(Hình chỉ có tính minh họa)
Cô giáo cũng không kém các thầy. Xã hội nào cũng thế thôi, thói đời có chừa một ngành nghề nào đâu, cũng không phải chuyện gì trọng đại, anh tự nhủ. Hồng thì xì xì cười, trâng tráo nói:
- Giải phóng phụ
nữ mà! Cách mạng tình dục mà! Mấy trăm năm ni o ép họ rồi, cho họ hưởng thụ với
chứ sao đè nén cái sung sướng hoài và cứ giành cho riêng phe ta. Với lại phe ta
nhiều cháu cũng hết sức rồi.
Thấy không ai cãi lại, Hồng được đà nói tiếp:
- Thú vui con nhà nghèo mà. Người ta cưới mỹ nữ chân
dài, tậu máy bay, mua xe bạc tỉ,... thì ta dùng đồ nội. Của ta vô lẽ vất đi.
Ảnh hưởng chi hoà bình thế giới miễn là ăn vụng và nhớ chùi mép cho sạch. Các
ông đừng có lên mặt mô phạm mà lên tiếng dạy đời. Các ông phải xót thương cho
các linh hồn khốn khổ đó. Các ông hãy nhớ là họ chỉ còn chút quyền tự do cỏn
con đó, tự do nhảy vào địa ngục để kiếm cho mình một chút khoái cảm. Mọi trách
nhiệm xã hội họ đều chu đáo đấy nhé! Làm thầy, làm cha, làm mẹ nghiêm túc, và
rồi thảng hoặc phiêu du một chuyến lãng mạn…
Mặc hắn nói văng nước bọt, Dũng tự hỏi, trường mình
thì sao nhỉ? Một cái trường trong cái làng vùng ven nổi tiếng đánh bạc xì tẩy
và xóc dĩa. Đám kỵ, chạp họ được bắt đầu từ đêm trước với những sòng đổ bác.
Thế mà học sinh lại thi đỗ đại học cao nhất tỉnh mới lạ. Phải chăng truyền
thống lại có tác động ghê gớm thế sao? Trường anh tám phần mười giáo viên từ
phố ra dạy, văn minh hiện đại đâu thua kém ai. Cái thằng quê mùa chơn chất nhất
có lẽ là anh thôi. Lắm lúc anh thấy tức tối vì những tự do phóng túng của họ Anh
vô duyên tự hỏi trong năm mươi tấm gương sáng đó người nào đã mờ đi chưa? Cả
thế giới đang chăm sóc phụ nữ kỹ lưỡng từ chục thứ dầu gội đầu kem xoa mặt,
chục thứ son phấn nước hoa, thậm chí cả thuốc chống hôi nách, thuốc rụng lông
chân thì không lẽ họ tiêu xài như thế cho chồng con của họ. Vợ chồng quen hơi
thì bơm xịt làm gì cho tốn của. Người ta văn vẻ lên, sơn quét lên cho cái nửa
kia của giới đàn ông để kiếm lợi và đẩy họ vào sa ngã và tội lỗi. Đàn bà phụ nữ
xâm chiếm mọi hang cùng ngõ hẻm. Họ đang độc lập dần lên và tham gia vào mọi
sinh hoạt, kể cả chuyện ngoại tình. Những câu nói đùa, những lời nịnh đầm có
bao nhiêu phần trăm là sự thật. Quả anh chóng mặt với cái thời văn minh này.
Người ta tán tỉnh nhau láo mà như thật hay là thật mà như láo. Có trời mới biết!
Nói cho tục như Hồng thì thằng chó nào lại không đi
bia ôm, ka-rao-kê ôm, nếu không thế thì đĩ để cho ai, bộ cho mấy cụ nông dân, mấy
bác công nhân chắc. Khắp phố khắp phường thiếu gì các quán ka-rao-kê, quán gội
đầu ôm, quán bia ôm với các cô gái loè loẹt son phấn, áo quần hở hang vào ra.
Sao không tập trung vào một chỗ cho khuất con mắt? Rồi khách sạn, rồi nhà hàng.
Anh bỗng rùng mình khi nhận ra mình cổ hũ lạc hậu đến chừng nào. Thời hội nhập
mà, thế mạnh của tỉnh ta là du lịch mà du lịch thì làm sao không gái góc tùm
lum. Lắm lúc anh thấy tội cho ông bà mình. Cái thời đi học, đọc các nhà văn Tự
lực văn đoàn chê các hủ tục Nho giáo, anh cứ bảo sao mà các ông bà mình ngoan
cố thế, cái hay không chịu theo. Bây giờ chắc lũ trẻ cũng nhìn anh y hệt như
thế. Phóng xe như gió, nốc bia như nước lã, tiêu tiền như rác, la hét như bò
rống, ăn mặc như siêu sao điện ảnh, yêu nhau như phim, tán láo trên điện thoại
hằng giờ… là những đam mê quá xa lạ với anh. Anh có cảm giác ở mãi vùng ven anh
giống một con khỉ đang về thành phố hay một chú trâu lên tỉnh. Mình lạc hậu đến
thế này ư? Anh thầm tự hỏi biết bao lần.
Nhiều lần chạy
xe ngang khách sạn Morin, Century, Heritage… Dũng ngỡ ngàng như mán trên rừng
về. Cái gì cũng bóng lộn, cũng huy hoàng, cũng sáng choang. Anh không nghĩ là mình
dám đặt cẳng lên cái tấm thảm nhung đỏ có hai ông gác đồng phục trắng, mũ kết
trắng kia. Ôi! Thầy giáo làng ơi là thầy giáo làng, anh cứ ôm mấy đồng lương mà
lo cơm áo, củi dầu, anh có biết đi đây đi đó cho mở rộng tầm mắt, trí não
không? Anh đã tụt sau cái xã hội này cả chục năm rồi. Đây là một thế giới khác,
Tây lẫn với ta, quần dài chen quần cụt, áo mi-dô lộn áo vét tông. Cuộc sống của
anh thì cổ lỗ như cái phần thành phố bên trái này của dòng Hương giang. Bên kia thành phố tráng lệ, giai nhân nằm khoe
loã thể. Bên ni phố vắng ơi lòng ngoại ô…Trong phim ảnh bên các nước phương
Tây còn có cả những khu phố đầy gái ăn sương. Những cô gái xinh đẹp đáng thương
đêm đêm đứng phơi thân chờ khách. Có cô còn phanh cả áo khoác để khoe thân,
khoe vú với khách. Láo ư? Phim ảnh ư? Bọn vô lại ư? Cái đầu thầy giáo của anh
khó mà lô gích hoá được cuộc đời họ.
Hôm Nguyễn, bạn
học cũ, kế toán trưởng một công ty thương mại, đãi anh ở một quán bia đường 49,
gọi là họp mặt bạn cũ. Ôi! sao mà đoàn kết liên miên thế! Không biết có bao
nhiêu nhóm bạn anh đã tham gia: bạn cùng lớp cấp 2, cấp 3, bạn cùng khoá sư
phạm, bạn đồng nghiệp trường cũ… Có nhóm anh đi chỉ có một lần rồi thôi. Cũng
ngồi tán láo chuyện ngày xưa và nốc bia rượu cho tới độ mà ca hát vang trời.
Như một kiểu thời thượng và chỉ tổ làm giàu cho ba cái quán nhậu. Để ý mà xem
có bao nhiêu cái quán nhậu trong thành phố này mà có cái nào vắng khách đâu. Thời
hoà bình cũng sướng thật, tha hồ mà hưởng thụ, vui chơi cho sướng cái kiếp nhân
sinh. Bạn bè gặp nhau còn chỗ nào hay hơn mấy cái quán đó. Bây giờ đứa nào cũng
có tiền, lại gặp dịp có cớ vui chơi và không thoát khỏi hiệp hai: một chầu đi
hát ka-rao-kê ôm.
Thấy khách quen vào, mấy em tiếp thị hớn hở túa
ra. Nguyễn chào hỏi thân thiết như người nhà. Mấy cô gái trẻ măng kéo Nguyễn
vào ghế, ngồi sà vào lòng hắn, nhún nhún mấy cái rồi nham nhở nói:
- Không có cái
đinh gì hết.
Dũng hết cả hồn.
Nguyễn chỉ qua phía anh:
- Ông thầy giáo
kia mới có đinh, mấy em ơi!
