Chương 5
- Tôi bị cả nhà chưởi. Khổ cho cái thân tôi nào ai biết.
Chị dâu chưởi, em gái chưởi, anh trai chưởi vì ham việc trường, cứ ôm lấy
trường mà bỏ bê việc nhà. May mà chồng tôi tha cho, không nói gì. Thế mà còn có
giáo viên bảo tôi thù vặt họ, chèn ép này nọ. Họ bảo tôi tham cái chức hiệu
phó, thích làm quan chức. Oan cho tôi quá. Tôi chỉ lo cho lợi ích của nhà
trường này. Tôi thề tôi mà dối các đồng chí, ra đường xe nó cán tôi chết, lụt nó
trôi tôi đi.
- Anh Hoà, chủ tịch công đoàn, đại diện anh em, xuống xem răng! Chi mà sôi nổi rứa hè? - Liên, cô giáo địa phương dạy môn Địa lý, hỏi.
- Đã nói rồi. Họp chi mà họp mãi, cứ say nói. Nói chi mà
nói lắm như thể nói là làm việc. Quen cái thói lãnh đạo, nói như khướu. Cuối
năm rồi, ra năm tháng rộng ngày dài rồi họp cũng chưa trễ. Tui với mấy anh em
nam đã bỏ ra đây lấy cớ lo cúng tất niên rứa mà cũng chưa chịu bãi họp. Họp chi
bộ thì cũng phải có đông đủ anh em chứ. Không họp ngày ni thì mai họp không
chết ai mô. - Hoà trả lời.
- Ức nơi! Cứ đòi giáo viên góp ý thì họ nói cho. Mình
thấy họ nói rứa là ít đó. Lắm cái làm cứ ngơ ngơ sửng sửng, có không ra có,
không không ra không, mất công phí sức. Thôi, kệ nhà trường.- Liên giải thích
và lái sang chuyện khác.- Còn mấy cô khác đi mô hè mà không ra dọn cúng, trốn
việc chơ chi, trường ni thấy chuyện chi cũng uể oải.
Quát đứng cạnh,
không bỏ chuyện cũ, chỉa vào:
- Làm cóc gì
được mà hét cho to, cái mụ ni thiệt!. Hồi nãy sao lại nói khiêm tốn rằng Ban
giám hiệu đánh giá cao sự góp ý …
Liên nói cắt ngang:
- Mệt quá, thầy
Quát ơi! Đây là họp riêng của chi bộ mà. Để cho người ta rút kinh nghiệm, sửa
sai. Tức cũng phải để cho họ nói cho bớt tức chơ. Sao hồi nãy thầy không lên
tiếng cho luôn.
- À, có lên tiếng chơ, nói bữa hôm rồi. Nói lại mệt cái miệng lắm. Thằng ni một đời không
nịnh bợ ai sợ chi mà không nói.
Hoà xăm xăm đi xuống phòng họp như anh em đề nghị. Trên
này, các giáo viên khác tiếp tục cùng chú Thoá, bảo vệ trường, chỉnh đốn lại
bàn cúng tất niên. Làm bảo vệ hơn mười lăm năm từ trường cấp 3 rồi về cấp 2,
ông năm nay đã gần bảy mươi tuổi nên rất rành việc cúng cấp này. Hai cái bàn,
cái thấp cái cao, được kê ngay trước tiền sảnh của trường. Ở bàn hạ là áo,
cháo, gạo, muối cùng cau, trầu, đường, gạo, hột nổ đủ màu. Áo binh ngũ sắc sắp quanh
một lớp khá dày. Nước chè, bánh chưng, cơm nắm, khoai, sắn, môn, đậu sắp tràn
hai chiếc dĩa lớn. Một lát thịt luộc dày đến ba phân còn tươi màu hồng đào. Bàn
thượng đủ các bộ lệ khác: chú gà trống vàng ươm được lận gọn gàng với một bát
xôi đầy nằm ngay chính giữa bàn bên cạnh bộ đồ giấy đủ áo mão hia đai cờ lọng,
giấy đỏ, đen, vàng, lục, và tím, đính kim tuyến màu sặc sỡ. Xấp đô la địa phủ
dày cộp ngửa cái mặt ông Tổng thống Mỹ nằm ngay ngắn trên nãi chuối tròn hin,
mập mạp. Bình bông phượng vàng đỏ rung rinh trước gió. Quát nhìn quanh rồi nói
qua chuyện khác:
- Cha Vũ là êm thật, chừ về thấu nhà lo cho vợ con rồi.
