Phu Văn Lâu
Ngày xưa, sách sử chiếu biểu … đều sử dụng tiếng
Hán. Lớn lên, đi học là học chữ Hán, đọc Tứ thư Ngũ kinh,… xem Tam Quốc chí,
Thủy hử,… và cả sách sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư, Lam sơn thực lục hay Phủ biên tạp lục …
đều bằng chữ Hán. Đình chùa, miếu vũ, kể cả nhà xưa khá giả đâu đâu cũng hoành
phi đối liễn chữ Hán. Thành thử, lắm người mới sinh ra lòng trọng vọng chữ Hán
và chê chữ Nôm ta là nôm na mách qué. Bắt đầu thế kỷ 20, tình hình đã khác. Mọi
người bắt đầu “vứt bút lông đi, giắt bút chì”, nhưng dấu tích của lòng trọng
vọng đó vẫn còn trong cách đặt tên cho con cháu. Tên nào cũng dùng chữ Hán
Việt, hiếm thấy tên Nôm. Nào Tấn Tài, Thanh Bạch, Trung Hiếu,… mà chẳng thấy
mây tre, trắng đen, heo gà, bàn ghế, … gì hết.