Thật ra, Luyến cũng chưa hiểu hết nỗi lòng ông Húc.
Cái chuồng cu không chỉ là một khoảng không gian nới thêm để làm rộng căn nhà
được nhà nước phân cho. Ngàn lần không phải thế. Nó là tài sản của riêng ông,
do ông tạo nên, không một sổ sách của ai nào khác có ghi tên. Vâng, ông cũng
chẳng hề đăng ký với bất kỳ một cơ quan nào cái tài sản này. Thế mới thú vị
chứ. Trong cuộc sống mà mọi cái đều là của tập thể, là do nhà nước quản lí, kể
cả mấy cái tư tưởng nằm trong óc người, cái của riêng như thế này là cả một cổ
vật hãn hữu. Lòng tư hữu, ý thức cá nhân trong ông nhổm dậy, bám víu vào tim
ông khiến đôi lúc ông cười khan một mình.
Như mọi người, ông Phúc chôn sâu xuống mấy lớp đất cái
thằng cá nhân vị kỷ đầy tham lam trong ông và không ngớt chìm trong nghị quyết
của tập thể. Như một cơ thể con người, không có ý kiến của cái tay, cái chân,
cái miệng…, tất cả làm theo ý chỉ của bộ não. Ai cũng vậy. Ông cũng vậy. Mọi
người đều không muốn lộ ra có cái gì đó riêng tư độc đáo của riêng mình. Vả
lại, ông cũng không biết gì hơn ngoài mấy tờ báo ông đọc hay mấy chương trình
phát thanh ông nghe. Dẫu ông tồn tại một cách rất thích nghi, cái ước mơ ấn
chứng dấu tích cá nhân trong ông một cách vô hình cứ tìm đường ngoi lên. Cái
chuồng cu tầm thường nhỏ hẹp đó xoa dịu cơn khát âm ỉ trong ông. Hẳn đây cũng
chỉ là một cái nhìn quá phân tích mà chính ông Phúc, ông cũng không hiểu nổi.
* * *
Luyến không hiểu vì sao hôm ấy mẹ cô khóc. Ôm lấy tấm
ri- đô vải hoa đã bạc màu, đầu dúi vào nó, bà có vẻ đau buồn lắm. Cô đã hỏi hai
lần nhưng bà cũng chẳng trả lời. Cuối cùng, ông Phúc nói dóng vào:
- Người yêu cũ hi sinh. Không khóc thương sao được. Mẹ
mày thì …
Sau này, Luyến mới hiểu ra cơ sự: Nỗi đau của tình yêu
thời binh lửa đó với bao chàng trai phải ra đi vào Nam đánh Mỹ. Chiến trường xa
xôi, bom đạn tơi bời như cô nghe những người lớn bàn tán. Ngay ở Hà Nội này
những dấu tích bom đạn và tội ác của giặc Mỹ vẫn còn đó. Cô ái ngại cho mẹ mỗi
khi nghe trong lòng mình những ham muốn dục tình móng lên. Mẹ cô còn trẻ lắm so
với cha cô, ông già trưởng phòng hành chính lóc cóc với cái máy đánh chữ suốt
ngày ở cơ quan rồi về nhà loay hoay với bộ tách trà và mấy tờ báo. Hẳn trước
khi lấy ba cô, mẹ cô phải có đôi ba người yêu sàn sàn lứa tuổi của bà. Họ đi
đâu rồi nhỉ mà không phải là ba của cô?
Chuyện tình yêu đối với cô lại là cảnh những cặp trai
trẻ ngồi với nhau trong cái công viên trước nhà. Luyến thường lẻn ra đó vào
những buổi chiều chạng vang tối. Đèn điện vàng ở các góc đường và lối đi chỉ đủ
chiếu sáng một khoảng nhỏ. Các gốc cây khá to và tối đều có những cặp tình nhân
chiếm ngụ từ buổi chiều. Phía trước một cặp và phía sau một cặp khác. Họ nói
chuyện, họ ôm nhau, hôn hít và rờ mó nhau. Có cặp vật vã đè lên nhau, phanh cả
áo quần. Tiếng mắng yêu, tiếng cười rúc rích gợi lắm tò mò trong đầu óc đứa con
gái to xác như cô. Họ vội vã, họ trâng tráo, họ liều lĩnh. Họ nhiệt tình, họ
thành thật, họ tha thiết với nhau. Mười bốn mười lăm tuổi đầu Luyến mụ mị với
các xao xuyến xác thịt lúng búng sôi trong lòng cô.
