Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG (7)

 
 
                                                                           Chương 2

            Thật ra, Luyến cũng biết rằng cô đã chọn nghề giáo viên là không mấy thích hợp với bản thân mình. Cô không có mấy ấn tượng đẹp trong thời đi học nên cũng không có niềm thích thú được đứng trên bục giảng. Chút hiểu biết bài bản sách vở cô có được trong những năm vừa học vừa tránh bom Mỹ đâu làm cô yên tâm với  việc nghề đi dạy nhưng hoá ra đó chính là sự chọn lựa có lí nhất cho cô: đi dạy vừa nhàn nhã, vừa tự do và cũng vừa nhẹ trách nhiệm. Trò có trăm loại, thầy có trăm thầy và trường thì cũng có tới ngàn vạn trường. Vậy nên chí ít là cũng dễ đổ vạ cho người khác về thành phẩm của mình. Sau này khi thực thụ làm cái nghề trồng người, Luyến lại sáng ra nhiều thứ linh tinh.


Luyến sinh ra ở Hà Nội, mẹ Quảng Bình còn bố cô, ông Húc, là dân Huế ra Bắc từ hồi vỡ mặt trận. Cái giọng nói của cô là do thời còn nhỏ cô sống ở ngoài đó. Cả bố mẹ cô cũng nói giọng như người Hà Nội rặt. Họ ở đấy từ hồi còn trẻ khá lâu và muốn hoà vào đời sống chung quanh nên cũng chẳng cố tình giữ giọng nói quê nhà. Đầu năm 76, ông Phúc được cử đi chi viện cho miền Nam. Ông trở lại quê nhà, không áo gấm xênh xang, chỉ nón cối dép nhựa nhưng chức vụ thì oai lắm: nhân viên phòng Tổ chức Tỉnh. Bà con xúm xít đãi đằng và cho quà. Ai cũng quí ông, trọng ông. Họ dành cho ông vô số sự yêu quí cơ hồ để bù lại những gian khổ mà ông gánh chịu từ ngày rời Huế ra đi. Với họ, ông là chỗ dựa đáng kể trong cái buổi giao thời này. Khó khăn gì, không hiểu gì họ lại tìm hỏi ông. Dù sao ông cũng là đại diện cho cách mạng. Song ông không về ở quê. Căn nhà rộng rãi cạnh nhà thờ họ đã được quét dọn để chờ đón ông. Ngày xưa, cha ông cũng ở đó nhưng trong một căn nhà gỗ tồi tàn hơn. Mấy đứa em ông nài nỉ mấy, ông vẫn không chuyển ý. Ông ở tại một căn phòng được cơ quan phân cạnh sông Hương. Cơm tập thể, nước cơ quan, đạp xe mỗi ngày hai lượt lên về chỗ làm việc, giản dị như xưa.

 Vài năm sau, ông được cử làm ở ban Tuyển sinh thành phố. Khi Luyến học xong cấp 2 thì gia đình chuyển hẳn vào Huế ở. Mẹ cô được cử làm trưởng một cửa hàng mậu dịch ăn uống ở Hoà An. Luyến tốt nghiệp cấp 3, ở nhà lông bông hơn một năm rồi đi học cao đẳng. Một hôm, ông Húc bố cô bảo:

- Luyến, chị làm đơn mà thi vào Cao đẳng Sư phạm đi. Chị làm cô giáo được đấy.

Luyến thật thà trả lời:

- Ối! Con mà dạy ai? Học có ra gì mà đòi làm thầy cô người khác.

- Thế chị định làm cái trò gì? Ăn xong nhông nhổng đi vào đi ra hát hỏng với mấy thằng thanh niên à? Dốt thì học. “Chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm”, chị không nghe dân gian người ta bảo thế sao?

Bà Húc chen vào:

- Hay nhỉ? Ông nói với con sao buồn cười thế. Chuột nào ở đây? Con mình cũng chẳng tàn tệ gì. Nhông nhổng thế nào mà ông lại mắng nó. Con nó tham gia đoàn thể sinh hoạt có gì không phải đâu. Bố mày sao lại dở hơi thế?

- Dở hơi à? Cứ tham gia đội đoàn mãi thế sao? Tôi đã chọn cho nó cái nghề khoẻ nhất đấy. Bây giờ người ta cần gì cái giỏi với dốt, cứ nghe sao nói vậy là xong. Càng dốt hoá ra lại càng hay. Không thấy tôi ngậm miệng cả nửa đời người đấy sao? Tôi còn lạ gì. Đi dạy cứ hát cho đúng bài là được.

- Ông dạo này ăn nói lạ nhỉ? Gớm cóc mà mở miệng là muốn kiện ông giời.

Luyến cắt ngang:

- Mẹ đừng cãi bố. Con biết con thế nào mà. Bố ơi, thì cũng kém vừa vừa thôi chứ con chẳng biết gì ra gì.

Ông Húc gắt lên:

- Chẳng biết gì mới vào Sư phạm. Có thế mà không chịu hiểu. Mày đi dạy chứ đi học đâu. Sách đấy, vở đấy, cứ thế mà giảng. Học là chuyện của lũ học trò. Bổn phận của chúng nó nghe chị nói, chúng nó không cần phải thắc mắc, thắc mũi gì cả. Có gì mà chị cứ sợ?

Luyến vẫn chống lại ý ông Húc, cô nói:

- Bố kiếm cho con việc gì khác đi!

- Bảo thế mà chị không nghe. Trứng lại đòi khôn hơn vịt ư? Bây giờ thiếu giáo viên, người chế độ cũ thải về khối ra đấy, nơi nào cũng thiếu mới dễ cho chị chứ. Chị không thấy lắm đứa cứ đến nhà van xin, nài nỉ bố giúp đỡ sao? Tụi nó hơn đứt chị trăm thứ đấy nhưng khổ cái chẳng có cha mẹ cán bộ Cách mạng như chị đâu. Thi cho đỗ mà bố nguỵ quân hay ác ôn nợ máu là xong đời. Cái lí lịch nó làm tan nát biết bao con người đấy. Ai bảo họ không chọn cái cửa mà chui ra. Tôi đã quá khổ với cái chuyện tuyển sinh rồi, chị ạ. Người ta đang cần người bảo vệ chế độ chứ cần người dạy dỗ dở hay gì. Bọn trẻ bây giờ đông chi chít ra đấy, phải lùa chúng vào trường mà kèm cặp chứ, mà xây dựng con người mới. Không quản chúng bằng giáo dục thì loạn mất. Giáo dục là quốc sách hàng đầu đấy, chị ạ. Chị chẳng phải lo có ngày mất việc.

- Bố nói thật chứ?

Ông Húc nhìn chăm vào con gái rồi thong thả nói:

- Tôi nói láo với chị bao giờ. Đi dạy là làm gì ư? Mọi chuyện đã có người suy nghĩ giùm cho chị rồi. Chương trình từng tiết một, sách hướng dẫn từng bài một, sách giáo khoa từng câu một, rồi dự giờ thanh tra liên tiếp để xem chị có thực hiện đúng không. Không có trong sách thì cấm chị nói ra, cấm chị suy đông nghĩ tây mà đả dộng đến. Chị định dạy cái gì chị phải viết ra giáo án đầy đủ, không phải tự tung tự ý mà ngứa mồm múa mỏ nói theo cảm hứng. Bảo bò là bò, bảo heo là heo. Nào… Ông Lê Nin người nước Nga/ Mà em vẫn tưởng như là Việt Nam, cô cứ thế mà nói theo. Ông Lê Nin rất giống người xứ ta, giống bố chị chẳng hạn. Thế thôi. Kiếm mỗi tháng 13 cân gạo với mấy chục đồng không dễ đâu con ơi. Đang thời kì cải tạo công thương nghiệp, giảm chợ đông đồng tăng công sản xuất, không làm được cán bộ nhà nước thì đói đó, chị ạ.


40 nhận xét:

  1. Ông Húc nói chí lý, cái lý lịch làm tan nát bao người trong đó có HD nữa anh ơi, nhưng HD không ghét cái lý lịch của mình ... hihihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những suy nghĩ này làm ngành Giaos dục lệch hướng rồi

      Xóa
    2. May mà sau này đã bỏ qua cái lý lịch cho sv.
      Còn GD thì không lệch hướng như bạn nghĩ đâu. Vẫn bám sát sách gv, sai là phê ngay. Hs thì 99% tốt nghiệpTHPT dù viết cái đơn không xong.

      Xóa
  2. Truyện hấp dẫn thế này mà cứ được đọc nhỏ giọt chán lắm thầy Vĩnh Ba ới! Thầy viết xong lâu rồi mà! Làm thế nào để được đọc 1 lèo hết cả truyện nhỉ? Có điều kiện gì không Thầy cứ bảo. Nếu không ngoài khả năng em là em gật liền ! Chẳng hạn đóng một khoản tiền nào đầy mà không làm thủng túi em...: )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiền bạc gì bạn ơi! Mình ăn mỗi ngày 01 lon gạo thôi nên có nghĩ chi đến cái của nợ đó. Vui vui là chính mà.

      Xóa
    2. Hix, vậy thì có bi nhiêu chương, bi nhiêu trang, bi nhiêu đoạn cứ post lên hết đi Thầy. Bảo đảm chẳng có ai chán đâu. Mà ai chán thì đừng đọc chứ có sao đâu. Đừng để em ngóng dài cổ ra nì!!!

      Xóa
    3. Mỗi người mỗi ý. Biết làm sao vừa lòng tất cả. Từ từ vậy.

      Xóa
    4. Bạn Nặc Danh ơi, thế là bạn quên mất kiểu truyện "phơi ơ tông" rồi. Từng kỳ, từng kỳ để cuốn hút người đọc mới ăn tiền chứ. Bạn có "ngóng dài cả cổ" thì Mệ VB vẫn cứ từ từ.."lượm hoa rơi". ( Theo tui biết thì cái cô giáo Luyến nầy sẽ được tác giả đẩy lên đến chức Thứ trưởng bộ..vô giáo dục nhờ vốn tự có, hehe. pk mệ VB?)

      Xóa
    5. Post hết thì HẾT VỐN. Để mà vui chơi với các bạn đó.

      Xóa
    6. Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì VB đang câu view đó Nặc Danh ơi!

      Xóa
    7. Anh NH biết hết tẩy của mình rồi.

      Xóa
  3. Hehe... cái này là tác giả VB đang... nhem thèm pà kon chơi đây mừ! Thui thì cứ nhẩn nha mà đọc dzị. Giáo đọc kiểu nào cũng thích, một lèo cũng được mà nhỏ giọt cũng hay. Giống như thức ăn ngon ko nên để cho thừa mứa vậy, cứ mỗi ngày một ít thì càng ngon mừ! Giáo thix cái nhà cô Luyến rùi đó, một nhân vật có cá tính và dám sống, dù cách sống đó đúng hay sai thì còn xét lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi hi GL ơi! Không phải dem thèm mà đăng dài quá sẽ làm các bạn chán và mệt. Đọc từ từ cho thư thả.

      Xóa
  4. Nhất thân nhì thế , sự đời là vậy phải không anh VB ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NHẤT HẬU DUỆ
      HAI TIỀN TỆ
      BA HUYNH ĐỆ
      BỐN TRÍ TUỆ
      NĂM MẶC KỆ

      Xóa
    2. Hai quan hệj chứ, ba mới tiền tệ,.. và không có Huynh đệ

      Xóa
    3. MỖI NGƯỜI CÓ MỘT MỐI QUAN HỆ RIÊNG ANH V3 NỜ !

      Xóa
    4. Hi hi. Văn chương truyền khẩu có nhiều dị bản.

      Xóa
  5. Đoạn ni đắt giá nè:Người ta đang cần người bảo vệ chế độ chứ cần người dạy dỗ dở hay gì. Bọn trẻ bây giờ đông chi chít ra đấy, phải lùa chúng vào trường mà kèm cặp chứ, mà xây dựng con người mới. Không quản chúng bằng giáo dục thì loạn mất. Giáo dục là quốc sách hàng đầu đấy, chị ạ. Chị chẳng phải lo có ngày mất việc. ...

    Trả lờiXóa
  6. - Tôi nói láo với chị bao giờ. Đi dạy là làm gì ư? Mọi chuyện đã có người suy nghĩ giùm cho chị rồi. Chương trình từng tiết một, sách hướng dẫn từng bài một, sách giáo khoa từng câu một, rồi dự giờ thanh tra liên tiếp để xem chị có thực hiện đúng không. Không có trong sách thì cấm chị nói ra, cấm chị suy đông nghĩ tây mà đả dộng đến. Chị định dạy cái gì chị phải viết ra giáo án đầy đủ, không phải tự tung tự ý mà ngứa mồm múa mỏ nói theo cảm hứng. Bảo bò là bò, bảo heo là heo. Nào… Ông Lê Nin người nước Nga/ Mà em vẫn tưởng như là Việt Nam, cô cứ thế mà nói theo. Ông Lê Nin rất giống người xứ ta, giống bố chị chẳng hạn. Thế thôi. Kiếm mỗi tháng 13 cân gạo với mấy chục đồng không dễ đâu con ơi. Đang thời kì cải tạo công thương nghiệp, giảm chợ đông đồng tăng công sản xuất, không làm được cán bộ nhà nước thì đói đó, chị ạ.
    ----------------------------------------------------
    Em đọc đoạn này mà cứ thấm thía cười mãi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có anh gv miền Nam dạy về nền kt Mỹ mà quên lên án tư bản Mỹ bóc lột. Anh bị Tổ cm cạo rách da, tởn tới già luôn.

      Xóa
    2. Mệ VB nè, không phải Tổ CM cạo mô mà chính ông Phó GĐ Sở GD.GLKT dạo đó (khoảng 1978-80) cạo. Không những cạo mà còn chuyển đi "xóa mù" luôn. Lão ta cũng dự giờ Văn ( bài Cuộc đời ND) và phê GV sai quan điểm, Nguyễn Du yêu nước, không bao giờ "chống Tây Sơn' !!!

      Xóa
    3. Cám ơn bác Kế. Già rồi nên nhớ lỏm bỏm.

      Xóa
  7. Em sang thăm anh, chúc anh chiều thứ 5 an vui

    Trả lờiXóa
  8. Truyện ngày càng đi vào sự hấp dẩn . Chúc mừng anh nhé !
    Chúc anh và gia đình chuẩn bị đón Tết thật vui .

    Trả lờiXóa
  9. Chương 2 ,P 7 này thật hấp dẫn vì cô giáo Luyến cá tính ... mong đươc đọc tiếp nhé .?

    Trả lờiXóa
  10. Cho dù ai, một người đã trót vào SP, cày hết đời đến khi về hưu cũng chỉ buông một câu ngắn ngủi: "Ôi! phải chi được làm lại từ đầu".

    Trả lờiXóa
  11. Xin lỗi trước nếu góp ý này không hợp ý bạn. Mình đã đọc hết GCST 1-7, có nghe bạn nói đây là tiểu thuyết nhưng sao mình chỉ thấy những mẩu thoại kèm với một số tính cách và nhận thức về cuộc sống của các nhân vật, vẫn chưa thấy bóng dáng của một cốt truyện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất mừng là bạn quan tâm. Mình là thợ ĐỤNG. Viết cho vui và ghi lại chuyện mình đã chứng kiến rồi hư cấu chút chút để giải buồn. Cốt chuyện hay không dành cho các văn sĩ chuyên nghiệp, có học trường lớp. Nói như BỒ TÙNG LINH: Nói láo mà chơi nghe láo chơi. Mình không có tham vọng. Mời bạn bỏ chút thì giờ đọc tiếp, Cũng để cho vui thôi.

      Xóa
  12. BƯỚC QUA NĂM GIÁP NGỌ 2014 NM KÍNH CHÚC ANH VB VÀ GIA ĐÌNH MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG PHÚC LỘC DỒI DÀO VẠN SỰ NHƯ Ý

    Trả lờiXóa