Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (5)

Hôm chở Luyến đi lần đầu, Dũng tâm tình hỏi:
- Văn nghệ văn gừng ri chồng em có ghen không?
Luyến chanh chua đáp:
- Sao lại ghen? Em làm gì mà ghen? Đi công tác ban ngày ban mặt chứ lủi bụi nằm bờ nửa đêm về sáng gì mà ghen. Mà lão cũng có rảnh đâu mà ghen.
- Sao lại không rảnh?

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (4)



                 Ngực ư? Cả cái thế giới này điêu đứng vì mấy cái cục thịt đó mất. Dũng lại choáng cả người khi nhớ lại hôm Vân, cô học trò cũ đến thăm anh. Vân nghe đâu đấy là anh gần nhà lại biết kha khá tiếng Anh nên đến xin học thêm vì vừa khỏi đi xa vừa mất hẳn cả cơ bản. Ừ, thì dạy một hai tiếng gì đó, kiếm thêm tiền tiêu vặt còn hơn ngồi không, gắng một chút chứ ba cái câu vớ vẩn đó khó khăn gì. Vân làm y tá ở một bệnh viện trong thành phố, ba mươi tuổi, muốn đi học chuyên khoa ngành điều dưỡng. Cô phụ trách phòng ngoại kiều nên rất cần ngoại ngữ. Cô học ba tháng, khá lanh lợi, ngoan ngoãn, và chăm chỉ như một học sinh cấp 3, áo quần tươm tất. Cô trả tiền công anh rất hậu hỉ, lịch sự bỏ trong chiếc bì thư. Thi đỗ cái bằng A tiếng Anh. Sau đó, Vân đi học ở một trung tâm, đỗ bằng B, rồi kết nạp Đảng, đi chuyên tu gì đó ba bốn đợt và lên làm y tá trưởng.


Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (3)

 
(Hình chỉ có tính minh họa)
 
                Đàn ông ngoại tình thì tất nhiên phải có đàn bà ngoại tình. Cả một đoàn hiệu trưởng các trường trong Huyện đua nhau kê khai. Họ quản lý đến gần hai ngàn thầy cô chứ ít. Vô phước trường nào đó có một giáo viên ngoại tình là trở thành đề tài sôi nổi. Họ biết với nhau thôi, chẳng có án lệ kiện cáo gì dính líu tới. Những cuộc ngoại tình âm thầm như một trò giải trí ít tốn kém mà lại hưởng đặc sản, già nhân ngãi, non vợ chồng. Có lắm cuộc tình éo le lâm li không thua gì tiểu thuyết trên mấy báo tâm lý lá cải dành cho giới bình dân. Thật là cái thời hội nhập, ta đua cho kịp Tây thì phải. Có người Dũng thật sự không ngờ được sự táo tợn của họ. Yêu nhau cái kiểu con nhà nghèo trong quán cà phê gót, yêu nhau trên đồi thông, trên bờ sông…Phần lớn là khác cơ quan. Nói theo ngôn ngữ dân gian thì phải tránh “vợ bạn, gái cơ quan” cho an toàn trên xa lộ tình trường. Theo chuyên gia hiệu trưởng Hồng thì ưu tiên cho ba đối tương: cửa không chốt, ruộng bỏ hoang và tre cụt đọt. Nghĩ tới đây, Dũng bật cười. Ngôn ngữ thời nay cũng tếu. Ai ế chồng, gái già độc thân thì gọi là cửa không chốt. Ai bị chồng hay vợ bỏ bê vì công tác, đi học xa dài ngày, hay đi kiếm tiền ở Nga, Tiệp, Hung,.. thì gọi là ruộng bỏ hoang. Ai ly dị ly thân, chồng chết, hay độc thân mà có con riêng thì gọi là tre cụt đọt. Ui chào, mấy thứ này sao giờ lại lắm thế!


Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (2)

 
 
(Hình chỉ có tính minh họa)
 
              Năm đó, Luyến mới về trường, tươi roi rói như một đoá hoa đang nở rộ. Trước đấy anh em giáo viên đã xì xào, có cây văn nghệ về trường, khỏi lo bắt mấy bà già đi thi văn nghệ giáo viên hằng năm rồi, cứ nhảy lom xom vung vẩy như mấy con gà mắc mưa. Mà cũng lạ thật. Hay chỉ riêng có ở cái huyện này mới rầm rộ văn nghệ văn gừng như ri? Nào tạo không khí vui tươi trong học đường, nào đem món ăn tinh thần cho đời sống cán bộ, nào chào mừng thành tích này, đợt thi đua kia,… Giáo viên thi dạy tốt đã hết hơi rồi lại còn cái mục “Tiếng hát giáo viên” mới sợ. Năm mô trường cũng cà xình cà xàng vài ba tiết mục không ra cái gì cả, thi ngang cụm đã ôm khăn gói trở về. Anh em nói vui, như ri cũng đỡ tốn kinh phí của nhà trường, của Công đoàn. Không ai chuyên nghiệp, biết hát hỏng đờn địch như những năm sau này, toàn cây nhà sâu, lá vườn nát. Năm nào cũng thi, như thể “Sao Mai điểm hẹn” không bằng.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG - Truyện dài

 
 

Chương I

            Luyến vừa đi ngang phòng hiệu trưởng thì có tiếng gọi:

            - Cô Luyến, cho tôi gặp một lát!

            Giọng nói khó chịu, nghe nặng nề dù đã cố nói mềm hẳn đi. Luyến điệu nghệ rẽ vào phòng theo kiểu các cô người mẫu đã đi đến mức cuối trên một sàn diễn. Đôi mông tròn bó căng trong chiếc quần rin theo bước chân catwalk tréo qua tréo lại như thách thức những đôi mắt tò mò háo sắc. Nhìn từ sau tới, người ta dễ liên tưởng tới đôi mông của một con ngựa cái đang đi nước kiệu trên đường lộ, hắt qua hắt lại một cách khiêu khích. Ở đây, đôi con ngựa cái học đòi lối đi thời thượng này, đôi mông sau vài lứa đẻ to bề như hai cái thúng con, cứ lúc lắc qua lại thật gai con mắt.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Điếu Văn bạn Trần Văn Kháng

 
 
Bạn Kháng ơi!

Hỡi ơi!
 
Mới đó nói cười,
Nay đà nín lặng.
Thế là hết, phận người một kiếp, đưa chân cõi Niết tiêu dao,
Âu cũng xong, ván nợ trăm năm, dạo bước non Bồng phiêu lãng.
Đời tạm trú áo cơm vất vả, phó mặc cho bao kẻ còn đây,
Cuộc phù sinh nhà cửa âu lo, ai nỡ trách chi người đã vắng.
Đốt mấy nén hương lòng,
Tỏ vạn niềm thương cảm.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

­Chuyện xem trên TV


1. Mấy tháng trước, một tối tôi nằm ngã trên ghế xích đu xem chương trình “Ai là triệu phú?” trên VTV3. MC Lại Văn Sâm xuất hiện với lời chào hỏi, giới thiệu rồi đọc câu hỏi chọn người lên ghế nóng:.” Các bạn hãy sắp xếp các cụm từ sau thành một câu tục ngữ: A. Trẻ, B. Già, C. Cậy cha, D. Cậy con.”

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Tàn dư văn hóa đồi trụy: Những bài học thuộc lòng một thời

 
 
Trước đây mới lớp Tư, lớp Ba, tôi đã được học những bài học thuộc lòng rất hay, mãi đến giờ vẫn còn nhớ đôi chút. Tiếc thay, sau 75 những cuốn sách Tập đọc như thế đã bị xem là "tàn dư văn hóa đồi trụy” của Mỹ Ngụy. Chúng bị tịch thu, thiêu húy ra tro rồi. Ôi biết bao nhiêu là tạp chí, báo sách và cả Tự điển Việt Anh Pháp Hán! Sách của anh Ba TQ như Tây Du ký, Tam Quốc chí, Thủy Hử,... cũng phải nộp cho khu phố. Tất cả những gì đã được in trước 75 đều nộp hết vì đều là đồi trụy mà. Bây giờ muốn tìm lại có thứ quả khó hơn mò kim đáy bể. Thật tiếc đứt tóc!

