Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Thi Đại học ngày trước 1975 (YH chuyển sang - Tháng 7.2011)


Trước 1975, việc thi tuyển vào Đại học có khác với bây giờ. Thứ nhất là số lượng, thứ hai là cách tuyển.

- Về số lượng, cứ tính trên 100 học sinh đã vào trung học đệ nhất cấp (cấp 2) thì tốt nghiệp khoảng 80 em. Số này lên trung học đệ nhị cấp (cấp 3) thì tốt nghiệp Tú tài bán phần (cuối năm lớp 11) khoảng  60 em. Số này  lại thi Tú tài toàn phần (cuối lớp 12) thì hỏng khoảng 20 em. Cho nên, ta tạm kết luận rằng số học sinh có Tú tài toàn phần khoảng 40 - 50 % số học sinh vào cấp 2. Số lượng này khác xa với bây giờ. Tỉ lệ tốt nghiệp cấp 3 hiện nay là hơn 90 – 95 %. Số lượng ít, có chọn lọc nên việc tuyển vào Đại học cũng có phần thư thả.



- Về cách tuyển thì có 02 cách: ghi danh và thi tuyển.

Ngày ấy trường đại học còn ít. Ở miền Trung có Viện Đại học Huế và Đại học Đà Lạt. Ở miền Nam có Viện Đại học Sài Gòn., Đại học Vạn Hạnh (do Phật giáo tổ chức) và Đại Học Minh Đức (do Công giáo tổ chức)

Hệ thi tuyển: Chỉ để dành cho các ngành đào tạo công chức cho chính phủ như Đại học Sư phạm, Đại họcY khoa, Đại học Dược khoa, Đại học Bách khoa Phú Thọ (đào tạo kỹ sư công chánh, điện, điền địa,…), và trường Quốc gia Hành chính (đào tạo phó quận trưởng hành chánh)

Học sinh muốn học các trường này phải thi như bây giờ, đề thi, coi thi, chấm thi do trường lo liệu. Thi trường nào phải đến nơi trường đó đặt cơ sở mà thi. Số học sinh dự thi không nhiều lắm so với chỉ tiêu vì đề thi rất khó, phải học giỏi mới hy vọng đỗ được. Học sinh đỗ sẽ có học bổng trong thời kỳ theo học. Ra trường là có ngay nhiệm sở. Chọn theo ưu tiên vị thứ tốt nghiệp (Cám ơn HSV nhắc)

Hệ ghi danh: Các học sinh sàng sàng thường chọn hệ này. Nó gồm có Đại học Văn Khoa, Đại học Khoa học, Đại học Luật khoa với đầy đủ các ngành. Ở các đại học do Phật giáo hay Công giáo quản lý còn có các ngàng mới như Phật học, Thần học, báo chí học, xã hội học,…Theo học các đại học này có thể nhằm tiếp thu kiến thức cấp cao và cũng có thể  lấy chứng chỉ Dự bị để sau đó tham gia hệ thi tuyển ở năm sau.

Học sinh chỉ việc đem đơn xin nhập học và cái bằng Tú tài toàn phần đến Văn phòng trường nạp vào là xong. Văn phòng sẽ đóng vào mặt sau bằng Tú tài dấu đã ghi danh ngành gì, lúc nào, số hiệu bao nhiêu. Có lệ phí ghi danh khoảng 150 ngàn đồng hiện nay. (Cám ơn NT nhắc) Đến kỳ nhập học, học sinh đến trường đại học đó xem thử mình được phân vào lớp nào, thời khoá biểu ra sao và ôm vở sách đi học.

Việc học thường là bất chuyên cần, chỉ có giáo sư nào nghiêm khắc lắm mới điểm danh sinh viên. Tuy đầu vào dễ dãi nhưng đầu ra vô cùng khó. Thi cử nghiêm túc, đề thi chất lượng, đòi hỏi thực học. Có lớp 50 sinh viên mà lên năm sau chỉ có 02 người.

Nhờ tính uyển chuyển của hệ ghi danh này, sinh viên đã đỗ hệ thi tuyển có thể tranh thủ ghi danh học thêm ở các Đại học này để nâng cao kiến thức.