Cô tự hỏi người ta yêu nhau sôi nổi thế kia sao, vội
vàng hấp tấp thế kia sao? Cô đã qua thời con nít khá sớm và bắt đầu chú ý tới
chuyện gái trai. Không còn những tò mò trẻ con mà những ham muốn đòi hỏi thoã
mãn khi thân xác phổng phao lên. Luyến đâu ngờ chính cũng nơi này cô đã học
những bài học tình yêu đầu tiên trong đời.
Một hôm, người cháu trai của vợ ông bác sĩ quân đội ở
nhà dưới từ Sài Gòn ra thăm chú. Hắn nói giọng đặc sệt miền Nam, đi giày da, áo
sơ mi trắng lốp, trông hiền lành ngây thơ. Lúc đầu hắn làm quen rồi lân la nhờ
Luyến dẫn đi thăm Hà Nội:
- Cô chú anh bận quá. Em dẫn anh đi thăm Thủ đô nghe.
- Anh tự mà đi không được sao? Hà Nội tí ti mà. Không
lạc đâu mà sợ.
Hắn năn nỉ:
- Đi chơi một mình vui gì. Em đang nghỉ hè mà. Không
giúp đồng bào hả, đồng chí gái?
- Ai đồng chí
với anh? Luyến lém lĩnh đáp lại.
Cũng vui và mới
mẻ, đó là cảm giác đầu tiên của Luyến về hắn. Hắn trạc 20, nói chuyện hay chen
những câu thơ tình lạ hoắc. Ta đợi em từ
ba mươi năm / Uổng hoa phong nhuỵ hoài trăng rằm, thơ Vũ Hoàng Chương,
người Hà Nội đấy, di cư năm 54, hắn nói.
Hãy trộn vào nhau đôi mái tóc ngắn dài / Những đôi tay hãy siết lấy đôi vai,
thơ Xuân Diệu, ông ấy vẫn ở ngoài này, hắn bảo.
- Anh thuộc
nhiều thơ thế à? Luyến hỏi.
- Ai cũng biết
mà!
- Họ rảnh thiệt
nhỉ? Luyến thơ ngây hỏi tiếp.
- Rảnh đâu. Thì
cũng phải đi làm như mọi người mà kiếm cơm nuôi thân.
Luyến máy móc
hỏi lại:
- Làm cho Mỹ
Nguỵ chứ gì!
- Dì anh cũng
nói như em. Không đi làm với Mỹ Nguỵ thì còn làm với ai ở trong ấy.
Vâng, Luyến cũng
chỉ biết có thế. Miền Nam
nơi toàn là Mỹ Nguỵ, bọn bán nước cầu vinh, bọn bóc lột ác ôn. Miền Nam
bây giờ lại có anh chàng sinh viên nói toàn
chuyện trời trăng mây nước và đọc thơ. Hắn có chi gian ác, điêu toa đâu? Hắn có
chi u mê đần độn đâu? Ngược lại, hắn biết rất nhiều chuyện hay hay và vô tội
vạ. Dạo đó người trong Nam
ra Bắc cũng nhiều, người Bắc vào thăm Nam cũng lắm. Luyến lờ mờ nhận ra
nơi xa xăm ấy giàu có và lắm của cải. Những con búp bê to đùng, những chiếc xe
đạp loè loẹt, những vải hoa sặc sỡ, những bao ni lông xanh đỏ…tiến công ra thủ
đô. Cô cố quên đi những bài học về miền Nam giặc Mỹ đã rải thuốc độc không
còn một cây tre. Không phải như thế chút nào. Miền Nam , một vùng đất giàu có dẫu là
phồn vinh giả tạo. Người thanh niên này cũng là một thứ của cải giả tạo miền Nam
gởi ra cho cô chăng? Từ thuở mang gươm đi
mở cõi / Miền Nam thương nhớ đất Thăng Long, cô nhớ có lần hắn đọc hai câu
thơ này.
Hắn có khá nhiều
tiền, tay đeo đồng hồ tự động Seiko, hẳn là con nhà tư sản trong miền Nam .