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Đến với bài thơ “Quạ hiền kêu đêm” của Bạch Cư Dị



Thật xúc động và lý thú khi người viết biết ra được chàng “Tư mã Giang Châu” còn là một người con chí hiếu.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

THẠCH XƯƠNG BỒ

Sông Hương là một vưu vật thiên nhiên dành cho xứ Huế. Mấy ông nhà văn, nhà thơ bảo sông Hương có tên vậy là vì nó thơm. Sông Hương thơm vì đầu nguồn có nhiều cỏ Thạch xương bồ. Nói rứa cho vui thôi chứ cỏ gì mà lại làm giùng nước chảy thơm được.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

CƠM 2000 đồng: CÔNG ĐỨC HAY TỘI LỖI?

 
Trong khi ở nông thôn, người nông dân rất khốn khó mới nuôi nổi gia đình mình từ sức lao động trên ruộng vườn thì ở thành thị lại tập trung một số lượng đông đảo người nghèo khó. Họ là ai?

Họ là những người nghèo từ lâu sống thành thị làm những nghề lặt vặt như chạy xe thồ, lượm ve chai, bán hàng rong, bán vé sô, bồi bàn,… mà vốn liếng chính là sức lao động của chính họ. Họ là những người lưu dân không còn đất đai ở quê nhà, không kiếm nổi miếng ăn ở nông thôn, tấp vào các thành phố hầu tìm vận may mới. Họ là những con em nông dân lên thành thị làm công nhân với tay nghề đơn giản ở các khu công nghiệp mà thu nhập bình quân khoảng trên dưới 2 triệu đồng. Họ là sinh viên cũng gốc nông thôn hay con nhà nghèo từ tỉnh xa đến học với sự chu cấp eo hẹp của gia đình. Họ còn là những người đi nuôi thân nhân hay là bệnh nhân nằm đầy nhóc các bệnh viện với các bệnh nan y, đang trông chờ phép lạ tại các cơ sỏ y tế hoàn bị của thành phố…

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

TÌM HIỂU TÔN HIỆU "CHÚA TIÊN - NGUYỄN HOÀNG"


  H.1
(Riêng tặng tất cả giáo viên và học sinh trường Nguyễn Hoàng – Quảng Trị, xưa và nay)

Dân Việt ta luôn tự hào có được một giang sơn gấm vóc trải dài từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Để có một non nước tươi đẹp như vậy, hẳn không ai quên được công cuộc Nam tiến mở mang bờ cõi của dân tộc ta dưới thời các chúa Nguyễn Đàng Trong.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Chiều tà quán (5)

 
 
8. Anh Du bị nạn mà hóa hay. Nhẹ thôi và có chuyển biến tốt cho anh. Theo quán tính, về nhà rồi chiều chiều là anh muốn đi nhậu. Chiều tà quán vẫn đông khách, vẫn sôi nổi trong trí tưởng của anh nhưng cái chân nó níu anh nằm nhà. Không có ai chơi, anh gọi điện thoại rủ tôi vào nhà. Tui thì rảnh rang, đâu có bị mắc míu trên cái quán vắng mà xôn xao đó.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Chiều tà quán (4)

http://nguyenphucvinhba.blogspot.com/2013/08/chieu-ta-quan-3.html

http://nguyenphucvinhba.blogspot.com/2013/03/chieu-ta-quan-2.html




7. “Uống phê phê rồi leo lên xe rú máy chạy gấp về nhà rất nguy hiểm. Xe chạy nhanh mà mình cứ tưởng nó chạy chậm”, anh Du thường nói vậy. Anh còn kể mấy lần chạy theo anh Hồ kêu ơi ới, bảo trước sau cũng thấu nhà, chạy chi mà nhanh rứa. Ai ngờ đi đêm có ngày gặp ma. Chính anh lãnh đủ. Một hôm, anh từ quán Chiều tà ra về. Mới hơn 7g thôi, trời đã tối dù ánh đèn điện từ mấy nhà trong xóm đã hắt ra loáng thoáng trên hẽm. Thay vì chạy thẳng ra khỏi cái cổng đầu đường rộng hơn 3 mét, anh đụi thẳng vào cột trụ bên trái, bổ nhào xuống đất. “Bà xã” và mấy cháu ngoại nghe cái đụi, hoảng hồn chạy ra. Gãy một chân, máu chảy đầm đìa, hôn mê bất tỉnh. Xe cứu thương “bị chi, bị chi” tức tốc chở tuốt qua bệnh viện Trung ương.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Chiều tà quán (3)

 
5. Sáng nọ, mới ngồi vào ghế chưa kịp kêu cà phê, tôi đã nghe anh Du nói:

 - Chai Chivas 21 hôm qua ngon thật.

- Ngon rứa mà còn kêu thêm cả chục lon Heineken, không say mới lạ. Anh Hồ đệm vào.

Anh Du nói tiếp:

- Nhưng nó không đằm bằng chai Hennessy hôm thằng Nguyên đem ở Mỹ về. Rượu Mỹ có khác. Chi chi chứ mình thích rượu Mỹ hơn.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Buồn vui với tuổi thọ

Hẳn ai ai cũng mong mình sống lâu, thọ tỉ Nam san. Mấy bức tranh Phước Lộc Thọ có hình Nam  Cực tiên ông râu bạc như cước, dài quá ngực, trán thì vồ ra như trái banh vì chứa đầy nguyên khí, biểu tượng cho sự sống lâu đó. Đôi tranh cách điệu thì vẽ một cây cổ thụ vì thụ cũng đọc là thọ để chỉ ý đó. Câu thơ “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” đã lỗi thời rồi. Bây giờ, bạn bè tôi ngoại 70 còn nhiều lắm, mấy cụ còn đi nhậu đều đặn thua gì lớp trai trẻ đâu. Một số đông sống nghiêm chỉnh hơn, sáng đi thể dục, chở cháu đi học, về đọc sách, viết báo, đi lễ chùa, vãn cảnh Phật, chơi cây cảnh, cà phê đàm đạo với bạn bè,...là những tấm gương sáng, đóng góp nhiều cho gia đình và xã hội.

Thế nhưng sống lâu mà còn khỏe mạnh, còn hưởng thụ được thú vui của cuộc sống mới đáng nói. Sống thọ trong bệnh tật, nằm liệt chiếu giường thì quả là rất khổ, khổ cho bản thân mình và khổ cho cả con cháu. Sống thọ trong lú lẫn cũng rối rắm vô vàn. Và đáng sợ nhất là sống thọ trong nghèo khổ và cô đơn như cụ bà dưới đây.

 

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Đem đồ cũ chào mừng năm học mới 2013 -2014

Cuốn “Tiếng Anh 6” của NXB Giáo dục (TA6) tái bản lần thứ 11, nộp lưu chiểu tháng 6/2013 vẫn đầy những hình ảnh và thông tin lạc hậu. Mười năm (10) trước, người viết đã góp ý với Sở GD & ĐT địa phương bằng văn bản. Thế mà “vũ như cẩn” suốt một thập kỷ. Ngao ngán quá! Nay trích đăng vài cái cho các bằng hữu xem chơi.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

SÁNG TẠO CHỮ MỚI




Mình hay viết về chuyện xã hội, những điều tai nghe mắt thấy giữa đời. Để khỏi mang tiếng bày đặt, mình thường ghi chú rõ ai nói, ở đâu. Thông qua sự kiện đó, mình nói lên một số suy tư của cá nhân mình. Nhắc tới ai chỉ là cái cớ, không hề có ý “làm phiền” người ấy. Trọng tâm bài không nhằm “chê bai” cá nhân người ấy. Gần đây, một người bạn mình góp ý, “Họ cũng là nạn nhân, rất đáng thương. Họ không thoát khỏi được cái môi trường sống hiện nay. Cậu viết thế hơi không phải.” Mình cũng cảm thấy bạn có lý, và không muốn hiểu nhầm là có ác ý, đành “delete” một entry. Biết sao đây? Nói thì mắc, không nói cũng tức khí. Thôi nói vu vơ vậy, ai tin thì tin, không dẫn chứng chi tiết nữa.

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Văn tế Âm hồn Thất thủ kinh đô (23.5. Ất Dậu)


Than ôi!

Tim óc bùi ngùi,
Ruột gan tê tái.
Hơn thế kỷ trôi qua trước mắt, anh linh thiên cổ còn đây,
Mấy bi thương chất kín trong lòng, hương hoả tứ thời ngát mãi.
Nhớ Ất Dậu Kinh thành thất thủ, đám sanh linh phải bao nỗi thương vong,
Nay Quý Tỵ Thuận Hoá thanh bình, phường tử đệ vẫn một niềm ái ngại.
Dẫu biết lẽ tử qui sinh ký, đời ngắn tấc gang,
Nhưng xét hồi quốc phá thân vong, nghĩa dài sông núi.
Phận cháu chắt tháng ngày nhớ tưởng, lòng kính yêu dễ mấy nguôi khuây,
Tình bà con hôm sớm quẩn quanh, bụng nuối tiếc khó mà bỏ trái.
Trước thưa sau gởi, đỉnh trầm kỳ hương khói vọng tiền nhân,
Xưa bày nay làm, lễ truy điệu cỗ bàn hầu trưởng bối.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Trong công viên Tứ Tượng