Bên cạnh các hệ thi tuyển vào đại học còn có các trường Cao đẳng, trường Cán sự để đào tạo nhân viên trung cấp cho chính phủ như trường Cán sự Y tế, trường Cán sự Công chánh, trường Cao đẳng sư phạm,…đặt ở các tỉnh, thành phố nhỏ như Long An, Quy Nhơn. Các trường này không đòi hỏi bằng Tú tài toàn phần, có thể chỉ cần có bằng Trung học đệ nhất cấp hay bằng Tú tài bán phần.

Nói tóm lại, việc thi tuyển đại học không vất vả như bây giờ nhờ hệ ghi danh. Còn muốn vào hệ thi tuyển mà sống ở tỉnh nhỏ thì cũng phải khăn gói quả mướp mà đi thi nơi xa. Dẫu vậy, học sinh đã đỗ Tú tài II dạo ấy rành rựa hơn bây giờ, có thể tự thân sắp xếp việc thi cử. Cha mẹ có lo lắng như chỉ một phần nhỏ. Hơn nứa, họ tự lượng sức mình khi chọn một nơi để theo học.

Ghi chú: Quá lâu rồi nên tôi nhớ lại cũng có chỗ không chính xác. Các bạn thêm vào nhé!



29 nhận xét:

  1. SL vừa đọc bài mới của anh bên YUME muốn góp ý với anh về 2 từ yên hà nhưng ko còm ở bên đó được Anh có thể cho SL mượn bài đó về blog và thêm phần góp ý nhé

    Trả lờiXóa
  2. Đó là kết quả Phổ cập, không học cũng lên lớp thời anh Hiển đến nay. Cuộc thi còn để Bộ làm kinh tế vì có phần trăm khá bẫm trong lệ phí hồ sơ! Bộ GD ngày nay vậy đó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bộ gì mà tệ lậu vậy?Ui hu choa cái Tổ Quốc này rồi!

      Xóa
  3. BÁC VĨNH BA POST NHIỀU BÀI NHANH HÈ!
    NHƯNG CỠ CHỮ NHỎ QUÁ DỄ ĐAU MẮT LẮM, BÁC BÔI ĐEN CHỮ , ĐỒNG THỜI RÀ CHUỘT VÀO HÀNG NGANG TRÊN CÙNG, RÀ RA GẦN GÓC TRÁI NHẮM VÀO KÝ TỰ 2 CHỮ TT ( MỘT CHỮ T to, MỘT CHỮ T nhỏ ),TỨC LÀ CỠ CHỮ , BÁC CHỌN CỠ LỚN LÀ ĐƯỢC

    Trả lờiXóa
  4. chuyện của giáo dục nhiều quá anh Ba há, nói biết bao giờ mới hết, nhưng mộc thấy hình như chuyện học hành thi cử trước 1975 đơn giản hơn nhiều nhưng hiệu quả lại cao, bởi kí ức của mộc cứ loáng thoáng thời áo trắng ngày đó lắm, nhất là hình ảnh đi cắm trại, chơi trò chơi "tìm thầy tu sắc thuốc' nhưng thực ra đó là thầy Tú dạy Lí anh ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói chung là GD xưa là GD thực chất. GD bây giờ là con tốt thí của chính trị,là thằng xách dép cho chính trị nên nó tan hoang.

      Xóa
  5. Việc học ngày xưa chủ yếu là chất lượng, dụng người tài, bây giờ là số lượng, lấy thành tích
    Phải không anh?
    Chúc anh ngày cuối tuần an vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. GD ngày này là một trò hề không biết ngượng. Thế mà rất nhiều nhà giáo cứ hớn hở nhận lời khen mỗi ngày 20.11. Quá xấu hổ!!!

      Xóa
  6. Nếu nói về giáo dục anh phải tốn nhiều giấy mực , hoặc khàn giọng đấy ! Thôi , tạm quên để vui đón Xuân anh Vĩnh Ba ạ . Hãy để chuyện này cho thế hệ sau có tài năng và đức độ làm thế chúng ta ...cầu trời nước ta ngày một tốt hơn , người dân có cuộc sống sung túc thật sự hơn ...
    Chúc anh cuối tuần thật vui nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy để chuyện này cho thế hệ sau có tài năng và đức độ làm thế chúng ta ...cầu trời nước ta ngày một tốt hơn... Đồng ý với bạn. Chừ mình CẦU TRỜI đây.

      Xóa
  7. Thôi thì chúng ta cùng cầu trời cho thế hệ tương lai thật tốt hơn .
    Năm mới chúc anh Vĩnh Ba cùng gia đình sức khỏe ,vui nhiều và Hạnh phúc .

    Trả lờiXóa
  8. Bài viết rất hay .Tôi xin bố sung thêm đầu đề " THI ĐẠI HỌC TRƯỚC NĂM 1975 Ở MIỀN NAM " còn các trường như Cao Đẳng Mỹ Thuật , Quốc Gia Âm Nhạc Huế , Sài Gòn ...Chúc anh sức khỏe .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bổ sung thêm ai vào học đại học , được MIỄN DỊCH HỌC VẤN (Không đi lính )ngoại trừ những trường đào tạo sĩ quan do cá nhân họ tự nguyện .

      Xóa
    2. Đúng như bạn nói. Nhưng khi đôn quân, nhiều bạn cũng bị đi lính.

      Xóa
    3. Hoãn dịch vì lý do học vấn(không có miễn)

      Xóa
  9. Đọc bài Vui Thú Yên Hà của Bác do anh Đồ gởi qua mail. CM bò sang đây định xem và có ý kiến ý cò một chút. Nhưng không thấy post trên đây.
    .
    CM nhớ cách đây cũng hơi lâu rồi, có một cuộc thi không nhớ là thi tốt nghiệp THPT hay thi gì đó trên tivi. Ban giám khảo hỏi các thí sinh: DI CẢO LÀ GÌ?, hãy giải thích từ Di Cảo. Đa số không ai biết.
    Giờ đọc bài Thú Yên Hà của Bác nên sực nhớ. Hy vọng là được đọc một bài phân tích và giải thích từ Di Cảo của Bác để CM mở mang thêm tầm nhìn. Hi hi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chờ ý kiến của bạn về bài Vui thú... Còn về từ "di cảo" thì đơn giản. Cảo là bản thảo một tác phẩm văn chương, một di chúc, một văn bản .. như trong "cảo thơm lần giở trước đèn" (Kiều). Di là để lại như trong di chúc, di chiếu..... Di cảo là bản chép thảo để lại của một người (phần lớn lâ nhà văn, nhà thơ, nhà viết sử ...) sau khi qua đời.
      Khi bạn gởi bài cho báo, bài của bạn được gọi là "lai cảo" thường không được trả lại.
      Đề tài nhỏ không thể viết thành một bài được. Thân.

      Xóa
  10. Hi hi bài vui thú yên hà của Bác thì hay tuyệt rồi. Đọc xong CM rất thích, nên không có ý kiến gì. Cách dẫn dắt người ta rất hay, đọc mà không thấy ngán.
    Những bài viết của Bác có thời gian đọc và nghiền ngẫm thấy bổ ích rất nhiều. Kiến thức của Bác thật phong phú.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài đó báo VHPG đăng đã lâu. Nay chuyển nhà nên khiêng qua. Cám ơn bạn đã thích nó.

      Xóa
  11. Co phai Vinh Ba lop Giao su trung hocI cap nien khoa 69-70 zDai hoc Su pham Sai gon khong ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai mà biết mình rõ ràng rứa hè? Bạn cũ thì liên lạc với mình nghen, Ở Sg lớp mình còn chị Vũ thị Huệ, Trần thị Thơm, chị Nhen, Tụi mình có liên lạc với nhau. À thêm tay Thịnh, bây giờ đang làm báo Áo trằng nữa. Thân.

      Xóa
  12. minh Truong minh Tran day. Cho minh dia chi mail cua Vinh Ba di. Con chi Giang Luong Quoc , Mai Phuong nua....ban gio o Saigon hay nuoc ngoai? Minh ve Saigon voi gia dinh may nam roi. Se noi chuyen nhieu nhe.

    Trả lờiXóa