Thế nhưng, Dũng
đi làm hiệu trưởng thế là đã qua ba ngôi trường và nỗi hoài nghi đó vẫn vướng
vất nơi anh. Anh tự nhủ, mình vẫn hoài nghi vì mình không đủ thông minh, anh
vốn biết thế, để hiểu được tầm vĩ mô của chiến lược giáo dục. Các ngài tiến sĩ,
các đấng chuyên viên hẳn họ đã nát óc suy tư, đã tìm kiếm hết sách vở mới đề ra
chủ trương này nọ chứ. Thôi, phận mình mình cứ chấp hành tốt chỉ đạo của cấp
trên là xong, trứng làm sao chọi với đá được. Thỉnh thoảng anh nằm mơ thấy anh
hoá thành con bò tót, cứ lao thẳng một cách bất chấp tới tấm vải đỏ. Vải phất
bên đông, anh húc về đông; vải phất bên tây, anh húc về tây. Chốc chốc con bò
tót hoá thành lại đứa trẻ con, tấm vải đỏ hoá thành hai thòng lọng. Hai chiếc
thòng lọng cứ siết vào cổ thằng bé, nó đang lè lưỡi ra, thở ành ạch khó nhọc,
mắt trợn tròn. Tỉnh giấc, mồ hôi vã ra như tắm, anh bồn chồn ngớ ngẩn không
hiểu gì cả.
- Có bệnh mà
quan hệ chi với chồng? Cô lại bảo mình mất kinh khi nào không biết là răng?
Dũng mở đầu buổi kiểm điểm thơ ngây như thế.
Cả mấy cô tổ
trưởng trong Hội đồng kỷ luật bật cười nhìn nhau rồi nhao nhao phản đối:
- Thầy ơi, phụ
nữ tụi em khổ lắm. Chuyện chồng con nó phức tạp vô cùng. Nói ra thầy không hiểu
mô. Dị ỏm!
- Đàn bà nó rắc
rối lắm thầy ơi!
- Đàn ông nhiều
người cũng chướng lắm, cắc cớ lắm. Mình làm vợ vô lẽ không chìu chồng, để cho
họ có lí do đi tào lao sao? Nhất là khi mấy ông nhậu mô về, đỉnh cao xuất hiện,
mơ ước tràn trề, dai như đĩa mình làm sao chống đỡ nỗi.
Dũng thật thà
đáp:
- Mấy cô cứ vẽ
lắm chuyện. Tôi có phải con nít mô mà không hiểu chuyện vợ chồng. Tôi ba tháng
không ngủ với vợ một lần, gia đình có sao đâu. Rứa phương pháp kế hoạch gia
đình bên nữ công không tập huấn sao?
Hoà, chủ tịch
công đoàn, xen vào:
- Anh hỏi tức
cười quá, trời có can không thì can chứ tụi tôi thì chịu. Mỗi người mỗi tính.
Ai cũng như anh thì không khéo vợ nó cắm sừng cho. Có thằng đêm nào không ngủ
với vợ là chịu không nổi thì sao. Đâu riêng chi trường mình. Nhẹ nhàng thôi!
Tụi mình đi dạy chứ bác sĩ đâu mà biết chi mấy chuyện kinh kỳ bệnh tật. Chuyện
cũng lỡ dĩ rồi. Bắt cô ấy làm đi, làm lại kiểm điểm cũng rứa thôi.
- Răng lại không
biết? Nói như anh thì quá dễ. Anh cũng học hết cấp 3 rồi mà. Cái chi trường
không dạy? Không có ý thức tổ chức, không vì tập thể. Người chứ phải là cái
chi? Phải làm chủ bản thân mình. Với lại, đầu năm các thầy cô bộ không cam kết
răng? Trường khi không mất tiên tiến, nằm chót huyện, bao nhiêu công sức của
bao người đổ hết.