Già nên khôn thật, học mấy cũng không kịp ông nớ cả. Cả mụ Luyến nữa, không ở
lại mà hát đôi bài, biết mô mai mốt đi qua trường khác mất.
Thuý chanh chua chọc quê Quát:
- Nhớ à? Người đẹp vắng một cái là có người nhắc. Ở nhà,
e họ nhảy mũi phải vài chục cái.
- Đừng có phân bì! Cứ như mấy cô, hễ nói là như mạ người
ta, chịu không nổi. Có cô Luyến õng ẹo vui hơn. Tui mê cái giọng hát của mụ đó
thật đó.
- Còn mê cái gì
nữa không? Khai thiệt đi, chú dê tơ tưng
tưng kia! Thuý hỏi tiếp.
Quát cười nham
nhở trả lời:
- Cho vàng cũng
không mê cái chi khác. Một là vợ nhổ sạch tóc, hai là thủ trưởng đè cho chập
mật, ba là ăn kẹo đồng của của trung uý công an giao thông, chồng mụ. Dại chi,
giữ cái thân mà ăn nhậu. À, mấy thầy giáo thành phố rảnh không cũng núp luôn.
Đâu cần thanh niên trốn ri, chán quá.
Thuý bênh vực đáp:
- Ai không thích thì họ về.
Đây là cúng lén mà có phải họp hội đồng mô. Mắc mớ chi thầy! Thầy là quơ ngang
hết, chẳng kể chi ai. Chừng nấy người đã mệt hung rồi. Ít ngài, dài đũa, thầy
không nghe dân gian nói sao?
- Răng cô lại
nói cúng lén? Quát hỏi vặn lại.
- Thì không công
khai tức là lén. Thầy rảnh quá nên nói lung tung, hồi nãy chọc người này, bây
giờ chê người nọ. Sáng ni ăn chi mà ngứa miệng gắt rứa? Bày đặt bắt bẻ này nọ.
- Ờ, thì nói cho vui. Tui mà
không là giáo viên địa phương, tui cũng chuồn về từ hồi mô rồi. Ở đây làm cái
cục kê khổ quá!
Liên nhanh miệng, chọc
quê Quát:
- Lát nữa cúng xong thì cấp, không lỗ mô, thầy Quát
ơi! Bợm rượu mà có mồi rồi lo chi. Không kêu e lẫy hơi lâu đó.
- Này, việc cúng cấp không được nói chơi. Không sợ ông
bà vật cổ răng? Ờ, mà bộ đồ giấy ni thiếu cái sớ rồi. Anh Thành là chuyên viên
đám chay mà để sót cái ni là không xong rồi. Thần thánh biết ai cúng mà phù hộ,
không khéo các ngài giận, ngài quở, ngài phạt cho thì mạt. Lấy một tờ A4 cho
hắn viết kiểm điểm đi! Mấy chục năm bài trừ mê tín dị đoan, cúng đốt đồ mã, chừ
nó quay lại chình ình trên đầu cái trường này. Hì hì… Để coi đảng viên hiệu
trưởng rồi cũng lạy như tế sao. Hì hì…
- Mi thì cứ nói lung
tung. Được cái chi mô, thêm mất lòng mất bề. Chú Thoá, bảo vệ trường nhưng lại
là chú của Quát, đáp trả.
- Chú thì cứ bênh hiệu
trưởng. Bênh bênh cái chi rồi cũng cắt hợp đồng chừ. Tui hỏi chú, mấy ông duy
vật nớ có tin chi quỉ thần thì khấn lạy với ai? Trường học mà cúng với
kiếng như ri hơi khôi hài đó. Họp chi bộ
để tui đấu một trận cho đã.
Chú Thoá sôi nổi trả
lời ngay:
- Mi xưa rồi. Nói rứa
chứ có phải rứa mô. Mấy ngài trên huyện trên tỉnh mà cúng đất, đốt giấy khói
bay đen cả xóm lựng. Mi tưởng tao già với ít chữ nên không biết chi cả hả? Ở
trên Huế nghe nói có con mụ làm to lắm ở tỉnh, mỗi lần đốt đồ giấy thiên hạ
tưởng cháy nhà đó. Có người xách nước đi cứu hoả, tới nơi mới hỡi ôi. Hoạ may
có viện nghiên cứu khoa học họ mới không cúng đất với đốt giấy thôi. Mấy cơ
quan mô tao cũng thấy họ đốt cả. Thằng anh mi làm xây dựng thầu mấy công trình,
có cái mô hắn không cúng mà động thổ mô. Họ tin hơn mình nhiều. Họ cúng còn
nhiều hơn mình nữa.
Quát không chịu thua,
đèo queo theo, gây gỗ với ông chú của hắn:
- Họ mô rứa? Mình mô
rứa? Chừ rồi mà chú còn họ với mình. Phải biết đoàn kết…
- Thôi thôi, lạc đề
rồi. Tui đố chú là lát nữa thầy Hiệu khấn cái chi? Cô giáo Liên chuyển đề tài,
cắt lời của Quát, nói.
Đây là một khúc ngoặt
lí thú ở các buổi đàm tiếu thiên trời địa đất ở cái trường này. Vắng mặt Dũng
thì anh lại là một chủ đề lí thú cho các giáo viên thảo luận. Họ
xem anh như là cục kê để xả xú báp các bực tức về nhà trường của họ, tha hồ
chém chặt, châm chỉa, đâm xoi. Chuyện nhà, chuyện trường, lắm thứ, không chừa
chỗ nào. Bao giờ nói về anh cũng khiến mọi người phấn khởi và câu chuyện phong
phú hẳn lên.
Chú Thoá nói đầu:
- Nói cho tội, mấy thầy cô ơi, thì cũng khấn xin cho
mọi người an khang, gia đình hạnh phúc, đoàn kết tốt, lao động tốt, tiết kiệm
tốt… Ý rứa cũng tốt chơ.
- Cầu thần hoàng thổ
địa phù hộ cho học sinh tốt nghiệp đạt chỉ tiêu chín mươi lăm phần trăm nữa
chứ. Cái quan trọng nhất mà để quên sao? Liên đế vào.
- Còn khuya!. Quát góp
ý
- Răng khuya? Chắc như
cua gạch.
- Chắc hay không thì
còn tuỳ các ông tướng trời học sinh nữa chứ. Tụi hắn không học thì…
Liên tỉnh bơ, cãi lại:
- Cầu trời, cầu đất,
cầu thần, cầu thánh không được thì ta cầu với tụi học trò. Cầu học trò thì e
nhiều người làm rồi. Tui nói rát cả cuống họng mà tụi nó chẳng thèm nghe bằng
nửa cái lỗ tai.
- Thôi, nói với anh
Dũng cầu với tụi giáo viên mình là hay nhất..
- Cần chi phải cầu với
khẩn, đưa chỉ tiêu ra mà ép là xong ngay. Ta cấy điểm, công kênh chúng nó lên.
Vô lẽ nhà trường lại không thân thiện, đẩy chúng bơ vơ ra trường đời không
miếng giấy cầm tay. Anh Vũ đề nghị hay nhất, đúng 15 tuổi là cầm hộ khẩu ra xã
nhận bằng tốt nghiệp. Vừa tiện vừa đỡ tốn kém.
- Tầm bậy rồi. Rứa thì
tụi mình thất nghiệp cả lũ, đi ăn mày vui hí. Liên nói xong cười tủm tỉm.
Quát đệm vô:
- Rứa thì hết đường dạy
thêm, dạy bớt luôn.
Duyên, một cô giáo địa
phương khác dạy môn Văn, đang loay hoay sắp lại nãi chuối trên bàn cúng bỗng
quay lại sừng sộ:
- Răng lôi tui vô, anh
Quát? Tui ăn chi nơi cái trường này.
- Có tật giật mình rồi, cô em ơi! Cô em có ăn lương
nơi cái trường này vài ba triệu một tháng chứ sao không. Để từ từ ông anh phân
giải cho cô em nghe. Đó là không đánh mà khai. Dốt chỗ ni nhưng khôn ở chỗ
khác. Năm mô anh em cũng khổ vì cái chỉ tiêu chất lượng Ngữ Văn bảy chục phần
trăm Trung bình trở lên, còn cô, cô dạy lớp mô cũng trăm phần trăm cả là răng?
Bộ cô dụ khị mấy đứa con nít về dạy thêm ở nhà mấy bữa nên chúng nó hoá giỏi ra
răng? Cái trường ni cô là đệ nhất dạy thêm.
- Thì cũng nhà trường
ép tui chứ! Tui không lo thân tui thì ai lo.
- Ép khi mô? Văn bản
mô? Chỉ thị mô? Ép thì cũng cho thêm vừa vừa thôi. Cô dốt nên cứ cho điểm trên
trời, khỏi mất lòng trò nào, khỏi trò nào kiện cáo. Cô có biết cái tụi đi học
thêm là tổ sư nhác nhớm không? Thay vì xem đi xem lại kiến thức trong sách, suy
nghĩ tìm tòi, nặn óc tư duy thì tụi nó a tới nhà cô nghe giải cho khoẻ thân. Cô
mần hết, cô nói hết, cô giở sách giáo viên ra đọc cho tụi nó chép, tụi nó hôm
sau tới lớp nhai lại như bò, như trâu. Cô lại phỉnh tụi nó với mấy điểm chín
mười. Tụi nó tưởng bở là mình giỏi, mình khá. Khá giỏi cái cóc khô chi. Lười
suy nghĩ lâu ngày thành bệnh như tui nè. Chính các cô thầy nghèo đói quá, muốn
cải thiện mức sống nên tạo ra cái tệ nạn học thêm, dụ khị hoc sinh đi học thêm
để kiếm chút tiền còm thay vì đạp xe thồ, buôn dầu phụng… Lâu ngày thành cái nề
cho học sinh. Đúng là bần cùng sinh đạo tặc. Tội cô là đáng cẩu đầu trảm.
- Thầy bữa ni sao lắm
chuyện. Học sinh thích học thì tui dạy đó. Tụi nó có suy nghĩ hay không tui
không cần biết. Tui lao động thì tui lấy tiền công. Thế thôi.
- Dạy chi! Nối giáo cho
mấy thằng nhác. Học thì ít chơi thì nhiều. Cô có biết chi mà dạy, dòm sách bài
giải mà nói theo. Cả cô trò chi cũng nhác cả, chép cả mấy lời giải sai của mấy
cuốn sách vớ vẩn nữa. Tui gặp hoài. Sách giải mà sai thì hết nước nói. Tiền bạc
nó làm mờ lương tri của các cô rồi. Mà gây sự quá, chiến sĩ thi đua cấp Huyện
đừng giận nghe!
- Thôi, thôi. Sách giáo
khoa cũng sai cả đống. Chuyện của nhà nước, nhà nước lo. Tui lo miếng cơm,
thùng gạo của tui cái đã. Dưới âm phủ mà còn dạy thêm nữa kìa, riêng chi tui.
Thầy hỏi chị Chúc, chị nói cho mà nghe.
Chúc dạy môn Công Nghệ, vốn là người có tiếng thật
thà, ít nói nhất trường. Chị cả đời đi xe đạp kể cả khi có việc lên phố vì quá
vụng về, không lái nổi chiếc xe gắn máy. Chồng chị nguyên là giáo viên dạy môn
Toán, nổi tiếng dạy giỏi trong huyện. Anh ấy bị chết đuối năm lụt to ở Huế cách
chừ hơn cả hơn mười năm. Không mấy khi thấy chị chen tiếng vào các cuộc cãi vả
trong trường. Chị sống như cái bóng, lo nuôi hai đứa con mồ côi cha. May sao,
đứa nào cũng học giỏi và ngoan. Người ta bảo chúng có cái gien của ba chúng.
Chúc ngồi bó gối ở chân cầu thang, nghe nói mới góp tiếng:
- Nói mấy thầy
không tin mô. Cách đây hơn năm sáu năm, tui nằm mộng thấy chồng tui hoài. Anh
về xin tiền, áo quần rách rưới, bộ dạng xác xơ như người đi xin. Tui hỏi anh,
răng mà khổ rứa? Không làm chi kiếm ra tiền sao? Anh nói, mình chân yếu tay
mềm, chẳng làm chi được, có mở lớp dạy thêm nhưng họ cấm quá, đi kiểm tra hoài
đành phải dẹp tiệm. May mà mấy đại gia ở dưới nghe tiếng có mời dạy lén mấy nơi
cho con họ. Tui nói, rứa không đủ cho anh tiêu sao? Anh nói, ui chao mà xa lắm.
Đi bộ cả buổi mới tới nhà người ta, họ thấy mình lam lũ nên trả có mấy đồng
đâu. Anh hỏi, chiếc Honda của anh còn không, gởi về cho anh đi. Tui phải thuê
làm chiếc Honda giấy, đốt về cho anh tốn gần hai triệu bạc...
Chúc ngừng lại,
chụi chụi cặp mắt đỏ hoe. Cả lũ mê chuyện giục:
- Răng nữa chị
Chúc?
- Mình cũng
tưởng thế là yên cho phần anh. Mấy tuần sau anh lại về xin tiền. Anh nói, xe
không có bảng số, chạy được mấy bữa bị công an phạt thu xe rồi, cho anh tiền về
nộp phạt. Ui chao, đúng rứa tề! Mình nhớ hôm đó thằng cu hàng xóm ngồi xem đốt
đồ mả có nói, xe ni không có số nơi. Anh linh thiệt, mượn tiếng thằng nhỏ nhắc
mình mà mình lại không để tâm. Mình phải đốt thêm cho anh cái bảng số. Năm tê
anh có về một lần, khoe dạy bữa ni nhiều nơi lắm, chạy xe vù vù đây đó, mấy đại
gia xem ra cũng kiêng vì, trả lương cao hơn nên anh ấy kiếm được nhiều tiền.
Anh cho mình cả một xấp đô la luôn.
Liên chen vào,
nói:
- Tiền nớ chị để
mô rồi, chị Chúc? Cho em mượn lợp lại cái mái tôn dột với.
Chúc cười hiền
lành, trả lời:
- Mi tức cười
chơ! Đã nói nằm mộng mà. Nhưng sau ni mình cũng có trúng vé số được mấy trăm
ngàn.
Chúc vừa kể
xong, Duyên đã lên tiếng gây lại với Quát:
- Thấy chưa? Bắt
với bẻ. Giỏi như chồng chị Chúc chết rồi còn có đường mà kiếm miếng cơm. Thầy
bộ giỏi chắc? Tui Tại chức thì thầy Từ xa, khác chi nhau? Cứ hở cái là đâm xoi.
Quát không chịu thua, nói:
- Khác chứ. Tui dốt mà công nhận mình dốt, khoe mình ngu,
còn cô, cô không dám. Mà này, răng bữa đi coi thi mà khóc hù hù rứa? Nước mắt
nước mũi tèm hoèm. Tội nghiệp thiệt! Học sinh chúng thấy chúng cười cho. Cô
không có miệng mà cãi với hiệu trưởng à? Khóc như con nít xin tiền mạ không
cho. Hì hì..
Duyên lục cục
trả lời:
- Tui khóc kệ
tui. Mắc chi tới thầy?
Quát tiếp tục
chọc giận Duyên:
- Không mắc chi
tui thì thôi. Nhưng nì, tui đố cô thầy Hiệu của tụi mình có thích cúng đất đốt
đồ giấy như ri không? Cô nói được, tui xếp loại Giỏi, từ bữa ni không chê,
không chọc nữa.
Thuý nhanh miệng nói chen vào:
- Dễ ợt! Rứa có chi mà đố?
Duyên chưa tìm ra câu trả lời, vớ ngay Thuý:
- Thuý nói cho
cha Quát nghe đi. Chị không thèm tranh giỏi với hắn.
Quát cười hề hề,
nói:
- Chấp hai mụ
đàn bà. Cả chị Liên với mấy cô khác nữa. Mà phải có tình, có lí chứ không phải
đoán khan khan.
Chú Thoá chen
ngang:
- Cô Thuý đừng
trả lời. Cái thằng Quát này chuyên bắt nạt đàn bà con gái. Hắn cũng không biết
mô.
Thuý vừa vén
tóc, vừa nói:
- Thủ trưởng nào
cũng mê thành tích, thầy Quát đồng ý không? Nhưng tay nào cũng giỏi nói thôi
nên đố tay nào lại không cầu trời khẩn phật phù hộ cho cơ quan của họ. Tốn gì
của họ, biết đâu thần thánh ngó lại cũng nên. Nói tóm lại, thủ trưởng nào cũng
thích cúng đất, thầy Dũng là thủ trưởng, vậy thầy Dũng cũng thích cúng đất.
Đúng chưa, thầy Quát?
Quát vỗ tay cái
bốp, khen:
- Khá lắm! Khá
lắm! Có lí! Có lí! Không dạy Toán mà cũng tam đoạn luận ngon lành. Xếp loại
Giỏi. Mà này, cái giong lưỡi này tui không tin là của cô. Nghe quen quen, e cô đạp nước đái ai hè?
- Khinh tui vừa vừa chứ, anh Quát! Nhưng anh cũng giỏi
đó. Thầy Vũ nói đó. Đi theo ông hoài cũng học khôn được dăm ba cái.
GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG là câu chuyện, là những câu chuyện, mỗi kỳ mỗi một vấn đề được phơi bày rất "hiện thực" dưới ngòi bút của Thầy Vĩnh Ba. Đây là những chuyện thường nhật trong nhà trường hiện nay nhưng không có được mấy người đề cập... Đọc mà ngậm ngùi, xót xa và cảm thấy nhức nhối vô cùng. Biết bao giờ mới khuây? Cám ơn Thầy Vĩnh Ba rất nhiều. Kính.
Trả lờiXóaCám ơn sự đồng cảm của Phúc. Thầy Phúc cho thêm vài tư liệu để GIỠN cho luôn thể hè!
Xóahay đấy
XóaTEM nhé!
Trả lờiXóaChủ nghĩa vô thần thời hại điên mà! Mê tín dị đoan không chừa chỗ nào kể cả trường học (trừ viện khoa học?). Tất tần tật đều vị kỷ..."vong thân"!!!
Nói thế chứ Viện khoa học cũng cúng đất, cúng tất niên đó.
XóaEm qua thăm anh, chúc anh buổi chiều vui vẻ và an lành anh nhé.
Trả lờiXóaP/s; Em cảm phục ngòi bút của anh, viết nên câu truyện từ một góc nhìn...
Ai cũng đi học nên chuyện này khá đông bạn ủng hộ. Violet đọc được bao nhiêu phần rồi hè?
Xóatình cảm quá
XóaThăm anh và đọc truyện.
Trả lờiXóaNghe mấy câu thoại chuyện trò qua lại mà nhớ Huế.Cách nói chuyện của em bây giờ e đã Nam hóa mất rồi.
Qua một đoạn ngắn thôi,anh đã đặt ra nhiều vấn đề trong cuộc sống,con người,trong giáo dục.Nào,duy vật duy thần,chuyện họp hành dông dài,tranh chức quyền nịnh bợ,thành tích chỉ tiêu ảo thực,dạy thêm học thêm,phương pháp dạy,trình độ chuyên môn kiến thức,sách giáo khoa....Ôi,biết bao là nhiêu khê,làm sao trẻ em hôm nay là tương lai sánh vai cùng năm châu bốn biển,khi vấn nạn giáo dục còn tồn tại những phương thức lạc hậu trong đào tạo và giáo dưỡng nhân cách định tính cho chất người của xã hội......
Thăm anh là em đang thăm cả Huế,quê hương thổn thức trong lòng.Chúc anh nhiều sức khỏe!
Mình chỉ ghi lại một sự thật. Sau này có ai tìm hiểu sẽ có tư liệu.Không thể nhắm mắt làm ngơ trước thảm cảnh này anh Đức ơi!
XóaĐọc truyện anh cảm nhận được nhiều vấn đề xã hội mà thường ngày bị che lấp khó thấy hoặc bị làm méo mó nó đi.
Trả lờiXóaKhi người ta lên chức, thứ đầu tiên họ nghĩ chính là cái ghế và không có thứ gì qua mặt được cái ghế đó cả. Và dĩ nhiên cũng đúng thôi. Phải thế mà!
Hi hi. Chuyện thường ngày ở nước ta mới đau chứ.
XóaTruyện GCST nói lên được thực trạng đáng buồn của ngành GD. Khi bệnh thành tích còn tồn tại thì chất lượng giáo dục chưa được khả quan hơn anh VB nhỉ.
Trả lờiXóaCÒn lâu GD mới tiến bộ. Thật sự chưa có nền GD ở VN. CHỉ là một lớp Tuyên truyền dài 12 năm.
XóaĐọc mà như thấy lại một góc sân trường của Giáo... Thú vị lắm anh VB!
Trả lờiXóaCám ơn bạn động viên.
XóaThăm anh và đọc truyện hay phản ánh những bức xúc trong xã hội hiện tại nói chung và ngành GD nói riêng. Thật bức xúc và nhức nối anh à!
Trả lờiXóaNgày mới thân mến chúc anh vui khỏe nha!
Cái mụt ni là UNG THƯ đây.
XóaNgày xưa, nhà trường đi trước xã hội 20 năm, chừ thì nhà trường là nơi phản ánh hiện thực xã hội...tương lai ở đâu?
Trả lờiXóaTương lai gì cái xh này. Thật sự chưa có nền GD ở VN. Chỉ là một lớp Tuyên truyền dài 12 năm.
XóaEm thấy trên Google bài 19, mà không có 18, em cứ đi tìm mãi. Em đọc kĩ đã, đọc phải nhiều lần lắm rồi em mới tìm những điều tâm đắc.
Trả lờiXóaDo mình đánh nhầm. Mới p18 thôi.
XóaLang thang vô nhà thầy, đọc liền mạch được chương I, nhưng giờ mỏi mắt rồi, nghỉ hôm sau đọc tiếp thầy hí?
Trả lờiXóaMời thầy sang nhà em chơi ạ.
http://nhatthanhho.blogspot.com/
Đọc cho đủ mới đã bạn ơi!
XóaSao mà giống trường em quá vậy, cũng hai bàn cúng, một bàn thấp một bàn cao, cũng gà, chuối, xôi, chè...nhưng trường em ít các loại giấy hơn. Còn chuyện bao đồng xung quanh bàn cúng thì cũng giống hệt luôn. Đúng là đi đâu cũng nhìn thấy những điểm chung của giáo dục nước nhà.
Trả lờiXóaChuyện trường của bất cứ ai trên VN này.
Xóathế mới biết tiếc cho nền giáo dục "khai phóng" thời đệ I CH. chúc anh buổi tối an vui anh nhé
Trả lờiXóaTiếc thì nhiều chuyện để tiếc, nhất là nề nếp đạo đức trong xã hội.
XóaChuyện dài về giáo dục nói sao cho hết..không biết có phải giáo điều và giục tốc không nữa.Chắc cũng có chút giáo điểu nên đạo đức ngoài xã hội không có nhiều tính "giáo", nên mới duy đồi đến thế.Còn giục tốc thì chắc rõ hơn, bởi nền công nghệ và khoa học của ta vẫn dẫn còn...từ từ bò và bị các nước trong khu vực bỏ xa thêm, đừng nói chi đến theo kịp các nước Âu Mỹ...như chủ trương ban đầu của ta là "Đi tắc đón đầu..."
Trả lờiXóa.
Nếu có sống qua nhiều thời kỳ, thì có lẽ ta mới có sự so sánh công bằng và chính xác.
Xin mạn đàm với bạn vài dòng.Cảm ơn bạn sang thăm nhé.
Chúc bạn ngày nghỉ vui nhiều nhé.
Nếu là giả thiết sai 100% vì mình đã sống qua nhiều thời kỳ rồi. DỤC TỐC thì GD ta cũng kg có. Nói ĐI TẮT là nói phét cho vui đấy.
XóaTồi nay coi như đạt chỉ tiêu vì đã đọc xong toàn bộ phần đã đăng của truyện dài GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG. Thầy có tầm khái quát rất giỏi. Hầu như mọi góc khuất trong ngành giáo dục đều được phơi bày rõ nét. Đủ cả sự hài hước, sự thâm thúy, sự tinh tường của một con người nhiều trăn trở, đầy trách nhiệm trước một ngành được hô là "quốc sách hàng đầu" nhưng đang thực hiện những đề án của các tiến sĩ NÁT BÉT!
Trả lờiXóaỞ những phần tiếp theo, em rất muốn thầy phản ánh cụ thể hơn về bệnh thành tích ( chuyện giáo viên đi thi GVG, chuyện "khoán chất lượng" như là một biến tướng của bệnh thành tích...) Tất nhiên, rải rác trong các phần đã viết có đả động đến nhưng hơi lướt.
Cách viết của thầy thu hút người đọc bởi sự thâm trầm, sâu sắc. Qua những trả lời com của thầy, em biết đây là tác phẩm viết đã lâu giờ mới đăng, nhưng nếu đang viết, em xin được góp một ý nhỏ thế này: thầy có thể đưa xen vào trong những đoạn tự sự là một số đoạn miêu tả khung cảnh thì chắc chắn văn phong sẽ mềm hơn.
Theo cảm nhận của em, đây là tiểu thuyết thầy ạ. Nó có thể dựng thành phim dài tập được. Nhưng nếu thế thì cần có một nhân vật chính xuyên suốt từ đầu đến cuối một cách rõ ràng hơn.
Em giống thầy ở 2 điểm: là giáo viên và cũng có niềm đam mê sáng tác, nhưng em chỉ viết truyện ngắn thôi. Em đang dạy nên cũng đã mấy lần bị rầy rà to vì dám phản ánh những tiêu cực trong GD, ông trưởng phòng bảo: Cô đừng bươi trong nhà bươi ra. Em trả lời: Em chui xuống từng gậm giường để quét mạng nhện đấy chứ.Rốt cuộc thì họ chỉ gườm gườm nhìn em mà cảnh giác chứ chẳng làm gì được em.
Trong blog của em có 29 truyện ngắn, phần nhiều trong đó phản ánh về GD, về những mảnh đời nghèo khó của học sinh miền núi. Nhưng vì lí do đặc biệt, hiện em tạm đóng blog. Em sẽ vẫn đến trang của thầy để theo dõi hết GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG. Tạm biệt và chờ...
Cám ơn bạn góp ý khá dài.
XóaMình viết theo ý mình, phong cách của mình. Giá ai thích dựng phim thì phải viết KỊCH BẢN VĂN HỌC. Quyền họ.
Cái quan trọng vẫn là người đọc có thích hay kg, chứ không phải theo bài bản của một bậc thầy nào đó.
Truyện không phải là bão cáo NÊN không nhất thiết phải đầy đủ mọi chuyện.
Bạn đọc và có thấy chuyện GIỠN như cái tên tiểu thuyết chưa?
Em thành thật xin lỗi thầy vì đã làm thầy bực mình ạ. Mong thầy thông cảm nhé, vì em cũng nông cạn mà nói theo suy nghĩ còn hời hợt của mình.
XóaRất mong thầy lượng thứ.
Thật sự mình kg bực mình. Bạn đọc Thuỷ Hử rồi chứ. Trong đó không có tả cảnh và 72 nhân vật xoay quanh Cao Cầu để mô tả cái thời Tống bệ rạc đó. Nhiều chuyện khác nữa cũng như thế. Nói theo ngôn ngữ bây giờ là TIỂU THUYẾT HÀNH ĐỘNG. Bạn cứ góp ý tự nhiên. Mình thích đối thoại với các bạn trẻ với tinh thần thẳng thắn.
XóaThay vì xem đi xem lại kiến thức trong sách, suy nghĩ tìm tòi, nặn óc tư duy thì tụi nó a tới nhà cô nghe giải cho khoẻ thân. Cô mần hết, cô nói hết, cô giở sách giáo viên ra đọc cho tụi nó chép, tụi nó hôm sau tới lớp nhai lại như bò, như trâu. Cô lại phỉnh tụi nó với mấy điểm chín mười. Tụi nó tưởng bở là mình giỏi, mình khá. Khá giỏi cái cóc khô chi. Lười suy nghĩ lâu ngày thành bệnh như tui nè. Chính các cô thầy nghèo đói quá, muốn cải thiện mức sống nên tạo ra cái tệ nạn học thêm, dụ khị hoc sinh đi học thêm để kiếm chút tiền còm thay vì đạp xe thồ, buôn dầu phụng… Lâu ngày thành cái nề cho học sinh. Đúng là bần cùng sinh đạo tặc.
Trả lờiXóaHay! Cái thực của ngày nay.
Sư phụ khen là mừng rồi.
XóaNhửng lời thoại trong chuyện rất sát rất đời thường mộc mạc mà ít ai viết trong chuyện của mình...( Cần chi phải cầu với khẩn, đưa chỉ tiêu ra mà ép là xong ngay. Ta cấy điểm, công kênh chúng nó lên. Vô lẽ nhà trường lại không thân thiện, đẩy chúng bơ vơ ra trường đời không miếng giấy cầm tay. Anh Vũ đề nghị hay nhất, đúng 15 tuổi là cầm hộ khẩu ra xã nhận bằng tốt nghiệp. Vừa tiện vừa đỡ tốn kém.
Trả lờiXóa- Tầm bậy rồi. Rứa thì tụi mình thất nghiệp cả lũ, đi ăn mày vui hí.)
Qua thăm anh đọc cũng thấy vui đấy đúng là GIỠN GIỮA SÂN TRƯỜNG hiiiiii........
Giỡn mà! Cái này gọi là Ngoại sử đấy. Hay hơn chính sử nhiều.
Xóaxin lỗi thầy- chừ mưa mới ghé thăm thầy ...
Trả lờiXóa....dạ... mưa đã đọc bài xong rùi ạ .hiiii
Bạn thấy thế nào?
XóaĐÙA MỘT TÍ
Trả lờiXóaSân trường đùa dỡn tí cho vui,
Giáo dục ngày nay thật ngậm ngùi.
Thầy hiệu cúng thần cầu giữ ghế,
Giáo viên cấy điểm để trồng người.
Phần trăm toàn diện đều lên lớp
Phết phẩy nâng cao dể xuống đời.
Đất nước tự hào toàn tiến sĩ
Năm châu học tập cố không cười
Út xe ôm
Thơ rất hay. Và mừng anh vẫn khoẻ.
XóaVăn hóa -tư duy xã hội mà
Trả lờiXóaCó kiêng có lành phải không ta
Cuối năm giỏi dốt lên lớp tất
Cũng do thần phật phù hộ mà ..................
........
Hôm nay mới sang thăm thầy -đọc hết những phần trước thầy à -
Chúc thầy luôn vui khỏe nhé -
TML nói đúng ý mình rùi!
XóaChẳng phải nói xấu chi chuyện GD nhà mình,nhưng đúng là :đắp chăn mới thấy chăn có rệp. những chuyện thế này BDG-ĐT mà xem thì thú vị lắm đây
Trả lờiXóaAi cũng thấy cả bạn ơi! Tuy nhiên viết thành tiểu thuyết thì không nhiều thôi.
Xóahãng bay eva
Trả lờiXóave may bay eva di houston
đại lý vé máy bay korean air
tìm vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich