1. Mấy tháng trước, một tối tôi nằm ngã trên ghế xích đu xem chương trình “Ai là triệu phú?” trên VTV3. MC Lại Văn Sâm xuất hiện với lời chào hỏi, giới thiệu rồi đọc câu hỏi chọn người lên ghế nóng:.” Các bạn hãy sắp xếp các cụm từ sau thành một câu tục ngữ: A. Trẻ, B. Già, C. Cậy cha, D. Cậy con.”
Mười ứng viên chăm chỉ nhấn phím. Họ trạc từ ngoại
30 đến 60, có người tóc đã hoa râm, có vẻ đạo mạo, không phải người buôn bán
lao dộng lẹt xẹt ngoài xã hội. Họ đến từ 7, 8 tỉnh khác nhau, miền Trung có,
miền Bắc có, miền Nam
cũng có. Họ lại thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Chí ít họ cũng có tấm bằng Tú
tài và hơn mười mấy năm sống giữa đời. Học vấn qua 12 năm, kiến thức và kinh
nghiệm sống về sau nữa sẽ giúp họ trả lời câu hỏi này một cách dễ dàng, tôi
thầm nghĩ trong lòng như vậy. Hơn thế nữa, họ đã vượt qua vòng sơ khảo nhằm
loại bớt những người trình độ non nớt. Vậy phải chăng đây là một cú khảo sát
khách quan về trình độ dân trí nước ta.
Than ôi! Kết quả quá sức bất ngờ! 2/10 người đáp trúng
câu thành ngữ, “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Quá thất vọng, tôi la lên, “Trời đất
ơi! Chỉ 20 %. Mấy cái ông bà này!” Thằng cu Bin, cháu ngoại tôi, mới 6 tuổi,
liền hỏi. “Chi rứa ông ngoại?” Con gái tôi, mẹ của cu Bin nói, “Xem để giải trí.
Sao ông ngoại cứ vác cái khổ vào trong người?” Vâng, đúng thế, tôi cứ mang cái
phiền toái vào người. Âu là một thói quen khó dứt bỏ được.
2. Xét cho công bằng, đây là một tục ngữ khá phổ
biến, nói lên một đạo lý trong nề nếp sinh hoạt của dân ta. Lẽ đâu qua 12 năm
học tập ở nhà trường và bao nhiêu năm
nữa sống giữa đời, ai lại chưa từng nghe qua. Thế thì mấy chục năm trời sống giữa đời đó, các vị này hẳn bận bịu
đọc và nghe những điều hay ho và vĩ đại khác rồi. Thế nhưng, tục ngữ là túi
khôn của mỗi dân tộc, đúc kết biết bao bài học quý báu, sao không học? Cái gọi
là “đậm đà bản sắc dân tộc” nó nằm ở đây đây. Không biết, thật đáng tiếc thay!
Nếu chỉ nghe qua 01 lần, không ai có thể quên câu tục ngữ trên. Lý do là vì nó
quá đơn giản và dễ hiểu, quá gần gũi với cuộc sống. Thôi thì, không biết thì
không có tội vậy. Cuối cùng, tôi đành tin
chắc là do thời gian quá eo hẹp và không khí ganh đua căng thẳng nên các vị bấm
nhầm nút thôi.
3. Dẫu nói vậy, tôi vẫn còn một thắc mắc. Theo tôi,
giáo dục phổ thông không phải là nhồi nhét một số tri thức vào đầu óc con
người. Làm thế hoàn toàn vô bổ vì kiến thức nhân loại quá mênh mông, biết cái
nào là cần thiết nhất và biết chừng nào là vừa đủ. Giáo dục phổ thông theo tôi
là trang bị cho con người các kỹ năng cơ bản như đọc, viết, hiểu, tính toán
giản đơn ở cấp tiểu học, lên cấp trung học mở rộng thêm đồng thời rèn luyện khả
năng tư duy lô gíc, phương cách cảm thụ mỹ học qua thơ văn tranh nhạc, vv… dẫn tới khả năng tự học, tự chọn lọc theo
thiên hướng của mỗi người. Nếu ai học tiếp lên đại học thì đi theo ngành chuyên
môn của mình. Cho nên, sau khi thôi học ở nhà trường, cá nhân đó vẫn tiếp tục
học qua cuộc sống. Theo tôi, giáo dục khả năng tư duy là quan trọng nhất vì nó
là công cụ để nhận xét và phán đoán, còn kiến thức thì sẽ bổ sung khi có nhu
cầu, ít nhiều không mấy cấp thiết.
Trở lại câu thành ngữ trên. Nếu chịu khó suy luận
thì một vế của nó buộc phải là “Trẻ cậy cha” mà không thể là “Trẻ cậy con”, con
đâu mà cậy khi còn trẻ nhỏ. Tiếp theo, vế sau sẽ là “Già cậy con” vì già mà cậy
cha thì cha lại quá già, không nhờ cậy được và biết đâu cha đã “đi họp” từ lâu
rồi. Một điều nữa là tục ngữ của ta đều có vần để dễ nhớ, đễ truyền miệng qua
nhiều thế hệ. Học qua vài ba câu tục ngữ rồi thì ai cũng thấy điều này. Vậy thì
thành ngữ đó chính là “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Sắp xếp không xong cái thành
ngữ cỏn con chỉ 6 từ này là thiếu khả năng tư duy rồi.
4. Nhìn vào thực tế dạy và học hiện nay, ta có thể
rút ra 02 nhận xét. Một, việc giáo dục của nước ta hiện coi nhẹ việc tạo cho
người học khả năng tư duy. Giáo dục mà cứ chạy theo thành tích, học sinh thì
học thêm, học phụ đạo tùm lum, cuối năm lên lớp 99%, các kỳ thi tốt nghiệp 12
đều chín mươi mấy phần trăm,… thì kết
quả như trên không phải là chuyện lạ. Quá trình học tập nặng phần nhồi nhét
kiến thức. Ngay môn Văn, môn Sử, môn Công dân cần sự tư duy độc lập, các em vẫn
đóng khung suy tưởng theo sách giáo khoa. Mấy năm sau này có cải tiến đôi chút
qua các đề thi Văn theo lối mở, có khuyến khích sự suy nghĩ độc lập của học
sinh.
Vừa qua, điểm chuẩn lấy vào lớp 10 của một vài
trường cấp 3 loại bình thường ở tỉnh tôi là 10 điểm/ 5 hệ số. Vị chi một môn
chỉ 02 điểm. Với sức học mất căn bản như vậy, thầy cô có giỏi như Tề Thiên đại
thánh cũng bó tay.
Hai, cái điều đáng sợ hãi hơn qua sự kiện trên là nếu
không có khả năng tư duy độc lập, người ta có lẽ sẽ quen với việc nghe chi tin
nấy, bảo chi làm nấy, sống cực kỳ “hiền lành” vô tư lự. Với các bậc tiền bối mà
thiếu khả năng tư duy như thế, ôi đau khổ thay cho ai ở dưới tay của họ! Đầu óc
một khi lười biếng sẽ chối từ động não, quen với thói chấp nhận người khác nghĩ
suy giùm.
Xã hội làm sao tiến bộ được khi sự tư duy độc lập
không được theo đuổi.
Vậy theo anh, nước ta phải cải cách giáo dục như thế nào cho hợp lí ạ? Em đi dạy đã trên 20 năm, càng dạy em càng chán anh ạ. Em cứ nghĩ mình chọn nhầm nghề mãi thôi. Thà em làm thợ may cũng được, đi dạy, học sinh học hành kiểu này, em mệt quá đi mất!
Trả lờiXóaCải cách GD là vấn đề lớn lao, không thể đôi lời nói hết. Thực trạng như bạn và tôi đã thấy. Cái dễ nhất là thôi cho cái THÀNH TÍCH. Chỉ cần cái ấy đã. Các cái khác nói sau.
XóaXin mạn phép cũng anh VB vậy, và cũng xin CTT cho tôi nói câu thật lòng: Ngày nay ngành giáo đầy dẫy những thợ giáo rùi !
XóaĐã lâu lắm rồi mình nói một câu với ông anh ruột của mình là nhà ... giáo : Đừng tung hê học trò mình giỏi bởi các anh đã là thợ giáo. Sự thành công vật chất đánh giá sự biến chất trong tâm hồn đó là kết quả của các anh thợ ... giáo, và rằng người chân chính khó... làm giàu lắm !
Cám ơn bạn. Chí lí vậy thay!
Xóarất tuyệt
XóaBác ơi...! Năm nay bộ đang hướng dẫn phương pháp dạy học:" bàn tay nặn bột" để cho các trò thoải mái mà tư duy đó ạ. Nhưng chủ yếu ứng dụng cho các môn Lý, Hóa, sinh. Các môn khác cũng cần tư duy lắm chứ bác nhỉ? khà khà...
Trả lờiXóaTheo mình các môn học xã hội mới cần TƯ DUY nhiều hơn. Có một chút khác nhau giữa suy luận và tư duy..
XóaLẠI VĂN SÂM ĐÃ PHỎNG VẤN RỒI NÊN BIẾT SỨC CỦA HỌ CHỈ NHƯ THẾ ! ANH V3 THÔNG CẢM ĐI MÀ .
Trả lờiXóaRất thông cảm. Điều mình muốn nói là CÁCH DẠY HỌC & CÁCH TƯ DUY. Họ chỉ là nạn nhân.
Xóađúng đó
XóaThiên hạ đua nhau khoe thành tích anh ạ
Trả lờiXóaMỗi lần xem ti vi hay đọc báo cứ nghe các ông bà khoe bằng cấp và chức vị mà HD thấy cũng mệt
Nhưng không biết họ có còn nhớ câu ; Công cha như núi Thái sơn ... không nữa.
Nhiều thầy cô giáo trẻ bây giờ soạn không nổi cái giáo án phải đi mướn người ta làm giúp. Anh tin không ?
Hoasenvang là chuyên gia soạn giáo án đó. Chuyện bình thường mà. Hôm xem TV giới thiệu ông Hoàng Đạo Kính là GS,TS,KTS mình đâm ngán như bạn. Ôi! Cái thành tích giết chết VN ta!
XóaHIII...XÃ HỘI CỦA NƯỚC ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC ĐÂU CẦN NHỚ AI TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC LÀM GÌ TRẺ CHẮC KO NHỜ CHA GIÀ CHẲNG CẦN CẬY CON BIẾT LÀM GÌ MẤY CÂU TỤC NGỮ...LỖI THỜI CHỨ!!!
Trả lờiXóaBình tỉnh bạn ơi! Mình đã đau đầu lắm với nền GD VN quá sức rồi.
Xóa"Có nói cũng không cùng"...Đây là ý đồ lớn chứ không phải là người ta không thấy mọi chuyện, mình nghĩ vậy. Ai học thuộc lòng tốt thì lên chức, đi trái đường một chút tức khắc "đi chỗ khác chơi"! Rứa đó, cả cái vụ cải cách giáo dục sau 2015, chưa chi đã thấy loạn xà ngầu lên rồi đó.Tội nghiệp cho đất nước mình!
Trả lờiXóaHi hi. Hôm trước đã post bài này,nhưng thấy chưa chuẩn nên gỡ. Càng nghĩ qua vụ quốc tang, càng thấy sự TƯ DUY ĐỘC LẬPlà rất thiết yếu. Post lại vậy.
XóaĐạo học ngày nay đã hỏng rồi!
Trả lờiXóaHỏng lâu rồi, bác LV ơi!
XóaThưa bác Vĩnh Ba! Với thực cảnh giáo dục như hiện nay thì chỉ có 2 trên 10 người tham gia cuộc chơi trả lời đúng, là may lắm rồi đó. Họ giáo dục không nhằm đào tạo ra những con người biết tri thức khoa học, biết tự tôn dân tộc, biết kính già trọng trẻ...mà nhằm tạo ra những con Rô Bốt cho dễ sai khiến. Ai đời học môn Văn mà có cả Bài Văn mẫu...rứa thì hết biết.
Trả lờiXóaHi hi. Vui hè!
XóaHôm 1/10 kỷ niệm cho người cao tuổi, có cụ nông dân tóc râu bạc phơ lên chơi Ai là triệu phú được lĩnh 30 triệu đó anh, theo em nghĩ chỉ có 2/10 người nói đúng là ko phải họ ko biết câu tục ngữ đó mà là lên ghế nóng quá nên run tay bấm nhầm đó thôi (~_~)
Trả lờiXóaChúc anh ngày mới an lành, thảnh thơi
"Cuối cùng, tôi đành tin chắc là do thời gian quá eo hẹp và không khí ganh đua căng thẳng nên các vị bấm nhầm nút thôi."
XóaMình cũng phần nào tin như bạn. Tuy nhiên, cụ nông dân ấy được học theo kiểu cũ vì cụ còn lớn hơn cả mình nữa mà.
Trên đời này thì cái gì cũng có anh à, cả những chuyện ko tài nào tin được... Vậy nên ta tập vô ưu trước tất cả mọi chiện cho dễ sống anh ui!
Trả lờiXóaVâng, sẽ tập vô tư, mặc kệ nó như bạn khuyên.
Xóangười ta mãi lo chuyện những vì sao trên trời mà quên mất mặt đất mình đang đứng anh ạ,chúc anh buổi tối an lành.
Trả lờiXóaCó lẽ như bạn nói.
XóaLời cảm thán của một thầy giáo về hưu.... cũng à nỗi trăn trở của những người tâm huyết với giáo dục nước Nam.....
XóaSao lại không còm riêng? Làm tìm bức mệt mới ra.
XóaBác Ba lạc hậu thì có. Thời nay người ta học những cái cao siêu, nghiên cứu chủ nghĩa này nọ, học tập đạo đức này nọ; nhâm nhi, hoài cổ mấy câu tục ngữ thì có mà ăn cám...
Trả lờiXóaBác Ba thì đại cổ lổ sĩ chứ!
XóaĐọc rồi ngẫm thấy thật buồn cho giáo dục nước nhà anh à.
Trả lờiXóaMến chúc anh ngày mới an vui và nhiều may mắn
Họ chỉ là nạn nhân của lối học nhồi nhét và áp đặt. Thương lắm!
XóaTối nay nhớ, hihi, nói thầm trong bụng ghé thăm anh V3 tí thôi. Không ngờ anh mới đẻ thêm thằng cu "ca dao tục ngữ' - coi bộ cũng dễ thương nên ở chơi lâu hơn.
Trả lờiXóaĐể góp ý, em xin kể anh V3 và bà con nghe chuyện nầy nữa, của em, không phải trên TV:
Mấy năm trước em bắt chước người ta cho học trò lớp em sẵn 6 từ: mầy, không, làm, đố, thầy, nên. Rồi em đố học trò, ai biết câu tục ngữ nầy? Hầu hết ngồi đực mặt rạ Bất ngờ có một cậu ở cuối phòng đứng dậy nói, thưa cô em biết, đó là câu tục ngữ: "Làm thầy mầy không nên đố". Anh thấy giỏi chưa?
Bó tay.com! Sợ cậu học trò đó rồi!
XóaQuá giỏi !
XóaHs vậy là quá tuyệt vời! Sản phẩm của XHCN đó.
XóaHỏng mà chúng còn định kiếm 70 ngàn tỷ trước lúc nghỉ!
Trả lờiXóaĐào moi được càng nhiều càng tốt mà.
Xóakhông biết mấy vị tham dự cuộc thi trên có đọc được entry nầy không nữa, nhiều khi ta có cảm giác chung con người bây giờ lão hóa hết rồi, có khi họ biết nhưng lại quên mất đi, họ không thể nhớ dầu nửa chữ anh à, hôm trước có vụ phát thanh viên truyền hình chúc mọi người vui vẻ sau khi tuyên bố lẽ tang đại tướng Võ Nguyên Giáp đó anh, anh vui!
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác. Họ đang LÃO HÓA NÃO.
XóaLâu quá mới ghé nhà thăm anh Vĩnh. Hiền Mai không có ý kiến nữa vì đã quá mệt mỏi nên rời ngành từ năm 2000 rồi.
Trả lờiXóaMình cũng mệt lắm. Viết cho đỡ mệt ấy mà.
XóaSang thăm anh, đọc bài nầy em hết ý, chúc anh chiều vui nhé
Trả lờiXóaThấy sao nói vậy thôi. Mừng bạn ghé chơi.
XóaBây giờ chúng ta lại Bần Thần cải cách GD!
Trả lờiXóaCòm hay lắm!
XóaThế mà nước ta vẫn lọt vào top 10 "cường quốc tiến sĩ" đó anh ạ!
Trả lờiXóaVN ta thì e nhất thế giới nữa đi chứ!
XóaGhé thăm và chúc SK
Trả lờiXóaMừng có bạn ghé chơi.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCùng phe mà!
Xóa