- Cam kết lúc chưa có chi, anh nờ! Tỉ như lúc cái cầu chưa
sập, cái thuyền khi chưa đắm. Hoà trả lời.
Dũng hỏi lại.
- Chừ ai chịu
đây? Một mình tôi Hiệu trưởng mất tiên tiến, mất tiền thưởng là chắc chắn rồi.
Tỉ lệ tiên tiến của trường cũng giảm theo? Cắt ai?
Cô giáo bị kỷ
luật nước mắt ràn rụa:
- Em biết em có
lỗi với trường nhưng em nó không đều, bác sĩ có dặn… nhưng…
Dũng cắt ngang:
- Cô cứ nói lui
nói tới chuyện xin lỗi. Xin lỗi mà xong à? Cả cái trường này khổ cũng chỉ bởi
một mình cô. Thế cô làm kiểm điểm ở địa phương chưa? Kiểm điểm cũng không nói
rõ lỗi của cô. Tại cô chứ tại ai?
- Khu phố em họ
nói có chi mà kiểm điểm, ở đây cán bộ vỡ kế hoạch đầy ra. Đó là chuyện của nội
bộ cơ quan. Nghe đâu cô phụ trách Kế hoạch dân số khu phố cũng vỡ như em, thầy
ơi! Em còn bị la là rắc rối, lắm chuyện…
Hiệu phó Dĩnh
không nhịn nổi nữa, chen vào:
- Chị đã bảo em
đi điều hoà, em không chịu. Rõ ràng em cố tình giữ lại cái thai. Ăn ngủ chẳng
có kế hoạch chi cả, cứ sống cảm tính thế là không tốt rồi. Em làm hại cả bao
nhiêu thầy cô và học trò trường này. Em không vì tập thể, em thiếu ý thức tổ
chức. Chị nghĩ em không xứng đáng là người giáo viên xã hội chủ nghĩa. Chị đi
điều hoà ba bốn lần rồi có sao đâu. Mình phải biết đặt lợi ích của tập thể lên
trên hết mọi chuyện. Tư tưởng em còn lạc hậu, còn phong kiến, muốn có con trai.
Hai đứa gái như em là đẹp rồi. Mai mốt có điều chuyển công tác thì em đi xa
ráng mà chịu, đừng trách nhà trường vô tình.…
Hoà bật nói:
- Lại lạc đề cô
Dĩnh ơi! Lo là lo các cô sắp tới vỡ kế hoạch khi nào chưa biết đây chứ cái cô
này thì lo chi nữa. Thuê cô ấy cũng không đẻ nữa mô. Ba đứa, trai có gái có,
nhìn vô là đã yên tâm như ngồi trên bàn đá.
Dĩnh không nhịn,
đáp lại:
- Sao anh Hoà
bảo tôi lạc đề? Đây là biện pháp mạnh để răn đe, không răn đe thì giáo dục chỉ
là giáo dục suông. Phải khiến người khác sợ. Như việc cấm pháo chẳng hạn. Mạnh
tay vào thì đố ai dám. Dân mình…
Hoà móc lại:
- Ừ, thì nói cấm
pháo còn nghe được chứ ai lại nói hai con rồi, cấm đẻ.
- Không cấm thì
vận động cái kiểu của ta có khác chi cấm. Cũng chỉ khác một là hình thức bạo
lực …
- Bạo lực cách
mạng chứ gì? Sao không bạo lực với cái ông cựu trưởng phòng mà nay làm Trưởng
phòng tổ chức kìa? Chị thừa biết ông ấy chứ? Đẻ con thứ năm chứ phải ba bốn gì.
