Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (23)

             

             - Chú Thoá ơi! Đánh trống cho với!
            Tiếng cô Ngọc Thuỷ, tổ trưởng Sinh Hoá kêu giật giọng từ trên thềm phòng giáo viên. Chú Thoá ngước nhìn đồng hồ, rồi nói:
            - Y xì, mười lăm phút ra chơi. Dạy bình thường mấy cô mà nghiêm túc được như ri thì quá hay! Người ta mà cũng lắm kiểu hí, khi nắng khi mưa.
           

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (22)



Chương 7
            Sáng chủ nhật. Trường Quảng Phong vẫn hoạt động không kém ngày thường. Tám phòng học điện sáng, quạt quay và văng vẳng tiếng thầy cô giảng bài. Chú Thoá ngước nhìn đồng hồ, tám giờ ba mươi lăm phút, rồi ra gõ trống, miệng lẩm bẩm:
            - Chủ nhật mà cũng không nghỉ được!

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (21)


            Dũng về tới nơi thì đã thi xong môn đầu trong hai môn của buổi sáng. Lũ học sinh ùa ra tràn đầy sân trường, ngồi đầy các ghế đá dưới bóng cây. 

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Ẩm hà hay ẩm thủy tư nguyên?


Hoành phi "Ẩm hà tư nguyên"

1. Bạn tôi là một nhà thư pháp chữ Hán. Có người nhờ anh viết câu “Ẩm hà tư nguyên, ” để tặng thầy giáo của anh ấy. Anh bạn tôi đề nghị viết thành “Ẩm thủy tư nguyên, ” nhưng thân chủ không đồng ý, khăng khăng bảo, trong sách vậy mà, hồi xưa tui học vậy mà. Viết xong, thấy chữ đẹp, thân chủ bèn đưa lên Facebook trình làng chơi. Không ngờ có nhiều lời bình lí thú, phân tích đúng sai của hai câu trên. Đọc qua, thấy ai cũng có lí cả. Thiết nghĩ, có lẽ cần tìm hiểu một chút có tính cách hàn lâm, có tư liệu chứng cứ để thấy cái đúng cái sai mà những lời bình trên đề cập đến. (Ở đây, chúng tôi không xét nghĩa bóng của hai câu nói trên vì mọi người đều đã nhất trí qua câu dịch Việt: Uống nước nhớ nguồn).

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (20)


 Chương 6
            Chiếc xe gắn máy quẹo vào chiếc cổng nhỏ bên trước trường, hấp tấp đâm sầm vào cánh cửa sắt, lảo đảo rồi rồ ga chạy thẳng vào sân trường. Đến trước văn phòng, người lái xe nhảy phóc xuống, vừa gỡ chiếc mũ khỏi đầu vừa xăm xăm bước lên tầng cấp. Hắn mở miệng, gọi to: 
- Anh Dũng ơi! Anh Dũng ơi!

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Nhà văn hoá Phạm Quỳnh




                                 Ảnh cụ Phạm Quỳnh khi vào Huế làm quan

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.” Đó là câu nói hàm súc và hay nhất khi đánh giá giá trị nhân bản và nghệ thuật lớn lao của tác phẩm này từ một học giả Việt Nam. Câu nói này không những bao hàm một am hiểu sâu xa, một nhìn nhận nghệ thuật về Truyện Kiều - một áng văn chương tuyệt tác có một không hai của nền văn học nước ta - mà còn nói lên một tinh thần yêu nước cao độ và rất sâu sắc.

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Tiểu dẫn: Nhân ngày giỗ cụ Phạm Thượng Chi, xin đăng lại bài vân tế viết dâng cụ. Bài này đã đăng trong cuốn "Phạm Quỳnh: Con người và sự nghiệp. Khúc Hà Linh. Nxb Thanh Niên, 2010" và các sách khác viết về cụ.


Bia mộ cụ Phạm Quỳnh tại khuôn viên chùa Vạn Phước, Huế.



Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Vài suy nghĩ về từ nguyên của “Gã, Y, Thị”

Trong bài “Lang thang trong chữ: Gã, Y, Thị”  trên tạp chí Văn Hoá Phật Giáo số 230, tác giả Hồ Anh Thái có viết:
Có vài đại từ nhân xưng không hẳn đã chính thống, nhưng dùng khá rộng rãi trong đời sống, hình như là từ ngoại đã được Việt hoá.
Chẳng hạn, nghe nói từ gã, chỉ một anh chàng, một người đàn ông, một thằng cha nào đó, có nguồn gốc từ tiếng Pháp: gars.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Đọc Văn tế cụ Võ Trường Toản


(Bài viết này để trả lời thắc mắc của chị Nhã My về tấm bia ở lăng cụ VTT. Riêng tặng chị NM. Đã đăng ở tạp chí VHPG số 324 ngày 1.5.2015)

1. Một người bạn từ xa về, ghé Ba Tri, Bến Tre thắp hương cho cụ Võ Trường Toản. Sau mộ cụ kiểu voi phục, người bạn chúng tôi còn thấy có một tấm bình phong với một số chữ Hán viết thảo, nét chữ rất sắc sảo. Tìm quanh chẳng thấy có bản giải thích và cũng không biết hỏi ai, người bạn chụp lại hình và gởi cho chúng tôi. Chúng tôi thiết nghĩ rằng danh nhân nước nhà như cụ Võ Trường Toản nào có mấy người, công đức cho con cháu đời sau dày dặn, mấy câu văn này hẳn có ý nghĩa thâm sâu, thế nên chúng tôi bỏ công tìm hiểu. Việc làm nho nhỏ này vì một để bày tỏ lòng tri ân của đám hậu sinh đối với bậc tiên hiền, hai để giúp các người du khách khác đến đây viếng mộ hiểu biết thêm mà sinh lòng mến mộ cụ. Âu cũng là một việc nên làm lắm ru!