Hai cô gái cỡ
học sinh lớp 10 chạy ùa về phía anh. Họ đùa mà, họ câu khách mà, họ đóng kịch
mà, chết chi ai, tối họ lại về trung
trinh với chồng con, họ kiếm miếng cơm manh áo nhọc nhằn thế. Phúc cho kẻ còn
trong trắng, còn chưa nhuốm bụi đời như anh! Anh vừa nghĩ lung tung vừa xô hai
cô gái ra xa. Nguyễn cười cười bảo anh:
- Xô làm gì? Mấy
con yêu bánh nậm này nó tiếp thị bia Heinenken đó. Cậu cứ kêu một két là tớ bảo
tụi nó tha cho cậu và bỏ đi liền. Đừng tưởng bở mà khinh khi con người ta. Tốt
nghiệp phổ thông rồi đó, ba năm trượt đại học vì không nhớ nổi một chữ thôi.
Tác phẩm của cậu mà!
Một cô bé khoảng
18, mặt mũi thơ ngây trong trắng như học sinh, váy quá nửa đùi, áo lòi nửa ngực
cứ đứng sau lưng Nguyễn bóp vai cho hắn. Con bé dựa sát cả ngực vào lưng Nguyễn,
thỉnh thoảng cúi xuống nói thì thầm vào tai y rồi cười ngắc nghẻo. Như tình cờ.
Như chăm sóc khách hàng. Có thanh tra thuần phong mỹ tục vào đây cũng đành bó
tay. Các bàn chung quanh cũng sôi nổi không kém. Thỉnh thoảng anh cũng đi nhậu
với bạn bè nhưng chẳng hề vào những quán như thế này. Trông ra thì nó có sang
trọng hơn các quán khác chun chút thôi nhưng trong lòng nó thì lại khác hẳn.
Dũng bâng khuâng tự hỏi, còn chỗ nào ác liệt sa đoạ hơn không nhỉ? Nguyễn bảo người ta đồn
ở Sài Gòn có mấy cái quán tương tự như ri nhưng các em tiếp thị lại không mặc quần
lót, thỉnh thoảng vén cho mấy con dê già nhìn, làm mồi uống bia. Thật không
nhỉ? Cái thằng bạn doanh nhân này sành sõi thật, chắc hắn biết đấy.
Dũng nhìn sang
bàn gần nhất. Anh không ngăn được tò mò dẫu nhìn hoài thật vô cùng bất lịch sự.
Một phụ nữ khoảng bốn mươi chẳng biết nói gì mà hai tay thì cứ ôm cứng lấy đùi
một lão khoảng sáu mươi, xoa lui xoa tới. Mụ trông già chát, thân hình béo nhão
như heo nái sề, mặt mũi phấn dày đặc, tóc tai xoắn xít thời trang. Lão cũng
xiêu vẹo rồi nếu không nhờ vào chút hơi men và chức vụ, trông chẳng khác con dê
già chuẩn bị đem đi nấu cao giả xương cọp. Họ không phải là vợ chồng. Đương nhiên
như thế. Vợ chồng ai lại xoa xít nhau trước bàn dân thiên hạ, Dũng nghĩ. Anh
thấy nổi tức. Giữa thanh thiên bạch nhật mà còn thế này thì trong cõi trời
riêng của họ còn ra sao nữa? Cần cái gì mà phải làm thế? Đất ư? Nhà ư? Tiền ư? Địa
vị ư? Anh nhìn lại. Quán đầy cả tiếng ồn nên anh chỉ thấy được miệng con heo nái
già đó lãi nhãi nói điều gì đó. Anh mơ hồ như nghe một giọng hồ ly nào đó văng
vẳng: Đến nhà em nghe, em già rồi nhưng cũng đầy đủ mông ngực vai đùi như mấy
con nhỏ xinh đẹp kia, em lại chẳng đòi anh nhà cửa tiền bạc gì, anh cứ ký cho
em một chữ, thế là xong, em sẵn sàng nằm ngồi quì đứng đủ kiểu theo ý anh.
Tuyệt vời lắm anh ơi, tụi nhóc con bằng em thế nào được. Anh ơi anh hỡi, gừng
già mới ngon, ai lại đi ăn cái loại gừng non ợt ợt đó… Dũng thoáng nhận thấy
giọng nói sao quen quen. Giọng ai nhỉ? Con dê già thì cơ hồ chẳng thèm nghe
tiếng nào. Lão bận ngắm chằm hằm con bé trước mặt, áo hở cả ngực.
(Còn tiếp)
Câu chuyện càng ngày càng hấp dẫn anh VB ạ. EMT chờ đọc phần tiếp theo .
Trả lờiXóa( Hiện nay , trong trường học cũng có những "cặp tình nhân " là giáo viên đang đứng lớp; người có vợ - kẻ còn độc thân ; cặp bồ trên hai chục năm rồi ;họ không quan tâm đến dư luận anh ạ .)
Bạn có thấy chỗ nào quá quắt chăng? Thật sự mình đã giảm bớt mấy chục phần trăm rồi.
XóaKhông quá đâu anh VB ạ ; thực tế chuyện cặp bồ còn đáng sợ hơn nữa .
XóaMình cũng nghe nhiều chuyện rất li kì. E là bị thêm thắt chăng.
Xóacó lý
Xóa"Thời hội nhập"....công nghiệp hóa,hiện đại hóa,....Tây hóa.Một thực tế.Anh viết rất sống động,rất hay!
Trả lờiXóaHe he. Sự thật còn hơn thế nhiều. Mình chỉ thấy một chút thôi.
XóaXem ra thầy Ba hội nhập nhang ghê!
Trả lờiXóaSư phụ biết nhiều. VB nghĩ sư phụ mà viết còn ác liệt hơn VB. Viết đi.
XóaDoc xong Tan man chuyen doi chua?
XóaXong lâu rồi. Viết thế mới đáng bỏ công.
Xóahay lắm
XóaHay và thực quá anh ạ!
Trả lờiXóaHy vọng các phần sau cũng được bạn khen.
XóaĐọc truyện của anh, HD nhớ lại thầy hiệu phó cũ năm HD học lớp 9 ở quê, người thầy HD rất kính trọng bởi sự nhiệt tình và giản dị, yêu thương học trò . Vậy mà sau mấy mươi năm không gặp, lần đầu biết tin thầy thì cũng lại nghe tin thầy bị kỷ luật và buộc thôi dạy vì đi hát karaoke ôm và dính líu đến gái mại dâm . Hụt hẫng và buồn cho thầy vô cùng, anh ạ
XóaSự háo thắng, sự vô lí tưởng, sự bế tắc của đời sống,... đẩy tất cả chúng ta vào bãi lầy của SUY ĐỒÍ
XóaLâu ngày qua nhà anh được đọc một chuyện rất thú vị.
Trả lờiXóaChuyện thầy - cô, thủ trưởng - nhân viên "tò te" với nhau thì đã có từ lâu nhưng qua cách viết của anh, chuyện nầy trở nên rất sinh động.
Tò te là chuyện muôn đời
XóaXưa nay vẫn khiến bao người nát tan.
Chuyện chưa kết thúc nên chờ đọc xong mới "nhận xét chung" được nha sếp !
Trả lờiXóaVậy là đợi đến 2015 rồi.
XóaĐọc truyện anh viết thật hay và sâu sắc, những chuyện như thế vẫn luôn xảy ra thường ngày đó anh . chúc anh vui khỏe an lành nhé ! (~_~)
Trả lờiXóaVâng, xảy ra khấp mọi ngành, mọi tỉnh.
XóaEm đọc xong và đợi phần tiếp theo , không bình luận lung tung chỉ nói một chữ " đã ..."
Trả lờiXóaBình loan cho vui đi. Mình viết cho vui, không tìm kiếm danh tiếng mô.
XóaĐọc và thấy ngòi bút anh lợi hại thật - như là văn học hiện thực phê phán vậy ... Nhiều từ lạ để diển tả cho sự " trống không " hay bị " ruồng bỏ " .... Hay lắm , khi nào viết tiếp anh Vinh Ba nhớ gọi MN về đọc nhé !
Trả lờiXóaChúc anh cuối tuần vui .
Xin tuân chỉ!
XóaMình chờ hai chương cuối, đọc xong rồi hay ! Mấy năm trước đọc thì thấy có vẻ trần trụi quá, nay đọc lại, lại thấy "chuyện như đùa" của những con người được gọi là"mô phạm"!
Trả lờiXóaNói láo mà chơi, nghe láo chơi. Học đòi Bồ Tùng Linh mà.
XóaBác Trương ơi. VB phác thảo truyện nầy hơi trần trụi từ trước phim "Rừng chắn cát" (VTV) khá lâu. Xem RCC xong, VB "đi thực tế" một vòng, lượm lặt thêm rồi "đãi vàng tìm cát" mới có ma lực như thế nầy đấy ạ..
XóaAnh K nắm tình hình của tui quá sâu sát. Bái phục|
XóaaVB đã đăng truyện ni chưa? lĩnh nhuận bút chưa? để cs hô hào rửa, hì hì...
Trả lờiXóaĐăng báo mô hè? CS và bạn blog đọc là đủ.
XóaNgày xưa chắc anh cũng thuộc hàng nghịch ngợm, nên giờ viết giống quá.
Trả lờiXóaNT qua thăm anh, đọc bài và chúc anh vui khỏe.
Hi hi! Giống trường quen của anh hả?
XóaEm qua thăm nhà anh Ba. Truyện anh viết rất hay và thực tế, cái thực tế gây nhức nhối cho toàn xã hội, ở khắp mọi nơi, mọi ngành anh nhỉ! Em lại chờ đọc tiếp phần sau nữa!
Trả lờiXóaChúc anh thêm sức khỏe và niềm vui ạ!
Quá lâu ngày mới gặp lại bạn. Mời bạn đọc tiếp và giới thiệu với bạn khác.
XóaEMT qua thăm anh , đọc truyện lần nữa để cảm nhận " sự văn minh , tiến bộ " của người đời nơi được đa số học sinh ngưỡng mộ, xem thầy cô là thần tượng của mình .
Trả lờiXóaChúc anh luôn vui khỏe .
EMT chờ đọc tiếp phần sau ạ .
Cám ơn sự ủng hộ của bạn.
XóaCẢM ĐỀ
Trả lờiXóaThời nào chẳng lén chuyện chông hài
Lưu luyến kiểu xưa lượm vợ hai
Xí xọn vui thêm tình kép kẹp
Tùm lum thích được ngãi nhân gài
Đói ăn từ thuở ngăn hàng lấy
Thiếu mặc theo thời chặn thuế khai
Quản lý thị trường kiêm dục vọng
Đổi nhau chút đỉnh sướng lai rai
Nha Trang,17.12.2013
Võ Sĩ Quý
Thơ quá hay. Hoan nghênh bạn.
XóaKhông biết anh Vĩnh ba có đi "thực tế" hay "nhân vật chính" không? Mà...viết "chân chất" hay qua thể...(cười)
Trả lờiXóaSống trong lòng nó mấy lâu ni chứ cần gì đi thực tế nữa.
XóaBài viết rất thực đáng để suy ngẫm, XH càng phát triển thì các tệ nạn càng phát triển theo, hiiii..chuyện như vậy bây giờ đầy rẩy bất chấp dư luận ...ghé sang thăm anh chúc anh buổi tối thật vui!
Trả lờiXóaVâng nơi nào cũng thế.
XóaVốn sống của anh trong các nhân vật quả là đáng kính phục. Em chờ để đọc tiếp!
Trả lờiXóaĐi nhậu nhiều nên gặp nhiều chuyện đó.
XóaMERRY CHRISTMAS AND HAPPY NEWYEAR
Trả lờiXóaVô cùng cám ơn.
XóaGhé sang thăm anh chúc anh giáng sinh an lành vui vẻ!
Trả lờiXóaCám ơn lắm lắm.
XóaĐọc bài của aVB mờ thấy buồn, hồi nhỏ e đi giữa đường thấy thầy cô đi trước mặt là cúi đầu vòng tay "dạ thưa cô/thầy", trong mắt e thầy cô luôn là những bậc tôn kính, là những hình ảnh mình mong ước đạt tới. Chừ loạn rứa làm răng mờ trò kính trọng thầy được hè!
Trả lờiXóaMình nghĩ là chuyện bình thường thôi. Đàn ông ngoại tình là việc có tính khả thi cao. Còn lại là tùy đk.
Xóađại lý vé máy bay eva tại tphcm
Trả lờiXóavé máy bay đi mỹ mùa nào rẻ nhất
korean airlines
săn vé máy bay đi mỹ giá rẻ
đặt vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich