc còn lại để vui chơi. Nhìn cái hồ hoang hoá đã lâu, Vũ nhớ lại ông hiệu trưởng đời trước, một tay khôn ngoan lanh lợi gấp nhiều lần so với Dũng, ông hiệu trưởng hiện nay.
           

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (13)


 Cuộc họp nào cũng lình xình như thế. Sau dăm ba phút, nó thoát khỏi tầm kiểm soát của anh và chạy lung tung theo hướng nào đó tuỳ hứng. Dũng cũng không biết tính làm sao nên cũng chẳng nói phô gì. Anh biết đáng ra anh không nên làm quản lí. Tự sâu xa của đáy lòng mình, anh thấy mình chẳng có chút năng khiếu gì về lãnh đạo, chỉ huy. Cần cù, chịu khó, lù đù như một lão nông tri điền, nhẩn nha làm từng tí một, đúng là phù hợp với tính anh. Làm chi cũng tính chút công, kiếm tí bỏ túi. Tí tí thôi để khỏi kết tội tham ô, anh nghĩ. Tích tiểu rồi cũng thành đại, dại gì xé mắm không mút tay. Tính cách đó thể hiện qua bước đi lững thững, lối làm việc chần chừ và cách nói lục cục không nên câu kéo gì của anh. Thừa lệnh cấp trên, bảo đâu đánh đấy là cái nề trong suy nghĩ chẳng của riêng gì anh.

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (12)



 Thế nhưng, Dũng đi làm hiệu trưởng thế là đã qua ba ngôi trường và nỗi hoài nghi đó vẫn vướng vất nơi anh. Anh tự nhủ, mình vẫn hoài nghi vì mình không đủ thông minh, anh vốn biết thế, để hiểu được tầm vĩ mô của chiến lược giáo dục. Các ngài tiến sĩ, các đấng chuyên viên hẳn họ đã nát óc suy tư, đã tìm kiếm hết sách vở mới đề ra chủ trương này nọ chứ. Thôi, phận mình mình cứ chấp hành tốt chỉ đạo của cấp trên là xong, trứng làm sao chọi với đá được. Thỉnh thoảng anh nằm mơ thấy anh hoá thành con bò tót, cứ lao thẳng một cách bất chấp tới tấm vải đỏ. Vải phất bên đông, anh húc về đông; vải phất bên tây, anh húc về tây. Chốc chốc con bò tót hoá thành lại đứa trẻ con, tấm vải đỏ hoá thành hai thòng lọng. Hai chiếc thòng lọng cứ siết vào cổ thằng bé, nó đang lè lưỡi ra, thở ành ạch khó nhọc, mắt trợn tròn. Tỉnh giấc, mồ hôi vã ra như tắm, anh bồn chồn ngớ ngẩn không hiểu gì cả.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (11)




Lão Một Ngà nguyên là bộ đội phục viên gì đấy, được đi học Sư phạm 7 + 2 rồi sau 75 vào Nam làm giáo viên chi viện. Giỏi giang đâu không thấy chứ cái miệng lão cứ xoen xoét nói, nào nghị quyết, nào thông tư, nào chủ trương ... nghe muốn nổ cả não. Loay hoay một thời gian, lão lên làm Tổ chức. Lão có một cái răng nanh quá khổ, dài và cộm lên. Thời xa xưa ấy có sao để vậy chứ mấy ai quan tâm gì đến thẩm mỹ, làm đẹp như sau này. Giá lão là con gái thì tạm gọi là có cái răng khểnh duyên. Răng của lão bị anh em gọi đùa là cái ngà voi trời cho. Thế là lão có thêm cái bí danh Một Ngà một cách cay đắng.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

CÁC VĂN BẢN CHỮ HÁN Ở KHU THÁP TỔ LIỄU QUÁN THIỀN SƯ



Thiền sư Liễu Quán là Thiền tổ thứ 35 dòng Lâm Tế và là người khai sanh thiền phái Liễu Quán ở Việt Nam ta. Ngài đã khai sơn các chùa Thiền Tôn, Viên Thông, Viên Giác ở Thuận Hóa, và chùa Bảo Tịnh ở Phú Yên. 
Ngài người làng Bạc Mã, huyện Ðồng Xuân, tỉnh Phú Yên, sinh năm 1667 (Đinh Mùi) từ một gia đình nghèo. Ngài họ Lê, húy Thiệt Diệu,hiệu Liễu Quán, mồ côi mẹ từ hồi lên sáu tuổi. Năm mười hai tuổi Ngài đi chùa Hội Tôn, gặp thiền sư Tế Viên, và xin ở lại chùa để học đạo.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (10)


            Năm Luyến đi thi Cao đẳng Sư phạm, kết quả điểm thi của cô đúng hệt như bố cô đã tiên liệu. Ba môn 5 điểm. Không hề gì. Khối người điểm cao hơn cô nhiều nhưng trường vẫn không báo nhập học hoặc địa phương không cắt hộ khẩu để nhập vào trường. Hồng vẫn quan trọng hơn chuyên, con cái các gia đình công chức binh sĩ miền Nam được gọi là ngụy quân ngụy quyền ở nông thôn đành đi cuốc đất làm ruộng cho hợp tác xã, ở thành phố thì đi làm thợ đụng, đụng cái gì làm cái đó. Sơ yếu lý lịch là cái giấy chứng nhận quái ác nhất trùm lấy cuộc đời của một con người. Rủi thay, con người đứng tên trong cái mảnh giấy ấy lại không có chút quyền chọn lựa nào. Nghiệp dĩ đời não đời nào đã đẩy y vào cái số phận đó. Luyến thì may mắn hơn nhiều.


Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (9)





Thật ra, Luyến cũng chưa hiểu hết nỗi lòng ông Húc. Cái chuồng cu không chỉ là một khoảng không gian nới thêm để làm rộng căn nhà được nhà nước phân cho. Ngàn lần không phải thế. Nó là tài sản của riêng ông, do ông tạo nên, không một sổ sách của ai nào khác có ghi tên. Vâng, ông cũng chẳng hề đăng ký với bất kỳ một cơ quan nào cái tài sản này. Thế mới thú vị chứ. Trong cuộc sống mà mọi cái đều là của tập thể, là do nhà nước quản lí, kể cả mấy cái tư tưởng nằm trong óc người, cái của riêng như thế này là cả một cổ vật hãn hữu. Lòng tư hữu, ý thức cá nhân trong ông nhổm dậy, bám víu vào tim ông khiến đôi lúc ông cười khan một mình.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Đầu xuân viếng tháp Ngài Giác Nguyên, đọc thơ của Ôn Quy Thiện


            Mùa xuân này, chúng tôi lên thăm chùa Tây Thiên với một ý định đặc biệt. Một người bạn vong niên của người viết muốn giới thiệu một bài thơ của ôn Quy Thiện làm tặng Hòa thượng Giác Nguyên. Vốn rất hâm mộ ôn Quy Thiện nên chúng tôi hoan hỉ lên chùa.
Ôn Quy Thiện là một bậc hiệt kiệt thơ văn trong giới tăng lữ Phật giáo. Thơ văn của Ôn được ghi lại khá đầy đủ trong Thủy nguyệt tòng sao. Thầy Lê Mạnh Thát đã bỏ nhiều công lao để dịch tác phẩm này. Ôn còn để lại nhiều câu đối hay ở các cổng khuôn hội hay phạm vũ.

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (8)


 Không khi nào Luyến thấy ông Húc nói nhiều như hôm nay. Ông nói say sưa như chưa từng được nói. Trước đây, cô thấy ông sống âm thầm và nhẫn nhục lạ thường, như thể ông không có mặt trên cõi đời này hoặc thì có như cái ghế, cái bàn đã cũ nằm trong kho đồ thừa. Suốt ngày nếu không đi làm, ông chẳng nói năng chi, chỉ đọc mấy tờ báo, uống nước trà rồi nằm ngủ. Cô cũng chẳng hiểu biết gì về bà con thân thuộc hay bạn bè của ông trừ một số người cùng cơ quan. Lòng ông nghĩ gì, bụng ông ôm ấp ước mơ gì đố cô mà hiểu. Bây giờ ông khác hẳn. Ông thông thái ra, khôn lanh ra, như có một sức sống mới truyền vào trong cái thân thể đang điêu tàn của ông. Luyến nghe ông Húc nói, nghe và bâng khuâng trong bụng, cố tìm xem cái bóng dáng ngày nào của ông hiện giờ ở đâu?


Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (7)

 
 
                                                                           Chương 2

            Thật ra, Luyến cũng biết rằng cô đã chọn nghề giáo viên là không mấy thích hợp với bản thân mình. Cô không có mấy ấn tượng đẹp trong thời đi học nên cũng không có niềm thích thú được đứng trên bục giảng. Chút hiểu biết bài bản sách vở cô có được trong những năm vừa học vừa tránh bom Mỹ đâu làm cô yên tâm với  việc nghề đi dạy nhưng hoá ra đó chính là sự chọn lựa có lí nhất cho cô: đi dạy vừa nhàn nhã, vừa tự do và cũng vừa nhẹ trách nhiệm. Trò có trăm loại, thầy có trăm thầy và trường thì cũng có tới ngàn vạn trường. Vậy nên chí ít là cũng dễ đổ vạ cho người khác về thành phẩm của mình. Sau này khi thực thụ làm cái nghề trồng người, Luyến lại sáng ra nhiều thứ linh tinh.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (6)



             Anh đẩy ghế lui và bước ra bàn khách. Quanh phòng cờ thưởng, bằng khen của những năm trước treo ba bốn lớp. Bên phòng hội đồng giáo viên cũng không thua. Ôi thôi, kiếm đâu ra mà lắm thế! Có lần anh định cất bớt chúng đi nhưng cô hiệu phó Dĩnh không đồng ý:

- Dễ gì mà kiếm ra chừng ấy cờ thưởng và bằng khen, thành tích của trường mình đó, cô ta nói.