Trong công viên Tứ Tượng

Tôi ngồi dưới bóng ngô đồng
Thân trong Tứ Tượng mà lòng lưỡng nghi

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Chuyện nghe lỏm ở công viên

  

1. Trước nhà tôi có một công viên khá rộng rãi.  Chiều hè, khi đã tắt mặt trời tôi thường qua đấy, trải chiếu trên cỏ và ngồi hay nằm hóng gió. Lũ trẻ con chung quanh cũng hay tụ tập đá bóng nhựa, đánh vũ cầu hay nói chuyện nhảm. Một buổi chiều, một toán cháu gái, bạn của đứa cháu tôi, vây quanh ăn kem và đấu láo. Một cháu bảo:

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI DẠY HỌC (TTC số 476)

Mình mới đọc được bài ni ở báo Tuổi Trẻ Cười  số 476 ngày 15.5.2013 mời các bạn cùng chia sẻ một chuyện cũ mà không cũ chút nào. Buồn cho nền GD của ta lắm! Ảnh chụp có hơi tệ nhưng vẫn đọc được. Mong các bạn thông cảm.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Vài lời giới thiệu cuốn “Từ điển Nhà Nguyễn” của Võ Hương An





Trong tháng 3 vừa qua, với 3 lần ra mắt sách tại tiểu bang California, USA, cuốn “Từ điển Nhà Nguyễn” (TĐNN) của tác giả Võ Hương An đã chính thức trình diện bạn đọc và giới nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam. Sách do NXB Nam Việt phát hành, dày 760 trang, khổ 17 x 25, bìa cứng, ấn loát công phu và mỹ thuật, với nhiều hình ảnh minh họa. Cùng với việc UNESCO công nhận  Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc triều Nguyễn là di sản văn hóa thế giới (vật thể và phi vật thể) cộng với sự đánh giá lại của giới nghiên cứu trong nước về sự đóng góp về mặt văn hóa, chính trị, xã hội, âm nhạc, mỹ thuật,… của triều Nguyễn, cuốn “Từ diển Nhà Nguyễn” đã làm phong phú thêm nguồn tri thức nhân loại về triều đại đã qua này.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Phụng mao tế mỹ là gì?


 Tìm hiểu một câu đối hay của  Đông Các học sĩ Đinh Hồng Phiên

1. Trong bài  báo “Đông các học sĩ Đinh Hồng Phiên, tác giả khởi thảo “Đế hệ thi” và “Phiên hệ thi”1, tác giả Đinh Văn Niêm? (Niên) có nhắc đến một số câu đối hay của cụ Hồng Phiên. Cụ quả là một nho sĩ ưu tú thông kim bác cổ, xứng đáng được hai vị vua đầu triều Nguyễn là Gia Long và Minh mạng giao cho nhiều trọng trách như đi sứ, giám thị trường thi, soạn định thể thức cáo văn, sắc văn, sơ thảo “Đế hệ thi” và “Phiên hệ thi”,….

Cũng theo bài báo trên, cụ Đinh Hồng Phiên sinh năm 1764 tại làng Ông La Giáp, tổng Kim Nguyên, huyện Chân Lộc, phủ Đức Quang (nay là xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, Nghệ An).


Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

“Tiếng Huế” nôm na của một thời



Phu Văn Lâu

      Ngày xưa, sách sử chiếu biểu … đều sử dụng tiếng Hán. Lớn lên, đi học là học chữ Hán, đọc Tứ thư Ngũ kinh,… xem Tam Quốc chí, Thủy hử,… và cả sách sử Việt như Đại Việt sử ký toàn  thư, Lam sơn thực lục hay Phủ biên tạp lục … đều bằng chữ Hán. Đình chùa, miếu vũ, kể cả nhà xưa khá giả đâu đâu cũng hoành phi đối liễn chữ Hán. Thành thử, lắm người mới sinh ra lòng trọng vọng chữ Hán và chê chữ Nôm ta là nôm na mách qué. Bắt đầu thế kỷ 20, tình hình đã khác. Mọi người bắt đầu “vứt bút lông đi, giắt bút chì”, nhưng dấu tích của lòng trọng vọng đó vẫn còn trong cách đặt tên cho con cháu. Tên nào cũng dùng chữ Hán Việt, hiếm thấy tên Nôm. Nào Tấn Tài, Thanh Bạch, Trung Hiếu,… mà chẳng thấy mây tre, trắng đen, heo gà, bàn ghế, … gì hết.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Chiều tà quán (2)