Đó là một điều mới lạ nữa mà Luyến thấy ở hắn. Cả một xấp tiền mười đồng màu đỏ
gạch còn mới toanh nhét túi, những đồng tiền mà Luyến thấy mẹ mình nâng niu xếp
cất một cách kỹ lưỡng trong chiếc hòm kẽm. Kem Tràng Tiền, phố Tạ Hiền, cửa
hàng Phú Gia … đâu đâu hắn cũng muốn Luyến dẫn vào, bảo là để thưởng thức món
ăn Hà Nội. Chiếc xe đạp Thống Nhất có khi đưa cả hai qua tận Gia Lâm. Hắn đi
chơi và kể chuyện rất nhiều về những nơi mà Luyến chỉ nghe nói đến trong sách:
Đà Lạt, Cần Thơ, Huế... và lại đọc thơ: Anh
chỉ có một tình yêu thứ nhất / Anh cho em kèm với một lá thư. Lại của Xuân
Diệu, hắn nói.
Dù sao Luyến
cũng thấy hay hay và là lạ. Hắn hình như còn yêu thích miền Bắc hơn cả cô. Hắn
hỏi thăm cô đâu là đường Cổ Ngư, đâu là phố Sinh Từ, phố Lã Vọng…. Đối với hắn,
miền Bắc này như một người yêu cũ phải chia cách đau thương. Trong trí tưởng
hắn Hà Nội không phải như cái Hà Nội mà Luyến từng ngày sinh sống. Thơ các thi
sĩ ngoài này hắn biết toàn những bài lạ hoắc. Những câu thơ sao mà nghe ngọt
lịm như cây kem Tràng Tiền. Những câu thơ lãng đãng bâng quơ tình yêu như những
đám mây bàng bạc trời thu Hà Nội. Lâu nay có ai nói đến chúng đâu. Nếu không có
cái ngày đất nước thống nhất này, hẳn chúng đã chìm sâu vào dĩ vãng để trở thành
những trầm tích khảo cổ như cái trống đồng Ngọc Lũ, hoặc những mũi tên đồng,
giáo mác bằng đá,… mà Luyến từng học. Còn có gì nữa ở miền Nam , mảnh đất một nửa tổ quốc của
cô? Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát / Bởi
vì em mặc áo lụa Hà Đông. Đó lại là một cặp thơ nữa mà hắn hay ngâm nga.
Một lần Luyến rủ
hắn đi chơi công viên. Bỗng hắn kéo Luyến vào một thân cây. Cô đẩy hắn ra rồi
nửa chừng dừng lại. Hắn ôm lấy cô, hồi lâu luồn tay vào trong áo, cô giơ tay
gạt đi rồi không gạt nữa. Bao trai gái chung quanh ôm xoắn xít lấy nhau kìa! Có
ai chết đâu. Cô để hắn ôm sát cô vào người, tận hưởng cái cảm giác dịu dàng của
lần đầu tiếp xúc với đàn ông. Cô cảm thấy mình lớn lên. Cái cảm giác nhồn nhột
mất dần trong đê mê. Cô ép sát vào hắn. Hắn vụng về xoa nắn trên ngực cô. Cả
hai không nói gì cả. Hắn lụp chụp hôn cô, mùi thuốc lá nồng nặc. Cô lã người
như mất hẳn sức lực.
- Thích không? Cô
nghe hắn lên tiếng.
- Hết chuyện à?
Hắn, lại như
thói quen, đọc thơ:
- Chao ôi! Thèm nụ hôn đầu.
- Lại thơ. Của
ai thế? Cô hỏi trong cơn mơ màng.
Hắn chuyên nói
mấy cái chuyện trên trời dưới đất, những chuyện mà Luyến chẳng biết tí ti nào. Có
lần hắn nói với Luyến:
- Sống là phải có triết lý.
- Triết lý là cái gì? Luyến ngỡ ngàng hỏi lại.
Hắn tuôn ra một tràng xi lô xi la gì đó. Luyến hỏi:
- Anh ấm đầu à?
- Cô chẳng biết
gì cả. Jean Paul Satre, ông triết gia này Tây thật 100% đấy, đã nói thế. Này này ‘La liberté
genuine, c’est celui de choisir’. Tự do chân chính là quyền tự do chọn lựa.
Sống có triết lí là sống có tự do.
- Chọn lựa thế
nào?
- Dễ thôi. Ví dụ
trên bàn có rau, có cá, có thịt… Ta có quyền chọn ăn một hai thứ hoặc ăn cơm
suông, không thèm đồ ăn.
- Úi dào, cái
ông điên này. Sao lại không chọn thịt? Người ta bảo sao mình nghe vậy cho khỏe. Chọn chành cái gì, không
khéo sai toét thì hỏng.
