Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020


NỖI HÀM OAN CỦA CUỐN TỰ ĐIỂN KHANG HY QUA THÁNH HÚY CỦA ĐỨC GIA LONG

1. Vửa qua, trong Hội thảo khoa học về “Kinh đô Huế thế kỷ XIX” do Hội Khoa học Lịch sử TT Huế tổ chức ngày 10.6.2020, Ts Võ Vinh Quang có bài tham luận về Thánh húy của vua Gia Long và xác định lại tên húy của ngài là ÁNH.
Cách đây hơn 10 năm, nhà nghiên cứu Võ Hương An cũng có một bài viết tương tự. Bằng các chứng cứ về kiêng húy, ông đã kết luận Ngài không thể có tên húy là Anh.
Trước đây nữa, hầu như tất cả các sử gia, nhà nghiên cứu và ngay cả Tôn nhơn phủ của triều Nguyễn đều viết Đức Gia Long húy là Nguyễn Phúc Ánh.
Tuy nhiên, Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả (gọi tắt là Thế phả) -- bộ tộc phả mới nhất của họ Nguyễn Phúc – lại ghi húy của vua Gia Long là ANH.
Sách viết, “Thế Tổ Cao Hoàng Đế húy Nguyễn Phúc Anh ” (tr.215) và giải thích ở chú thích (2) rằng, “Đức Thế Tổ [Gia Long] lúc nhỏ có tên Chủng  sau đức Hưng Tổ [Nguyễn Phúc Côn] chọn một chữ trong bộ  Nhật để đặt tên cho ngài, gồm bên trái là chữ   Nhật bên phải là chữ   Anh (theo Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu), bản dịch Đại Nam Thực Lục Chính Biên của Viện Sử Học Hà Nội thì chép bên trái chữ  Nhật bên phải chữ Ương . Nguyên hai chữ trên đều có cùng nghĩa, cùng âm. Theo phiên thiết ở Khang Hy Tự điển  đọc là Ánh NHƯNG ÂM ANH nên ngày trước đọc là Anh. Vì thế trong dòng họ đều kiêng và đọc trại ra chữ Anh thành Yên, anh em thì đọc thành yên em.” (tr.215)
Từ nhận định này “Theo phiên thiết ở Khang Hy Tự điển  đọc là Ánh NHƯNG ÂM ANH nên ngày trước đọc là Anhchúng tôi đã xem lại Khang Hy tự điển để tìm hiểu có thật vậy hay không.
2. Khang Hy tự điển (KHTĐ) là một bộ tự điển rất đầy đủ cho người nghiên cứu tiếng Hán. Để tránh đọc nhầm một chữ nào đó trong văn bản cổ, chúng tôi cũng thường dựa chủ yếu vào phiên thiết của tự điển này.
2.1 Chúng tôi đồng ý với Thế phả rằng tên ngài viết là 映.Đây cũng chính là từ được viết trên ảnh thần chủ của Ngài hiện đang thờ ở Thế miếu mà Ts Quang đã cung cấp. (H.1).


H.1 Thần chủ thờ vua Thế tổ (Ảnh: Võ Vinh Quang)
Vấn đề được đặt ra là KHTĐ giải thích cách đọc thế nào.
Xem KHTĐ (H.2) chúng tôi thấy như sau:

Phiên âm: Quảng vận: Ư kính thiết, Tập vân, Vận hội: Ư khánh thiết, Chính vận: Ư mệnh thiết, tịnh ANH KHỨ THANH. Thuyết văn: Minh dã, Ẩn dã (hết trích)
Dịch nghĩa: theo Quảng vận đọc là ÍNH, theo Tập vận và Vận hội đọc là ÁNH, theo Chính vận đọc là ỆNH, còn đọc là ANH KHỨ THANH. Theo Thuyết văn, nghĩa của chữ Ánh là Chiếu sáng, là Che giấu (hết trích)
Theo phép phiên thiết thì chỉ chấp nhận âm ÍNH, còn không chấp nhận âm ỆNH vì  khứ thanh bắt đầu bằng nguyên âm không có thanh điệu trầm phù (xem phần sau). Còn lại chữ đó trong kho từ Hán Việt đọc là âm ÁNH và âm ANH KHỨ THANH.
Âm ÁNH thì Thế phả đã công nhận rồi, nhưng lại bảo là âm ANH. Sao lại thế?
Xin thưa là để đọc một chữ theo phiên thiết có quy tắt chặt chẽ. Sau khi tìm ra phụ âm đầu và vần của chữ đó nhờ vào phiên thiết, chúng ta cần xác định thanh điệu của nó. Thanh điệu của từ Hán Việt được chia làm 4 bậc: Bình, Thượng, Khứ, Nhập và mỗi bậc lại chia làm 2 loại phù trầm. (H.3)

Bình

Thượng

Khứ 

Nhập

Phù

Trầm

Phù

Trầm

Phù

Trầm

Phù

Trầm
Ba
Đảng
Đãng
Bái
Bại
Thấp
Thập
Đa
Đà 
Hải
Hãi
Báo
Bạo
Thất
Thật
Gia
Già
Hổ
Hỗ
Tứ
Tự
Bách
Bạch

H.3. Bốn thanh điệu của âm Hán Việt (trích Wikipedia).
Một từ được xác định là khứ thanh thì từ đó có dấu sắc (phù khứ) hoặc dấu nặng (trầm khứ). Suy ra ANH KHỨ THANH là âm Anh nhưng thanh điệu thuộc khứ thanh, tức đọc là Ánh hoặc Ạnh. Ở đây, phiên thiết lại qui định rằng nếu một từ thuộc khứ thanh mà bắt đầu là một nguyên âm thì không có thanh điệu trầm khứ, tức không mang dấu nặng, Vậy từ này âm là ÁNH như đã xác định bằng phiên thiết là “Ư khánh thiết” ở trên. Có vậy, chữ mới hợp với nghĩa là “Chiếu sáng”.

2.2 Còn Quốc triều Chính Biên Toát Yếu ghi tên húy của ngài Cao tổ là thì sao?
Theo KHTĐ (H. 4) chúng tôi thấy như sau:

Phiên âm: Tập vận: Ư khánh thiết, Chính vận: Ư mệnh thiết, tịnh dữ Ánh đồng (hết trích)
Dịch nghĩa: Theo Tập vận đọc là ÁNH, theo Chính vận đọc là ỆNH, cũng đọc như là (Ánh)

Vậy chữ này cũng đọc là Ánh, như trên Thế phả đã nói đọc cùng âm và có cùng nghĩa.
3. Nói tóm lại, dù tra bằng từ điển nào ta cũng chỉ có một âm ÁNH. Khang Hy tự điển KHÔNG HỀ ghi âm ANH. Chẳng qua là người nghiên cứu đã đọc không kỹ, thành thử đọc  nhầm qua âm ANH. Đừng đổ lỗi cho KHTĐ. Đừng để KHTĐ chịu nỗi oan này.
Tháng 7.2020 Nguyễn Phúc Vĩnh Ba.


Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Văn tế 
16 vạn bệnh nhân uổng tử dịch Covid 19



1. Hỡi ơi,

Oan trái mù mờ.
Họa tai dồn dập.
Đất một trái hơn bảy tỷ người chung sống, tưởng trời xanh mây trắng thảnh thơi,
Trời bốn phương gần hai trăm nước cùng chia, bỗng lửa đỏ than hồng tới tấp.
Quả nhân đâu đã tinh tường,
Bệnh tử nay đành oan khấp.
Xót bàng dân khốn khổ, mực mài giấy trải, viết đôi hàng khóc số bạc kiếp đen
Thương cô quỉ lênh đênh, hoa cúng đèn chong, bày một lễ tế dân hèn phận thấp.

2. Có ngờ đâu,

Thành Vũ Hán thiên tai giáng xuống, ngang đầu sét đánh, người người ngơ ngác hoài nghi,
Xứ Trung Hoa ôn dịch lan ra, đang tối lũ dâng, chốn chốn rộn ràng cứu cấp.
Bác sĩ Lượng (1) kinh hồn thư nhắn, dịch phát rồi nhanh lây nhiễm phố phường,
Quan tỉnh Hồ (2) hoảng hốt ra tay, lịnh ban ngay mau kiểm tra xuất nhập.
Đang mạnh khỏe, không hề thấy bệnh, bỗng mỏi cả châu thân,
Vẫn bình thường, chẳng chút nghi đau, lại viêm đường hô hấp.
Sốt đôi lần e lai rai cảm cúm, ấy cũng bình thường,
Ho vài tiếng tưởng mô đó tấy sưng, hóa ra nguy ngập.
Nhiều chú nói cười trên phố, ba hoa trổ tài chém gió, khéo đã vướng rồi,
Đôi anh đi đứng ngoài đường, ngổ ngáo giữ thế đàn anh, tự nhiên đổ sập.
Từ trước Chạp (3) tin còn bưng bít, tội thay người phát hiện phao ra,
Qua khỏi Giêng (3) báo đã công khai, hoảng quá dân ùa đi lánh nấp (4).
Y viện tràn đầy người bệnh, bệnh sao quá lạ, chỉ hỏi chào mấy phút đã lây,
Chính quyền quyết liệt tách dân, dân phải ngồi yên, ra khỏi ngõ gãy chân cũng đập.

3. Ôi thôi,

Thoắt ba tháng, hơn hai triệu người (5) nhiễm khuẫn, từ Bắc Kinh, Nữu Ước ... cho tới Luân Đôn,
Hơn chục tuần, mười sáu vạn vị mệnh chung, cả Nhật Bản, Nam Hàn, … cộng thêm Ai Cập.
Nơi giáo đường hòm gỗ sắp như tôm,
Nhà tang lễ hủ tro dày tựa đập.
Chết đột ngột phút giây, phải hay chăng vô thường quỷ hẹn hò,
Sống lo sợ đêm ngày, họa đã có câu hồn ma rình rập.
Nghĩ nát óc tìm phương khống chế, nhiều quốc gia bế quan tỏa cảng, bao lãnh đạo vò đầu,
Thức bạc tóc lo chỗ cách ly, lắm cơ quan phân loại điều tra, mọi ban ngành thở gấp.
Ra phố xá bịt khẩu trang kín mũi, hàng quán eo sèo vắng vẻ, nhìn thoáng đã rầu,
Vô nhà thương đeo mặt nạ tận mày, bệnh thầy đông đúc chen chân, tránh đâu cũng vấp.
La Mã Luân Đôn ngày nao tráng lệ, sàn nhảy quầy ba … ngơi trót tháng, tường nhà sẫm sẫm mốc ăn,
Ba Lê Bá Linh thuở trước huy hoàng, quán ăn tiệm uống … nghỉ lâu ngày, cửa kính mờ mờ bụi lấp.
Nay thành phố không người đi kẻ lại, như tha ma nghĩa địa, lạnh lẽo hoang vu,
Đâu quảng trường xưa kèn thổi đờn ca, tựa nhạc hội diễu binh, tưng bừng tấp nập.
Kinh tế cả toàn cầu rúng động, nhà nhà nước nước, bao sức lực chẳng chút bảo tàng, 
An ninh toàn thế giới đảo chao, của của tiền tiền, mọi khí tài thảy đều trưng tập.

4. Thảm thay,

Người bị bệnh kể từ nhập viện, buồn bã thân đơn bóng lẻ, vợ con chẳng được trông nom,
Kẻ thân quen cũng phải cách ly, lạc loài trạm lạ phòng xa, tin tức lấy đâu phổ cập.
Dễ lây nhiễm khiến đề phòng nghiêm nhặt, ngăn rào mấy lớp bao vây.
Khó phục hồi nên điều trị khó khăn, đo đếm từng giờ mới cập.
May mắn gặp thuốc men hữu hiệu, nhiệt tình bác sĩ hỏi han,
Xẻo xui thì tim phổi suy tàn, tơi tả siêu vi vùi dập.
Than thở biết ai chia sẻ, thỏ thẻ mỏi mòn,
Trối trăn đâu kẻ lắng nghe, phều phào lấp bấp.
Ác sao ác tổn, Cô Vy này chê trẻ chọn già,
Ngặt quá ngặt nghèo, Thần Chết lại vơ gầy vét mập.
Bệnh đông thuốc thiếu, lắm ông lão tuổi trời đã bộn, thôi mặc tiêu luôn,
Viện chật người nhiều, bao cụ già dưỡng lão lâu đời, kệ cho chết rấp.
Bệnh quỷ gieo rắc khắp nơi,
Thuốc tiên kiếm tìm chưa gặp.

5. Ai hay,

Nguyên thủ phạm con dơi chịu tiếng, cứ than thầm ôn dịch thiên tai,
Đích căn nguyên vi rút gây ra, giờ mới rõ Cô – na (6) nhân lập.
Tung hoành tám hướng, tồn tại lâu trong vật liệu bình thường,
Phát tán bốn phương, truyền nhiễm nhanh ở môi trường ẩm thấp.
Ác chi ác thế, tội này là vạn kiếp xương chẻ thịt băm,
Độc quá độc ghê, trị phải đến thiên thu đầu đè đá ngập (7).
Jin Ping (8) mạnh miệng, truyền thủ hạ bảo tại bác Trump,
Đô Nán (9) to mồm, tự bản thân nói vì chú Tập.
Trắng đen thế nào, cần bàn luận phân minh,
Sai đúng ra sao, chờ điều tra thu thập.
Cái kim giấu lâu ngày cũng lộ, hoàng thiên hữu nhãn còn soi,
Của trộm tiêu bao tháng đã xong, quốc pháp vô tư cứ chấp.
Chỉ mỗi tội nạn nhân tử bệnh, chút tro tàn như nuối tiếc khôn nguôi,
Mà thêm thương thê tử thọ tang, bó nhang ngút dường buồn đau khuất lấp.

6. Ô hô,

Một nén hương tàn,
Bốn lạy mặt sấp.
Thầm xin Phật Chúa hộ trì
Khẽ khấn Thánh Thần trợ cấp.
Hoa lá cỏ cây ủ rủ, cảnh dài thêm bao nét thương tâm,
Bạn bè thân quyến lơ thơ, lịnh cấm ngặt đông người tụ tập.
Dịch bệnh trách chi ai ái ngại, không đưa nhau cũng nghĩa xóm phường
Tóc tang đâu xét kẻ hững hờ, chẳng thăm hỏi vẫn tình thôn ấp.
Người nằm đó mặc đời xuôi ngược, sinh thành hoại diệt, hồn xin thanh thản ra đi,
Tôi đứng đây nhìn cõi đảo diên, phẫn nộ bi ai, lòng những giá băng chìm ngập.

Hồn hỡi, vong ơi!

Chết có linh thiêng,
Hãy về thụ cấp.

NGUYỄN PHÚC VĨNH BA, ngày 20.04.2020.

Chú thích:
1. Bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, người phát hiện ca bệnh Covid 19 đầu tiên ở Hồ Bắc, Trung Quôc vào ngày 01.12.19 (06.11. Kỷ Hợi, âm lịch). Ông nhắn tin cho 07 bạn bè….
2. Quan chức tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
3. Bác sĩ Lượng bị Công An Vũ Hán kết tội phát tán thông tin sai sự thật vào ngày 03.01.20 (08, tháng Chạp, Kỷ Hợi, âm lịch). Đến ngày 30.01.20 (01.tháng Giêng, Kỷ Hợi, âm lịch), WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Vào ngày 12.3.20 WHO tuyên bố dịch viêm hô hấp Covid 19 là đại dịch toàn cầu.
4. Dân chúng thành phố Vũ Hán vơi đi ½ khi dịch Covid 19 này bạo phát vào tháng Giêng.
5. Theo thống kê đến 06g00 ngày 20.4.2020 có đến 2.435.254 người lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 và trong đó hơn 166.546 người chết. E vài hôm nữa thì bệnh nhân và người chết sẽ nhiều hơn vì đỉnh dịch chưa đến và nhiều thành phố lớn chưa khống chế được dịch.
6. Viết tắt tên vi rút Corona chủng mới.
7. Bị núi đá đè ngàn năm như Tề Thiên Đại thánh trong truyện Tây du ký.
8. Xi Jin Ping là Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng CS Trung Quốc.
9. Donald Trump là đương kim Tổng thống Mỹ quốc.



Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Hữu bệnh

Năm tôi tròn 60 tuổi thì bệnh khá nặng. May sao rồi cũng qua. Gần 10 rồi, nhớ lại bài thơ làm hồi ấy nên lục đăng hầu các bạn yêu thơ:



Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Triệu tổ Nhà Nguyễn húy KIM hay CAM?



Triệu tổ Nhà Nguyễn húy KIM hay CAM?

Triệu tổ Tĩnh Hoàng đế nhà Nguyễn là ngài Nguyễn Kim. Theo Wikipedia, ngài Nguyễn Kim (阮 淦, 1468 - 1545) là một quyền thần của nhà Lê trung hưng, đã tích cực đối kháng nhà Mạc sau khi nhà Lê sơ sụp đổ. Ông đã đem con em chạy sang Ai Lao, chiêu tập binh mã, lập Lê Duy Ninh làm vua Lê Trang Tông, đặt nền móng gây dựng lại nhà Lê khởi đầu thế Nam-Bắc triều (1533-1592). Ông được truy tôn miếu hiệu Triệu Tổ của các chúa Nguyễn và ngoại tổ phụ của các chúa Trịnh.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

Mại mai giả ca (Bài thơ của người bán mai)


賣 梅 者 歌      Mại mai giả ca
  

十 年 樹 一 梅             Thập niên thụ nhất mai
日 日 常 掃 洒         Nhật nhật thường tảo sái
梅 與 我 為 朋         Hoa dữ ngã vi bằng
親 情 甚 相 愛         Ân tình thậm tương ái.

Lão tú tài (dịch ra Hán Văn bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên)


老 秀 才                    Lão tú tài

年 年 桃 花 開                 Niên niên đào hoa khai
又 見 老 秀 才                 Hựu kiến lão tú tài
路 邊 墨 紙                 Lộ biên trần mặc chỉ   
迎 群 人 往 來                 Nghinh quần nhân vãng lai

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Người lái đò là ai?



Không biết tự bao giờ người ta sử dụng cụm từ NGƯỜI LÁI ĐÒ để ám chỉ các giáo viên, giáo sư,… những người làm nghề sư phạm. Một người nói, vài người khác bắt chước theo. Thế là thành một cụm từ quen thuộc, nghe đọc mãi khắp mọi nơi.