 

3. Như đã nói, tôi thật sự cũng có đến Chiều tà quán đôi lần theo lời mời của anh Du. Tôi thích cái tên của quán này vì một lí do khác. Nó gợi tôi nhớ đến một bản nhạc ngoại quốc mà nhạc sĩ Phạm Duy đã viết lời: Bản “Sérénata” của Toselli. Lời của nó như ri:
 
“Lắng trầm tiếng chiều ngân/ Nhạc dặt dìu ái ân/ Người ơi, nhớ mãi cung đàn, năm tháng phai tàn duyên kiếp vẫn còn lỡ làng…”

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Tản mạn về văn hoá đám cưới.



           Sau đổi mới và nhất là sau khi gia nhập vào WTO, đời sống dân chúng được nâng cao, cùng với nền kinh tế nước ta ngày càng khởi sắc dù là không mấy thực chất. Những năm tháng thời bao cấp bữa độn bữa không, sắp hàng mua thực phẩm bằng tem phiếu, áo quần vá chằng chịt bởi tem vải 5m của cán bộ.… đã ra đi không hẹn ngày trở lại. Phú quý tất sinh lễ nghĩa là một hậu quả đương nhiên. Người dân tổ chức và tham gia rất quá nhiều hội hè đình đám để vui chơi và hưởng thụ lạc thú cuộc sống. 

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Chiều tà quán (1)

 

1. Anh D nhậu đều đặn, không bỏ chiều nào. Cứ tính bình quân mỗi buổi nhậu anh tốn 150 ngàn, cộng với “tiền boa” cho cháu 50 ngàn, mỗi tháng anh tiêu bén đi 6 triệu bạc. Số tiền quá lớn đối với một cô/ anh công nhân tuổi đôi mươi, nhưng với anh thì chẳng bõ bèn gì. Đổi lại, anh có được niềm vui. Anh chỉ đến độc nhất một quán suốt 365 ngày của năm (dĩ nhiên trừ bớt những ngày bão lụt và kỵ giỗ trong nhà). Bà chủ quán 50 tuổi còn năng nổ hay đùa, gọi anh là”ông xã” làm anh sướng nức nở.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Giỏi tiếng Việt để yêu nước Việt hơn.

Nhà báo thời danh Nguyễn Văn Vĩnh


1. Một giáo viên môn Sử hỏi tôi, “Anh ơi, sao gọi là ‘phe đồng minh’ vậy anh? Từ minh đó có cùng nghĩa với từ minh trong cụm từ ‘Mặt trận Việt Minh’ không?” Tôi trả lời, “Cả hai từ minh đó có cùng nghĩa là thề nguyền/ lời thề, đồng minh là cùng thề với nhau theo đuổi một lập trường, một lý tưởng, một mưu đồ… nào đó.” Luôn thể, tôi hỏi lại anh bạn trẻ, “Thế từ minh trong các cụm từ ‘rừng U minh thượng’, ‘bài minh trên chuông’, ‘loan phụng hoà minh’ hay ‘quang minh chính đại’ có nghĩa gì, giống hay khác nhau?”. Anh bạn trẻ kêu lên, “Tiếng Việt ta khó quá, em bó tay chấm com mất. Có ai dạy cho em mà em biết, thường nói theo thói quen mà thôi.”

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Húy của vua Gia Long là Anh hay Ánh? Võ Hương-An

Tiểu dẫn: Có lẽ bài viết này của tác giả VÕ HƯƠNG AN đã chấm dứt cuộc tranh cãi về tên húy của Ngài Thế tổ Cao hoàng đế Gia Long. Mong rằng các tác giả của Nguyễn Phúc tộc thế phả sẽ đính chính sơ sót nhỏ này.


Hầu như người Việt Nam nào có bước chân tới trường, qua ngưỡng cửa trung học (cấp 2)  cũng ít nhiều biết được tên thật của vua Gia Long (1802-1819) , người khai sáng triều Nguyễn, là Ánh – Nguyễn Phúc Ánh. Thế nhưng Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả (sẽ gọi tắt là Thế phả) -- bộ tộc phả mới nhất của họ Nguyễn Phúc – lại ghi húy của vua Gia Long là Anh.

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Đọc câu đối ở Đền thờ Huyền Trân Công chúa, Thành phố Huế


 Nhân người bạn là bs Dương Đình Hùng về Huế, muốn lên thăm đền Huyền Trân. Tôi nhận làm người hướng đạo cho bạn một buổi sáng. Nhớ đến bài viết cũ hơn 3 năm nên đăng lại vì mọi việc "vũ như cẩn". Buồn thay! 

     
Trung tâm Văn hóa Huyền Trân có không gian rộng đến 28ha, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), TP Huế. Đây là công trình văn hoá và du lịch có một giá trị tâm linh và lịch sử lớn lao, biểu lộ lòng biết ơn đến công đức của tiền nhân đồng thời mang tư duy kinh tế hiện đại.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Dân xứ tui dạo này mau mệt quá! (YH chuyển sang)

Aug 22, 2010 

Buổi sáng, người bạn điện thoại gọi đi ăn sáng, uống cà phê. Hắn ở Mẽo về. Ăn xong, hắn bắt mình chở đi khắp nhiều khu phố. Ngang đâu đấy, hắn lại giơ tay chỉ, kìa. Mình dòm theo ngón tay của hắn thì thấy cái bảng hiệu NHÀ NGHỈ to đùng. Ơ hay, sao mà nhiều ghê hè! Chúng nằm chen chúc rải rác trong các khu dân cư. Mình ở đây mà lâu ni lại chẳng biết chi hết, thua cái thằng ở Mẽo về.

- Sao cậu tài thế?

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Bái đề Tự Đức Vương Lăng

 
Thuỷ tạ trong Khiêm lăng. 
拜 題 嗣 德 王 陵 

詩 翁 化 作 一 君 王
       毛 筆 無 能 轉 敝 場         
       孝 行 專 心 從 老 母         
      多 愁 滿 淚 泣 情 娘         
       外 侵 連 戰 民 兵 苦         
       內 變 相 殘 骨 肉 傷         
        三 十 六 年 孤 寡 在         
                                     謙 陵 松 柳 隔 斜 陽                                                 
                        辛巳夏

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Một chuyện Huế Rặt nữa.


Tôi đọc truyện “Huế rặt” của tác giả Võ Hương An cho mẹ tôi nghe. Bà cứ cười như nức nẻ. Nghe xong, bà nói:

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

BÁI ĐỀ MINH MẠNG VƯƠNG LĂNG



拜 題 明 命 王 陵

強 盛 昌 榮 是 此 朝
洪 開 邊 土 盡 蠻 苗
紀 綱 嚴 正 齊 唐 漢
風 化 柔 和 比 舜 堯

VĂN TẾ KHÓC VỢ

Hình chỉ để minh hoạ

Tiểu dẫn: Biết tin hiền thê của người bạn vong niên qua đời quá muộn, ghé thăm và nghe bạn than thở nỗi lòng, bỉ nhân không cầm được lòng xúc động. Thấy ông lão tám mươi rưng rưng khóc vợ, kể lể bao vui buồn ngày còn đủ vợ chồng,  bỉ nhân xao xuyến vô cùng .Thay bạn, bỉ nhân viết quấy quá đôi hàng văn tế, chỉ mong nói hộ bạn nỗi niềm đau khổ đó.
Than ôi! Chữ nghĩa cũng chỉ dành cho người sống đọc. Còn người đã khuất thì liệu có biết thấu chăng?


Than ôi!
 Thiên địa vô tình,
Tử sinh hữu phận.
Mình ra đi đã đành mệnh số, non xanh nước biếc thong dong,
Anh ở lại cố nén bi thương, nhà quạnh ngõ buồn ngớ ngẩn.
Cõi lòng như muối xát, chỗ xót chỗ đau,
Đôi mắt tựa ớt xông, giọt dài giọt ngắn.
Rồi mai mốt, mặc mấy kẻ lao xao xuôi ngược, phố thị vui đông,
Riêng nơi đây, chỉ có anh lận bận tới lui, sân vườn tẻ vắng.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Thi Đại học ngày trước 1975 (YH chuyển sang - Tháng 7.2011)


Trước 1975, việc thi tuyển vào Đại học có khác với bây giờ. Thứ nhất là số lượng, thứ hai là cách tuyển.

- Về số lượng, cứ tính trên 100 học sinh đã vào trung học đệ nhất cấp (cấp 2) thì tốt nghiệp khoảng 80 em. Số này lên trung học đệ nhị cấp (cấp 3) thì tốt nghiệp Tú tài bán phần (cuối năm lớp 11) khoảng  60 em. Số này  lại thi Tú tài toàn phần (cuối lớp 12) thì hỏng khoảng 20 em. Cho nên, ta tạm kết luận rằng số học sinh có Tú tài toàn phần khoảng 40 - 50 % số học sinh vào cấp 2. Số lượng này khác xa với bây giờ. Tỉ lệ tốt nghiệp cấp 3 hiện nay là hơn 90 – 95 %. Số lượng ít, có chọn lọc nên việc tuyển vào Đại học cũng có phần thư thả.

Để cứu lấy cái mặt méo xẹo của môn Sử (YH chuyển sang)


Theo kết quả của các trường ĐH-CĐ vừa công bố mới đây thì đã có hàng nghìn học sinh bị điểm 0 môn Lịch sử. Lý giải cho điều này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận lại cho rằng đây là vấn đề bình thường, là chuyện của thời đại.  “Môn Lịch sử kém thu hút, điểm lịch sử thấp không phải chỉ ở Việt Nam, ở châu Á. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này, do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động…”. (Nguồn:Báo Điện tử Dân trí)

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Mấy bài Haiku Việt (Chuyển từ ỴH sang)

 
Oct 31, 2010


Tượng Nụ hôn 1 của Rodin (Pháp)
Nụ Hôn

Nụ hôn ngọt ngào
Gái trai loã thể
Vô biên tình gởi trao.

Con Gái

Con gái đáng yêu
Vú hồng, môi đỏ
Làm ta khốn khổ nhiều.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Văn tế Võ hiển Đại học sĩ, Tráng Liệt Bá, Tổng thống Quân vụ, Khâm mệnh đại thần Nguyễn Tri Phương

(Tưởng niệm 139 năm ngày mất của Ngài, 01.11 năm Quý Dậu - 1873)


Than ôi!
Thành đã mất rồi1,
Tướng sao sống được.
Lấy cái chết mà đền ơn thuỷ thổ, trăm năm hơn vẫn nức tiếng trung can,
Gạt tay thù2 để tạ nghĩa quân thần, bao đời nữa còn vang danh đởm lược.
Kìa áo mão phong ban chẳng hổ, người mất đi chính khí ngút trời cao,
Ấy luỹ đồn tan nát âu đành, giặc xâm chiếm kinh tâm chàm mặt ác.
Gương trí dũng3 khuyên son trong sử sách, ngàn sau con cháu thơm lây,
Đền hiếu trung4 sáng rõ giữa đất trời, muôn thuở xóm làng xanh mát.
Đúng kỳ huý kỵ, tưởng nhớ tiền nhân,
Y lệ lưu truyền, kính dâng lễ bạc.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Một cuộc xướng hoạ (Chuyển từ YH sang)

Thật vô cùng hân hạnh khi được các bạn tham gia xướng họa Đường thi nhân chào mừng ngày 20.11.2009. Ghi lại để cùng xem cho vui và trân trọng cám ơn các bạn đã tham gia.


Bài xướng của VB:   
              
恭 喜 愚 老 師 得 教 育 輝 章
Cung hỉ Ngu lão sư đắc giáo dục huy chương

老 兄 三 十 載 為 師
Lão huynh tam thập tải vi sư
教 育 輝 章 上 部 資
Giáo dục huy chương thượng bộ tư

Bài thơ sai luật (Chuyển từ YH sang)


(Một chút của ngày xưa)

Tôi rất ghét những bài thơ sai luật
Nhưng tôi yêu                        
             những mối tình chật vật                                                           
                                                        thương đau
Rất chân thành nhưng sai nhịp không đâu
Cho rên xiết                       
                  thở than sầu muộn