Cuộc họp lại
quay sang khẩu chiến theo một hướng khác không can nổi. Hoà với Dĩnh là hai
thái cực. Buồn cười nhất là khi nghe hai người tranh luận với nhau, bên này nói
thế này là nhắm mắt cũng nghe bên kia phản bác. Hoà, chưa đủ chuẩn, chỉ hai năm
sư phạm. Dĩnh, thạc sĩ Quản lí Giáo dục, dư chuẩn đối với một trường cấp 2. Tuy
nhiên, mọi chuyện vẫn không hề diễn ra theo suy nghĩ thông thường của mọi
người. Hoà luôn chê Dĩnh là không thực chất, không có khả năng quản lí. Có lần
Hoà nói ra mặt:
- Thạc sĩ gì?
Cái luận văn gì gì đấy lỗi chính tả rền ra, giám khảo chịu không thấu, không bì
thư vào thì về nhà mua bèo mà núp. Đề tài thì sách vở nó viết đầy ra, chỉ việc
ghép lại. Chi mà “Phương pháp Quản lí trong trường Trung Học Cơ Sở dưới ánh
sáng của thời đổi mới”.
Vũ, 59 tuổi,
giáo viên lớn tuổi nhất trường, chen vào phân bua:
- Thôi, cậu ơi!
Bì thư là cái lệ muôn đời, gọi là bồi dưỡng ban giám khảo. Nghiên cứu sinh nào
cũng có. Đừng đổ oan cho người ta tội nghiệp. Đi học tại chức làm sao chăm chút
được bài vở cho đầy đủ. Người ta vẫn bảo “dốt như chuyên tu ngu như tại chức”
là rứa đó. Đây chỉ là cơ sở ban đầu, về sau các thạc sĩ còn phải nghiên cứu,
tìm tòi thêm. Cậu chẳng hiểu thạc sĩ là cái gì cả. Có riêng gì cô Dĩnh. Thông
cảm với người ta một chút. Chí ít cũng khâm phục lòng hiếu học của cô ấy. Việc
nhà, việc nước loạn ra mà chịu khó thế là quá tốt. Trường ta cũng thơm lây, có
giáo viên thạc sĩ. Khối cái thằng u mê hơn còn lấy tiến sĩ nữa mà, cho thoả
lòng mong đất nước ta lắm anh tài.
- Tui thì sẵn
sàng bỏ qua, ai lọt được cứ hưởng mắc chi mình xoi xỉa nhưng tức dùm cho xã
hội. Cái bằng vẫn còn đó. Thạc sĩ là thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Ai bảo cái
bằng đó có được nhờ du di châm chước. Ngang đó rồi thôi anh ơi, nghiên với cứu
chi, làm răng mà nghiên cứu được. Cô Dĩnh có nói cái chi ra hồn, có làm cái chi
ra tật đâu.
- Răng rứa? Vũ
hỏi lại.
Hoà đáp:
- Thứ hai nghỉ,
anh xem, điều học bù qua ngày thứ ba, còn ngày thứ ba thì học bù vào ngày thứ
bảy. Ai lại làm cái chuyện lạ đời như hiệu phó nhà ta? Tui không nói oan mô.
Thấy tức cười quá. Cái chút chùn chun làm cũng không xong. Chia cái thời khoá
biểu cũng không xong. Khối cái xẩy búi chứ một hai chi. Tui không hiểu sao mà
mụ rối loạn “tiền đình” như rứa. Chi anh không biết mà còn hỏi vặn tui. Tội nghiệp
đàn em mà.
Vũ nhăn mặt đáp:
-Không đủ chuẩn
mà láo nhỉ?
Hoà không tỏ vẻ
giận hờn trước lời của Vũ, nói tiếp:
- Rồi sẽ đến lúc
chí mén gì cũng thạc sĩ, tiến sĩ thì cái thứ cử nhân như anh liệu có đủ tự tin
để ngồi đó không, hay anh cũng cuồng cuống chạy đi mua một cái bằng cho kịp với
anh với ả?
Vũ chậm rải vặn
lại, nói:
- Sao anh không
đi học cho xã hội nhờ, cho bản thân nhờ. Nói đừng giận nghe, anh chắc đã giải
sạch toán cấp 2 chưa? Mình phải ráng làm cho tốt rồi chê người khác mới có ý
nghĩa.
Hoà thành thật
đáp:
- Giải thế nào
nổi, trừ ba cái bài đơn giản trong sách giáo khoa. Có sách bài giải cho giáo
viên rồi mà. Đầu óc dạo này nó sao lì quá. Gặp toán học sinh giỏi thì tui chịu.
Mình có học mấy đâu, thời 77 -78 ấy mà, nhưng dốt thì phải chấp nhận mình dốt.
Cơ bản là đủ dạy học trò. Có người còn tệ hơn em đấy, anh ơi! Văn cũng như
Toán, Lý…Vừa học vừa bồi dưỡng mà. Giỏi như anh, bộ thoát được học bồi dưỡng à?
Lại hỏng nữa mới đau.
Nhớ một lần hỏng
bài thi kỳ bồi dưỡng phương pháp dạy học, Vũ nghẹn họng, đáp:
- Cậu thiệt giỏi
chống chế
Một cô tổ trưởng
kêu lên:
- Thôi, trưa
rồi. Cho tụi em về lo cơm nước cho chồng con. Quyết định răng, thầy Hiệu?
Vũ nhanh miệng
đáp:
- Cứ theo Thông
tư 85 mà làm, kéo dài một kỳ nâng lương. Viết kiểm điểm. Có ai phản đối không?
Tui ghi vô biên bản hí. Ký rồi mới về nghe.
"Các ngài tiến sĩ, các đấng chuyên viên hẳn họ đã nát óc suy tư, đã tìm kiếm hết sách vở mới đề ra chủ trương này nọ chứ. Thôi, phận mình mình cứ chấp hành tốt chỉ đạo của cấp trên là xong, trứng làm sao chọi với đá được."
Trả lờiXóaBây giờ ngành GD còn tình trạng này không ảnh VB ?
Nói đến kế hoạch hóa dân số, EMT nhớ cách đây 10 năm, ở tổ dân phố của mình có 1 gia đình nọ đã sinh đủ 2 con, lỡ sinh thêm lần 3 bị đem ra kiểm điểm trước buổi họp vì đã làm tổ mất tiên tiến năm đó.
Biết rồi còn hỏi TYV ơi. Chuyện thật cả mà. Cả nước ta chứ gì chỗ bạn ở.
Xóađúng vậy
XóaĐúng là phép vua thua lệ làng,nên ở huyện Vũ Thư:mỗi ông chồng muốn có hạnh phúc phải:"hai con vợ-"...
Trả lờiXóaChúc anh an vui,khỏe mạnh!
Hi hi. Lỗi tại xuống hàng tuỳ tiện đó mà.
XóaKhéo quá,chuyện đùa hóa ra thật,đọc để cười sao lại đau lòng thế này.Chúc anh luôn khỏe.Thân
Trả lờiXóaĐúng là một thời đắng cay. Tụi mình nếm đủ hí.
XóaBan giám hiệu trường ĐP1 ( sát bên trường em dạy hiện nay) năm ngoái lặng lẽ rút khỏi đăng kí thi đua từ đầu năm chỉ vì có một giáo viên sinh con thứ 3. Đọc chương này của anh, em buồn cười khi nhớ đến chuyện đó.
Trả lờiXóaViệc thi đua thì nhiều mà việc dạy dỗ thì ít.
Xóathi đua dạy tốt mà
XóaPhần 'tạt ngang' ni bác ba viết chưa đạt lắm. Giá như bác chịu khó hỏi thêm ace (trong hội cà phê thứ 5/tuần làng miền) thì sẽ có thêm nhiều chi tiết sinh động, thú vị cười ra nước mắt bác ạ. Chúc bác luôn vui khỏe tươi trẻ.
Trả lờiXóaCám ơn bác Kế lắm. Khi nào giúp cho với. Sửa lại mấy hồi.
XóaCái thuở đưa Kế hoạch hóa gia đình vào chỉ tiêu thi đua, nơi nào làm cũng dữ hết, làm mất thời gian của hội đồng rất nhiều, đọc phần này của anh viết, thấy ngán thời điểm ấy quá ! đúng là: Giỡn chốn sân trường ... ha...ha...
Trả lờiXóaTrường lo chất lượng thì ít, lo KHGD, lo Văn nghê, lo thi GVG,.. thì nhiều. Chẳng ra làm sao cả.
XóaChào hiền huynh Vĩnh Ba, đệ đang tiếp tục xem loạt entry "Giỡn chốn sân trường" ... Chúc huynh và cả nhà vui khỏe, cuối tuần thật thỏai mái nghen, thân.
Trả lờiXóaĐọc có được kg mà im re, chúc sk mãi dzậy?
XóaTrường cũ của mình cũng lăm le bị cắt tiên tiến (đã đạt chuẩn quốc gia tiêu chuẩn năm 2000!!!!) vì hôm Tết để kẻ trộm vô rinh cái máy vi tính trong phòng HT, chẳng khác chi chuyện "vỡ kế hoạch" của mấy cô mấy chục năm trước hè !
Trả lờiXóaMình về hưu thì trường mình cũng bị trôm mất 05 máy vi tính. Xong om cả năm thầy trò dạy học vì môi trường SP Không an ninh.
XóaThỉnh thoảng anh nằm mơ thấy anh hoá thành con bò tót, cứ lao thẳng một cách bất chấp tới tấm vải đỏ. Vải phất bên đông, anh húc về đông; vải phất bên tây, anh húc về tây. Chốc chốc con bò tót hoá thành lại đứa trẻ con, tấm vải đỏ hoá thành hai thòng lọng. Hai chiếc thòng lọng cứ siết vào cổ thằng bé, nó đang lè lưỡi ra, thở ành ạch khó nhọc, mắt trợn tròn. Tỉnh giấc, mồ hôi vã ra như tắm, anh bồn chồn ngớ ngẩn không hiểu gì cả...
Trả lờiXóaHay!, Thực trạng vậy đó, bác làm sao đây?
Đây là cái đoan tui thích nhất đó, bác LV. Nó vừa tiểu thuyết mộng nị, vừa thực tế cay đắng.
Xóahehe... sao mà nhớ chiện trường của Giáo hồi đó quá!
Trả lờiXóaChiện của nhiều trường đó GIÁO ơi!
XóaRất đời thật và cũng rất mộng mị ...một lồng ghép hay và đẹp . Chúc Anh Vĩnh Ba ngày chủ Nhật vui nhé !
Trả lờiXóaCám ơn KTD lắm lắm. Mời đọc tiếp nghen!
Xóahã hã hã. mắc cười quá chú Thông Trương ơi
Trả lờiXóaThông Trương nào vậy?
XóaSang thăm anh, đọc xong chẳng biết nói gì. Chúc anh buổi tối an lành anh nhé.
Trả lờiXóaXem xong mà dở quá nên chẳng có gì để nói, phải không? Phiền bạn thật!
XóaMột giáo viên rất có uy tín ở trường ĐP1 đã làm mấy câu thơ châm như sau:
Trả lờiXóa"Thi đua ta cứ thi đua
Thi đua ta cứ đi lên hàng đầu
Hàng đầu chẳng biết đi đâu
Đi đâu cũng cứ hàng đầu mà đi".
-------------------------------------
Một ngày vui anh nhé!
Thứ trưởng Vinh Hiển vừa nói: "Chấm bài tiếp cận mục tiêu và không cần chính xác" He he! Quá là GCST.
Xóave may bay eva airline
vé máy bay từ sài gòn đi mỹ
hãng hàng không korean air tại việt nam
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch