Tiểu dẫn: Nhân ngày giỗ cụ Phạm Thượng Chi, xin đăng lại bài vân tế viết dâng cụ. Bài này đã đăng trong cuốn "Phạm Quỳnh: Con người và sự nghiệp. Khúc Hà Linh. Nxb Thanh Niên, 2010" và các sách khác viết về cụ.
Bia mộ cụ Phạm Quỳnh tại khuôn viên chùa Vạn Phước, Huế.
Hỡi ơi!
Trời
còn nổi gió hướng Nam ,1
Đất
đã khóc người xứ Bắc.2
Những tưởng xông xáo trường văn trận bút, cho thoả
lòng mong muôn thuở: Tiếng ta còn,3
Ai hay vắng hoe gò trống đồi hoang, mà thắt ruột đau
một đời: Tiên sinh mất.4
Con trẻ Tạo sao quá đành hanh?
Lão già Thiên nỡ nào quá quắt!
Nhớ tiên sinh xưa,
U oa khóc, tấm dư đồ đà ba mảnh bốn nơi,5
Chập chững đi, đoàn dân tộc thì chín người mười
tật.
Buổi
li loạn can qua trùm sông núi, người chém giặc bắn tây, kẻ trừ gian giết đạo,
mối hận thù ngun ngút mấy tầng mây,
Thời
nhiễu nhương quan cách ép lương dân, đứa ăn gan hút máu, thằng bóp cổ đè đầu,
nỗi bần khổ âm thầm bao tấm cật.
Xếp
cẩm, xếp tù múa roi da súng lục, ôi thôi thì bạch quỉ tung hoành,
Quan
văn, quan võ mang áo thụng bài ngà, ngao ngán nỗi hoàng triều bất nhất.
Sóng
Duy Tân đẩy cao dân trí, ơi ngắn ngủi ơi Đông Kinh Nghĩa Thục, Phan Chu Trinh
gánh đứt nửa đường,6
Lửa
Cách Mạng đòi lại nhân quyền, hỡi thảm thiết hỡi Yên Bái Đầu Đài, Nguyễn Thái
Học đầu rơi mặt đất.7
Đau
đớn nhìn sơn hà gấm vóc, ngày lại ngày xương máu tuôn tràn,
Xót
xa thương bách tính dế giun, tháng nối tháng thuế sưu cao chất.
Có
phải chăng quốc vận đến hồi cùng?
Hay
có lẽ tiền đồ không lối thoát?
Thôi
đành,
Phận dại nương phép thi thư,
Tuổi thơ theo đòi nghiên bút.
Giữ
nếp nhà gia giáo, bền chí dùi mài kinh sử, trường Thông Ngôn tốt nghiệp lộ tài
hoa,
Tiếp
dòng dõi trâm anh, quyết tâm rèn luyện văn chương, viện Bác Cổ tiếp thu thêm
kiến thức.
Đạo
học xưa Khổng Trang Lão Phật, với dân ta bao đời gắn bó, hiểu cho tường để thấy
được tinh hoa,
Văn
minh nay Mỹ Pháp Anh Nga, cùng thế giới từng ngày đổi thay, học phải rõ mà tiếp
thêm sinh lực
Chí
đã quyết nâng cao văn hoá, Thổ Nạp Á Âu ấy đúng phương châm,
Lòng
toan mưu lập lại thái bình, Lập hiến Hoàng triều chọn làm chiến lược.
Yêu
quốc gia phải lo quốc sự, trước tiên là xây nền quốc học, mới toan cầu độc lập
hùng cường
Nâng
dân trí tất trọng dân quyền, kế tiếp phải cải
tạo dân sinh, hầu sớm đạt an bang tự lực.
Tài
nào đợi tuổi, biên tu khảo cứu, bài nối bài trau chuốt tiếng dân ta,
Lực
giúp cho tâm, diễn thuyết đăng đàn, buổi rồi buổi phục hồi hồn Tổ quốc.
Khai
Trí Tiến Đức, với đồng môn miệt mài bàn thảo: sưu tầm, sáng tác, biên tu, khảo
luận lắm môn,
Tạp
Chí Nam Phong, cùng văn hữu ra sức tuyên truyền: khoa học, văn chương, chính
trị, canh nông đủ thức
Mực
đen giấy bản, nơi Hà Nội lắm lần diễn thuyết, Ta da vàng gan lớn lớn gan,
Khăn
đóng áo dài, giữa Ba Lê cao tiếng luận đàm, Tây mũi lõ mắt xanh xanh mắt.
Mộng Vị Thuỷ8 phò trợ minh vương,
Giấc Nam Kha9 viễn trình bắc khuyết.
Rời
Nam Phong Tạp Chí, bút nghiên đành xếp lại, mà tính toan tế thế kinh bang
Nhận
Lại bộ Thượng Thư, tâm huyết quyết đem ra, để mưu cầu chấn hưng Tổ quốc.
Minh quân lương tướng, biết bao lần cải cách
duy tân
Bản
quốc ngoại bang, đã lắm cuộc nghị hoà thương thuyết.
Ý chí ấy, nhân cách ấy, đời trăm năm dễ có được
ru!
Công
lao này, sự nghiệp này, sách vạn chữ khó mà kể xiết!
Hay đâu,
Chí
bình sinh sớm tắt, đành dở dang sự nghiệp văn chương;
Bầu tráng chí vụt tan, vèo ngắn ngủi một đời
quan chức.
Rừng
cờ thắm tung bay toàn thôn phố, bao mừng vui được sức thổi bùng lên
Vành
khăn tang trùm kín một gia đình, nỗi đau xót thôi đành ghìm nén chặt
Uy
vũ bất năng khuất10, bút Nam Phong nay hết quét ngang trời,
Lương
mộc kỳ hoại hồ11, gươm Văn Khúc12 cam đành chôn dưới đất.
Ôi thôi,
Lắm đắng cay, những tưởng chỉ là mơ
Nhiều nuối tiếc, hoá ra toàn có thật.
Ngậm ngùi nhớ bậc hùng tài,
Xót xa khóc người đã khuất.
Hỡi ơi!
Hồn có linh thiêng,
Niệm tình thượng hưởng -
Tháng 3.2009
Chú
thích:
1.
Gió hướng Nam: Nam Phong, tên tạp chí do ông sáng lập và làm chủ bút từ 1917 -
1934. Khi thôi tham chính năm 1945, ông
Phạm Quỳnh có ý trở lại với sự nghiệp văn chương nghiên cứu đang dang dở của
mình.
2.
Ông Phạm Quỳnh quê tỉnh Hải Dương, miền Bắc nước ta.
3.
Trích từ câu nói thời danh của Phạm tiên sinh: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn,
tiếng ta còn, nước ta còn.”
4. Ông mất tại
một vùng hoang vắng tại làng Hiền Sĩ, Phong Điền, Thừa Thiên.
5. Phạm tiên sinh năm 1892, lúc bấy giờ sau Hiệp ước
Patenôtre, Nam Kỳ là thuộc địa, Bắc kỳ là vùng bảo hộ, còn Trung kỳ thuộc Hoàng
triều Nguyễn nhưng dưới sự giám sát của Khâm sứ Pháp.
6. Ông Phan Châu Trinh chủ trương phong trào Duy Tân
nhưng mất sớm vào năm 1926.
7. Ông Nguyễn Thái Học bị xử tử tại Yên Bái năm 1930
sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại.
8. Xưa Khương Tử Nha câu cá ở sông Vị, chờ thời cơ
giúp nhà Châu diệt Trụ vương.
9. Giấc mộng Nam Kha là giấc mộng của một người học
trò nghèo mơ thấy mình đỗ đạt giúp vua.
10. Trích từ câu: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện
bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (Sống trong giàu có không mê đắm, trong
nghèo khó không đổi thay, dưới cường quyền không khuất phục) nhằm ca tụng khí
tiết của người quân tử.
11. Trích từ câu: “Thái sơn kỳ đồi hồ, lương mộc kỳ
hoại hồ, thánh nhân kỳ suy hồ!” (Núi Thái đổ sụp sao, cây gỗ tốt mục nát sao,
bậc thánh nhân suy tàn sao!), lời than của Khổng phu tử khi lời giảng của ông
không được mọi người tin theo.
12. Ngôi sao trong Tử vi ứng với người có tài về văn
học. Gươm Văn Khúc: Sức mạnh của văn hoá
Thương tiếc và kính phục một tài danh ,người đã có công rất nhiều trong việc truyền bá văn học lúc còn phôi thai với bao khó khăn của giai đoạn lịch sử ...
Trả lờiXóaBài này thì quá quen với chị rồi. Một người như cụ rất hiếm có.
Xóađúng đó
XóaCuối tuần sang thăm anh và đọc Văn Tế Cụ Phạm Quỳnh.
Trả lờiXóaChúc anh an vui !
Cám ơn Q ghé chơi.
XóaQuá tuyệt. Có thể nói những người viết văn tế chuẩn mực như thầy Vĩnh Ba thì nay rất hiếm.
Trả lờiXóaCám ơn bạn.
XóaÝ chí ấy, nhân cách ấy, đời trăm năm dễ có được ru!
XóaCông lao này, sự nghiệp này, sách vạn chữ khó mà kể xiết!
Bài văn tế tuyệt hay, thời nay hiếm người làm được. Kính phục bác ạ.
rất hấp dẫn
Trả lờiXóa