Hắn bỗng la lên:
- Chọn sai à? Có
thể chọn sai. Đó là bản chất của tự do. Chọn sai muôn năm!
Trong tuần còn ở
lại Hà Nội, hắn và Luyến diễn lại nhiều lần trò yêu đương đó. Bây giờ thì Luyến
chủ động và khiêu khích hơn. Cô tắm rửa khi trời gần tối, lẻn ra trước chờ hắn
ở công viên. Mùi đàn ông, những nụ hôn, những rờ mó đã không còn là khách lạ. Thể
xác phổng phao của cô lớn nhiều hơn số tuổi mà cô có được. Cô muốn chiếm lấy
nhiều hơn và nghe cơ thể mình vần chuyển trong những đêm nằm thao thức. Cô biết
rồi hắn sẽ đi mất đất như những người tình trẻ của mẹ cô nhưng cô không thấy ân
hận. Cuộc sống có một chút gì đó để chờ mong. Ông Phúc dạo ấy đã vào Huế công
tác. Một hôm, mẹ cô đi trực cơ quan. Luyến đã thôi là con gái vào hôm ấy trong
nhà cô. Hắn và Luyến vụng về thám hiểm cơ thể nhau như những đứa trẻ trước một
món đồ chơi lạ. Hoá ra cũng không có gì ghê gớm, cái anh sinh viên mê thơ tình
này cũng chỉ giỏi cái miệng, cô tự nhủ. Cô giang mạnh chân, rướn người lên cho
cơn đê mê ngập lên toàn trí não cô. Cô mơ màng như nghe hắn nói lại: Có thể
chọn sai. Đó là bản chất của tự do. Chọn sai muôn năm!
Chúc anh luôn vui khỏe
Trả lờiXóaMừng cso bạn ghé chơi.
XóaCHỌN SAI MUÔN NĂM !
Trả lờiXóaĐó là sự tự do. Không ai có thể chắc chắn mình chọn đúng. Ta chỉ chọn theo sự hiểu biết của ta thôi. Chọn sai thì CHỌN LẠI. Có sao đâu.
Xóađúng
Xóa"Cô mơ màng như nghe hắn nói lại: Có thể chọn sai. Đó là bản chất của tự do. Chọn sai muôn năm!"
Trả lờiXóaChúc anh VB luôn vui khỏe và có nhiều bài hay.
Thà chọn sai còn hơn KHÔNG ĐƯỢC chọn.
Xóahay lắm
XóaChọn sai muôn năm! hehe...
Trả lờiXóaHe he! Không đồng ý sao?
XóaMuôn năm cho lễ tình yêu
Trả lờiXóaMuôn năm đất Huế vạn điều yêu thương
Chúc anh Ba vui khỏe cùng giá rét mùa xuân nha ! (~_~)
http://media.tinmoi.vn/2014/02/11/thiep-valentine-dep-danh-cho-ngay-tinh-nhan-14210.jpg
Vive l' amour!
Xóa- Có người đã nói: Chọn lựa nào cũng có những xót xa riêng của nó. Vậy thì khỏi chọn, sống chung với lũ e đỡ nhức đầu hơn !!!
Trả lờiXóa- Ai có con gái thì chú ý đoạn ni: "chính cũng nơi này cô đã học những bài học tình yêu đầu tiên trong đời." hihi!
Trước sau cũng phải chọn lựa! Được chọn lựa là sướng rồi!
XóaLau ngay ghe aVB,
Trả lờiXóaTruyen tu dong truoc, xuan nay van con
Dai aVB hi, hiiii Ngay ni a vui nghe.
Sang 2015 vẫn còn đấy. Cứ đọc từ từ thôi!
Xóa"Chao ôi! Thèm nụ hôn đầu."
Trả lờiXóaMột thôi, góp của làm giàu ngày TỈNH NHÂN!
Ai đây hè? Mừng bạn ghé chơi.
XóaKhông phải là em không đọc đâu mà em đang muốn bắt thóp người cháu trai vợ ông bác sĩ quân đội đọc sai một số chữ trong lời thơ của Xuân Diệu và Huỳnh Văn Nghệ kìa. Chắc là anh cố ý viết vậy chứ gì? Em biết mà.
Trả lờiXóaNhân vật "chàng sinh viên" đọc tuỳ hứng, chứ đâu phải thầy giáo đang lên lớp giảng văn mô hè!
XóaChắc cô giáo CTT đề cập tới mấy câu thơ này chứ gì.
"Từ thuở mang gươm đi mở cõi / Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long"
(Huỳnh Văn Nghệ)
Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!
(Xuân Diệu)
Chao ôi ! Thèm nụ hôn quen
Chong đèn, hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ
( THƯƠNG CA I - Thơ Lê Thị Ý / Phạm Duy phổ nhạc - TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU
PĐ nói đúng đó. Hắn ngâm thơ đúng mới là chuyện lạ! Hi hi. Thơ tán gái ấy mà. Triết lí cũng học lỏm luôn. Toàn là mấy cái mớ lộn xộn trong cái anh sinh viên bờm xờm đó. Quan trọng gì. CHúng ta hiểu sao mới quan trọng.
XóaEm cũng nghĩ vậy nên mới "ngâm cứu" để hiểu thêm tính cách anh chàng sinh viên nọ đấy.
XóaNhân vật phụ mà. Để vẽ được toàn cảnh xã hội thời đó.
Xóa"Nếu không có cái ngày đất nước thống nhất này, hẳn chúng đã chìm sâu vào dĩ vãng để trở thành những trầm tích khảo cổ như cái trống đồng Ngọc Lũ, hoặc những mũi tên đồng, giáo mác bằng đá,… mà Luyến từng học"
Trả lờiXóaCÁI GIÁ "THỐNG NHẤT" ĐẤT NƯỚC CHO MIỀN BẮC SAU 1975 NHƯ RỨA, CÒN MIỀN NAM THÌ RĂNG?
Biết rồi còn hỏi. Sắp tiến lên XHCN rồi.
XóaCảm Luận của Tôi
Trả lờiXóaCho mấy chương sau của
GIỠN CHỐN SÂN TRƯỜNG
Từ sân dẫn mở đến nhà phường
Theo Luyến đi thăm đủ mọi phương
Chuyện uống rồi ăn qua mó mẫm
Thói xài lại thử đến ve vương
Vấn đề khách tạo nên trải thế
Mấu chốt người theo phải dạo đường
Xã Hội Chủ Nhân mơ đổng đạp
Bảng Đỏ Sao Vàng Tư Bản nương
Nha Trang,18.02.2014
Võ Sĩ Quý
Tho hay qua chung.
XóaHe he,anh ơi,cho tiểu đệ khen' chém gió' một câu: anh phải là VĂN SĨ...chứ ?!
Trả lờiXóaĐọc mấy bài rồi mà kết loạn thế? Nói nhỏ kẻo Hội Nhà Văn nghe.
XóaEm ngày nào cũng qua xem anh viết tiếp chưa đấy? Anh viết nữa đi ạ!
Trả lờiXóaBạn thông cảm nghe. Mình hơi bận. Sẽ cố gắng đáp ứng của bạn.
XóaEm ngồi cả buổi chiều để đọc lại tất cả GCST đây anh ạ. "Bài tập" của anh khiến em lo toát mồ hôi. Thầy giáo ơi hôm nay em chưa thuộc bài được, Thầy cho em cơ hội khác nhé! Nhưng nhân vật Luyến càng lúc càng hay, càng thật càng "đời" hơn. Cô ta quá hấp dẫn anh ạ!
Trả lờiXóaThủy đừng quan trong vấn đề. T cứ xem như bày tỏ quan điểm cá nhân về một tác phẩm nào đó. T đọc nhiều, viết nhiều và cuộc sống nội tâm và xã hội phong phú nên mình nghĩ ý kiến của T sẽ vô cùng hữu ích cho mình. Chờ đã mới đăng tiếp,
XóaMệ VB sống rất thật, cảm hứng rất thật và viết còn thật hơn cả cuộc sống. Tuyệt.
Trả lờiXóaCái cốt lõi của tiểu thuyết là HƯ CẤU. Không có gì thật cả.
XóaAnh Vĩnh Ba viết tiếp đi. Em đọc hết truyện mới nói gì đó được chứ. Em còn đang nghĩ xem tính cách cô Luyến này sẽ phát triển đến đâu mà.
Trả lờiXóaMột đề tài mà Thầy khai thác sâu quá -Em chờ đọc những phần tiếp theo nhé -
Trả lờiXóaChúc Thầy vui khỏe -
Rất hân hạnh. Bạn đọc xong xin vài nhận xét nghe.
XóaWauuuuuu
Trả lờiXóađặt vé máy bay eva airline
đặt vé máy bay đi mỹ online
korean air vietnam office
book vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá rẻ
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich