Tiếng
cô Ngọc Thuỷ, tổ trưởng Sinh Hoá kêu giật giọng từ trên thềm phòng giáo viên.
Chú Thoá ngước nhìn đồng hồ, rồi nói:
- Y
xì, mười lăm phút ra chơi. Dạy bình thường mấy cô mà nghiêm túc được như ri thì quá
hay! Người ta mà cũng lắm kiểu hí, khi nắng khi mưa.
-
Tuân lệnh cô hiệu phó. Tui không chủ nhiệm cũng hối học trò nạp tiền vì tui
cũng có phần hưởng trong đó. Không khéo như cô nói thì tui cũng trợt hớt.
Rồi quay qua chú Thoá, Vũ nói tiếp:
- Thời hợp tác hoá qua rồi. Làm ăn tư nhân
nó quyết liệt thế đấy, chú Thoá ạ. Mà này, chú cũng hay tèng heng nói chuyện
dạy dỗ quá. Bổn phận mình là làm ông cai, lo cái chuyện đánh trống mở cửa. Bây
chừ đợi người khác gọi mới làm, chưa bị la là may. Còn tụi này thì lo mà cõng
cho ban Giám hiệu hoàn thành chỉ tiêu. Phân công xã hội rứa đó.
Quát cũng đứng dậy, đi theo. Thành vốn
không có tiết dạy, đến tán láo cho vui nên vẫn ngồi ỳ. Bỗng Huy chở Thuận, giáo
viên hợp đồng môn Nhạc, đâu đâu chạy xe vào, đỗ ngay trước cửa nhà bảo vệ. Dĩnh
thấy Huy, lộ vẻ không vui cũng quay gót đi lên phòng Giám hiệu. Hẳn cô còn nhớ
chuyện cúng tất niên đã ba bốn tháng trước. Cô vừa đi vừa nhớ lại chuyên cũ.
Đúng là mình vô tài bất tường như Huy nói thật. Càng làm, Dĩnh càng thấy mình
sa lầy vào các mê lộ của thành tích và chỉ tiêu. Anh em châm chỉa mải, co cũng
muốn xin thôi chức hiệu phó, có điều cô không có can đảm. Con nhà cách mạng,
bằng cấp tột trường, há bây giờ lại muối mặt nói không đủ năng lực sao? Ôi, khả
năng lực quản lí là một cái gì mà cô không làm sao mua được, kiếm được. Cái đầu
óc quen làm theo, nói theo của cô giúp cô có cái bằng thạc sĩ lại chẳng thể
giúp cô chỉ đạo được mấy thuộc cấp chỉ có cái cao đẳng hay cử nhân. Họ cứ phăng
phăng cãi với cô, eo sèo điều kia điều nọ mà cô không thuyết phục nổi. Đôi khi
cô nổi tức, gây lộn xẳng xẳng với cả Dũng khi Dũng cứ đổ mọi tội lỗi cho phần
chuyên môn mà cô phụ trách. Dũng cũng thừa biết tình hình học tập của học trò
ra sao chứ. Càng ngày chúng càng sa sút cả đạo đức lẫn kiến thức trước cơn bão
kinh tế thị trường và đua đòi xã hội. Ai ai cũng đua nhau láo lường để có thành
tích. Chỉ tội lũ học trò cũng trở thành nạn nhân. Cô thừa biết thế nhưng vẫn
bao lần tự thầm hỏi, học sinh sao lắm đứa lại ngơ ngơ ngẩn ngẩn càng ngày càng
nhiều đến thê..
Huy
thì hình như không nhớ chút gì chuyện cũ. Hắn vạch miệng cười không ra tiếng để
chào Dĩnh rồi kéo Thuận đi vào nhà bảo vệ. Thành gợi ý, lên tiếng trước:
- Nhậu hè? Chủ nhật mà.
- Sợ chi. Huy đáp lại. Đi làm mấy cơ bi-da
trong lúc đợi anh Vũ với Quát dạy xong luôn thể. Trà tam tửu tứ mà. Rủ chú Thoá
luôn. Có ông già uống vào hay nói ngang nớ mới vui.
Thành ngần ngừ, cứ ngồi mãi ở ghế. Huy giục:
- Đi
cho rồi!
- Tiền
mô mà đi. Chú em có không?
Huy gãi
đầu, đáp lại:
- Không
tiền mà bày đặt rủ nhậu. Tui cũng vườn không nhà trống. Thôi ngồi đây, tán láo
đợi ông ngoại Vũ vậy. Lương hơn hai triệu mà trả nợ cho ông Vũ hết một nửa rồi.
Cái nghề Thể dục với Công dân của anh với tui không răng mà mở lớp dạy thêm cho
được. Tối hôm qua, lại theo thằng M.U. thua mất hai “xị”* rồi.
Thành
thích bóng đá nhưng lại vốn không mê trò cá độ, hắn nói:
- Chú
em theo chi ba trò cá cược cho rách việc, như bắt le le giữa đồng. Khó ăn lắm.
Đem tiền mà cống nạp cho ba thằng chủ cá độ thôi. Trúng một lần mà thua vài
chục lần thì đeo làm gì?
- Dân
Thể dục mà, bóng đá là nghề của chàng. Phải thể hiện trình độ và đẳng cấp mới
oai. Cả nước này ăn bóng đá, ngủ bóng đá, xem bóng đá… chứ riêng gì tui. Tỉnh
nào cũng ném bạc tỉ mà nuôi mấy cái đội bóng đá anh không thấy sao? Dân ta có
truyền thống yêu thể thao thể dục từ cái thời Nguyễn Công Hoan lận đó. Mà thôi,
anh chẳng hiểu gì đâu.
Thành
có vẻ ngạc nhiên, nói:
- Quái
gì mà mình lại không hiểu. Không hiểu cái chi?
Huy đáp:
- Cái
nghề giáo viên Thể dục chứ gì! Cái nghề này nó làm hư tui. Đầu vào thì năng
khiếu tay chân mà đầu ra là ma mãnh óc não. Mấy ông cầu thủ nước ta đó tề. Có ai ngó chi cái chuyện chất lượng
dạy dỗ, chỉ cốt làm sao mà kiếm vài lá cờ và vài huy chương thôi. Nuôi gà đá
mà. Phi giáo dục nhất. Cái môn của tui là dạy cho có lệ thôi, làm màu làm mè
cho đủ bộ sậu giáo dục thể chất và tinh thần. Sân bãi dụng cụ thì em hèm, cái
hố nhảy cũng chẳng hơn cái hố đổ rác. Cho điểm thì khoẻ hơn nhiều, chẳng cần
cho điểm bằng cái dấu chấm như mấy anh để hôm sau gọi đi gọi lại. Đứa nào cũng
trên năm khỏi phiền lòng nhà trường. Vô lẽ thể dục mà thi lại sao, chọc chúng
chưởi à? Anh không nghe mấy ổng nói cái môn vô bằng vô cớ này thì cho mấy là
quyền của mấy thầy cô sao? Mình chẳng thể nào nghiêm túc trong một cái cộng
đồng chỉ chuyên báo cáo láo này. Mấy cái môn công cụ còn chẳng thực chất gì nữa
mà. Dù răng các cháu cũng lỡ phí thêm một buổi đến trường rồi. Mà rứa lại được
trường khen là dạy tốt nữa, ai dại chi không làm. Lâu năm chầy tháng mình đâm
hư hỏng theo. Tui ngán cái thằng tui thiệt đó.
Chú
Thoá đánh trống xong đã quày quả trở lại nhà bảo vệ, ngồi hóng chuyện. Chú lẹ
làng bắc qua chuyện khác:
- Răng thầy Huy ghét thầy Hiệu ghê rứa? E
khắc tuổi với nhau chắc?
- Khắc
quái gì? Thấy lão là tui chịu không nổi. Người sao lù đù chậm chạp, nói không
ra câu kéo chi hết. Tham tiền, mê gái mà giả bộ như hiền lành, đạo đức chi lắm.
Tui là tổ ghét ai làm bộ làm tịch.
- Thầy
nói buồn cười. Ai trên trái đất này lại không thế? Thầy không à?
Huy to
giọng đáp như nạt:
-
Không. Gái, tiền với thằng này là khoai. Chú đi kiếm ba mớ rau sống chút nhậu
sướng hơn hỏi tui. Tui dạo này hay nổi điên quá.
* * *
Hết tiết tư, bàn nhậu được bày ra ở
nhà bảo vệ. Một dĩa môi mép trâu chấm ruốc, một chén kiệu cũng trộn ruốc ớt cay
xè và một dĩa rau sống to đùng: toàn đặc sản địa phương. Rau này phần lớn chú
Thoá hái từ vườn cây thuốc Nam mà mấy năm trước Thành đã điều học sinh trồng.
Trời sinh ba cái loại cây này chẳng ai đoái hoài gì cũng tưng bừng phát triển:
mơ lông, ngò tây, đinh lăng, rau má, mã đề,… mọc um tùm một góc trường. Với cải
cay ở vạt đất chú Thoá trồng cải thiện
sau nhà bảo vệ bao giờ món rau sống cũng là thực phẩm chiến lược cho các buổi
nhậu dã chiến ở đây. Một két bia Huda nằm dưới chân bàn. Toàn
bộ đều do chú Thoá đạo diễn như lệ thường. Tất cả chỉ là thế cho các thầy
giáo vùng huyện. Vũ vui vẻ đồng ý ở lại tham gia với anh em. Anh được cái mà
anh em gọi là “văn võ toàn tài”: tửu lượng cũng kha khá mà chuyện trò cũng rôm
rã. Có Vũ là có lắm chuyện để cãi nhau, hợp với đám thảo khấu Lương Sơn Bạc
này. Huy bưng ly lên, nói:
- Hãy nâng ly chúc mừng cái đời khốn
nạn của lũ giáo viên trường làng chúng ta!
Vũ đụng ly với anh em, đáp trả:
- Chúc mừng! Lỗi tại con mọi đàng!
Trăm phần trăm nào!
Huy uống cạn ly, bỏ cái coóc xuống
bàn, nói thơ:
- Bia ngọt lịm! Bia ngon cái bọt
cũng ngon. Thương em suối cạn, núi mòn cũng thương.
Quay qua Vũ, hắn nói tiếp:
- Ông ngoại ơi, lũ tụi tui biết làm
gì mà ăn nếu không đeo theo cái nhà nước này. Cũng êm thân qua ngày đoạn tháng.
- Huy đừng than thở chi hết. Mình
đây cũng như cậu thôi, hết sách rồi. Tụi thành phố nhiều tên giàu vì cái nghề
đi dạy chứ không như anh em ở đây đâu. Các cậu có biết cái câu lạc bộ giáo viên
“Năm mươi triệu” không? Khối thằng giàu nhờ giáo dục đó. Đi xin học với mấy cha
đó là ba bốn giờ sáng cha mẹ đã đến chầu chực như cái thời đi mua lương thực ở
cửa hàng nhà nước chứ không phải dễ mô. Vì các cậu bất tài thôi.
Huy nói:
- Mấy thằng cha nớ dại. Đem con ra
đây mà học, khoẻ re mà lại rẻ tiền. Trường mình thiếu chi học sinh giỏi Tỉnh,
giỏi Huyện, thua chi ai.
- Học với cậu à? Mình hỏi này cậu đã
có thương hiệu chưa? Thương mại nó chui thấu học đường từ lâu rồi. Lớp 1 cũng
phải chọn thầy có thương hiệu, trường có thương hiệu mà học thêm đó. Con đường
đến trường bây chừ nó loanh quanh và chông chênh lắm, không thơ mộng như bác
Thanh Tịnh miêu tả mô.
Quát góp tiếng:
- Rứa thì tụi nhóc đó cũng chưa giỏi
thật. Có chi mà phải học thêm. Thầy dạy ở lớp là đủ rồi, chứ bộ vào lớp họ
không dạy chi cả sao. Tui thấy cũng như mấy thằng trời ơi ở trường mình, chẳng
qua là tự chúng không muốn học, bị nhét chữ vào óc thôi.
Vũ đáp:
- Chuyện nớ mà phân tích nó dài dòng
lắm. Mấy thầy cô đều giải thích, có ai bắt ép chúng đi học thêm đâu. Sự thật
thì đầu têu của cái tệ nạn học thêm ni là từ chúng ta. Chúng ta không dám nhìn
nhận mà thôi. Mấy thầy, mấy cô cứ xây nhà lầu là được.
- Mấy người được như thế đâu, sư phụ
ơi! Rứa theo sư phụ cứ bờ lơn ri hoài sao?
- Nói cho đúng, mấy cha đó cũng chỉ
là giỏi lợi dụng thời cơ các cháu học trò tranh nhau kiếm tấm bằng nuôi thân
thôi. Thời mình, các thầy không ai thèm dạy thêm cả. Tự lo mà vắt óc ra mà học.
Kiếm ăn nuôi thân là chuyện tất nhiên nhưng không phải là mục đích tối hậu của
giáo dục. Cái nhầm của mấy quan giáo dục là ở đây, là không thấy giáo dục tự
thân nó là một cứu cánh. Học là để học cho có kiến thức, có lương tri để hoàn
thiện bản thân, thế thôi. Mình ví dụ nghe, học sinh học Văn là để cảm thụ văn
học chứ không phải để đi làm nhà văn nhà báo, dùng chữ nghĩa để nuôi thân. Cậu
giỏi Toán chẳng hạn, đầu óc cậu thông minh ra, cậu giải được một bài toán hóc
hiểm, thế là quá đã dù cậu không dùng cái giỏi toán đó để nuôi thân. Bây giờ
không phải thế, học phải thực dụng hơn, phải kiếm được mảnh bằng hay cái chứng
chỉ gì đó dù chẳng xứng đáng cái chi hết.
Quát nói:
- Búi xờm xờm rồi, ông ngoại ơi! Rứa
thì đi học được mấy người. Tự hoàn thiện bản thân, hơi lạ đó. Tui thấy tụi nhác
chừ răng mà hơi bị nhiều đó. Đã nhác rồi thì tự cái gì?
Vũ say sưa với ý nghĩ của mình, anh
nói tiếp:
- Học
và kiếm ăn là hai phạm trù độc lập dù có mối quan hệ hổ tương. Ở đại học hoặc ở
trường chuyên nghiệp sẽ dạy cậu sử dụng các khả năng có được để kiếm ăn sau. Đó
là ích lợi thứ cấp của giáo dục. Khi đẩy mục tiêu kiếm sống lên trên mục tiêu
tự hoàn thiện bản thân, giáo dục sẽ sa lầy tức khắc vào hình thức chủ nghĩa, chạy
theo số lượng, kéo theo bao nhiêu tệ nạn khác. Người có việc làm thì nhiều
nhưng người có lương tâm thì ít là lỗi ở chúng ta đó.
Quát cãi lại:
- Rứa là sư phụ sai rồi! Còn mấy
tháng nữa về hưu mà nói không đúng chính sách chi hết. Không chạy theo số lượng
rứa làm răng mà phổ cập cho xong dân mình. Bộ để dân ngu như thời Pháp thuộc
sao?
Vũ đáp:
- Mình cóc cần cái chính sách chính
siếc của mấy quan. Có hai bộ phận trong ngành giáo dục: dạy làm người và dạy
kiếm sống. Cần tách bạch ra cho rõ ràng, không đánh lận con đen bằng cái từ
thực dụng. Đâu phải có cái bằng là hết ngu, có cái nghề là hết học. Vì học hành
nghiêm túc, có trí tuệ, có lương tri, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An mới ném vào
sọt rác cả cái chức đại quan đầu triều chỉ vì hai ông chẳng cần quái gì phải
đem sở học của mình mà phục vụ miếng ăn một cách hèn hạ. Họ đâu có bắt vít mà
ngồi mãi ở cái ghế mặc ai chưởi cũng mặc. Từ xa xưa đã có nhiều tấm gương tày
liếp rồi.
Thành nãy giờ ngồi im vội lên tiếng:
- Ông ngoại nói hơi khó hiểu. Cho
uống vài ly mới thông kinh mạch được. Hai huyệt Nhâm, Đốc còn bế mà ông ngoại
cứ dồn nội lực vào thì theo Kim Dung là nước đổ lá môn thôi.
- Có lí! Có lí!
Cả đám nhao nhao ăn uống một hồi.
Chú Thoá ư hử một cái rồi lên tiếng:
- Phá mồi quá, mấy thầy ơi! Hết đừng
bắt tui đi mua với lại nhổ cải. Rau mà ăn cả vày. Trồng cấp tỉnh e không kịp cho mấy thầy ăn.
Thành nói:
- Đói ăn rau đau uống thuốc mà. Tụi tui độn rau cho có chất xơ chú ơi. Lâu lâu mới lụt một lần mà. Trăm
sự nhờ ông thượng sĩ già, chứ mấy sĩ quan ni ngồi với nhau chỉ có nước chết
khô. Không thằng nào chịu làm loong toong để thằng kia sai vặt cả.
Chú Thoá nói tiếp:
- Tui thấy thầy Vũ nói có lí đó.
Giống như thằng con kỹ sư cầu đường của tui, chừ hắn đi xây công trình này nọ,
biết có xây thôi chứ cái chi cũng u u minh minh. E đi thi “Đấu trường 100” rớt
ngay câu đầu. Nghe nói bằng A, B tiếng Anh chi đó mà chừ quên hết, dạy con lớp
Sáu cũng không xong. E là bằng dổm rồi. Lý đâu học cả sáu năm trung học mà tệ
tàng như rứa.
Vũ bỏ đũa xuống, nâng ly lên mời:
- Trăm phần trăm!
Quát dốc oọt ly bia vào miệng rồi
nói:
- Thầy
Vũ bữa ni khá hí! Không biết còn sức phục vụ cô ở nhà không? Răng thầy không
mập ra cho một chút? Bộ xương biết đi này e là vì cứ nghĩ mấy cái chuyện quốc
gia đại sự. Không sợ vợ nó cắm sừng cho sao? Bắt chước tui cho khoẻ, thầy ơi!
Ăn no bò cưỡi, vợ càng ngày càng thương, năm mô cũng có danh hiệu với tiền thưởng. Giấy khen tui là cả xấp rồi, mai mốt huân
chương nữa. Tà tà mà tiến lên với người ta. Khoẻ re, thầy ơi!
- Cậu cứ lo có mỗi chuyện đó. Khen
làm chi mà tiền thưởng làm chi? Cho mình nói tiếp chuyện hồi nãy. Nhậu là phải
có chuyện cãi nhau mới vui. Chú Thoá nói đơn sơ rứa mà đúng đó nghe.
Chú
Thoá nở mũi, nói:
- Tui nói mấy khi sai. Có điều ít chữ
thôi. Hồi đi lính, tui nói Mỹ còn hiểu nữa mà, có điều mỏi tay quá.
Cả bàn cười ầm. Quát thừa cơ nhào vào châm
chĩa ông chú của hắn:
- Có thì chú nói chứ không ai ép đa. Răng
lí lịch chú không khai có hợp tác với Mỹ?
- Làm bảo vệ hợp đồng mà khai lí lịch chi.
Chẳng qua như thằng giữ nhà. Mà hồi tui đi lính, cố vấn Mỹ nó qua, tui nói, Vi
Xi vu vu, ầm, ầm rồi ôm đầu lại. Rứa mà tụi Mỹ nó hiểu. Sáng hôm sau, tụi nó chở
qua cho mấy xe bao cát để làm hầm đó. Ông quận trưởng sợ tui đó.
- Chú Thoá năm bơ oanh! Chú Thoá số một!
Chú Thóa lại càu nhàu:
- Năm bơ oanh cái con khỉ. Năm 75 tui tưởng hòa bình rồi, cái còng Mỹ Ngụy được tháo ra. Ai dè bị cái lí lịch nó níu lại. May tui hạ sĩ quèn không thì đi cải tạo cũng mòn xương. Mỹ với Méc, giấu như mèo giấu cứt đọ.
Chú Thóa lại càu nhàu:
- Năm bơ oanh cái con khỉ. Năm 75 tui tưởng hòa bình rồi, cái còng Mỹ Ngụy được tháo ra. Ai dè bị cái lí lịch nó níu lại. May tui hạ sĩ quèn không thì đi cải tạo cũng mòn xương. Mỹ với Méc, giấu như mèo giấu cứt đọ.
Cả bàn lại nhao nhao lên. Vũ đợi yên rồi
nói tiếp:
- Tụi mình đều có nghề cả rồi, kiếm ra
tiền cả rồi, phải không? Vậy tụi mình cóc cần gì học nữa, bổ sung nữa chứ chi?
Đó, mấy cậu thấy sai toá loạ chưa? Hay là ví dụ như ri, có thằng nhóc nào đó
học qua lớp hai, cứ lên chùa học tụng kinh và viết sớ, bảo đảm với cậu là tiêu
mệt nghỉ đó. Cái nghề này chừ đắt khách lắm. Cần gì mấy môn văn, sử, địa, lý,
hoá…Việc học tự thân nó là một mục đích mà, không thấy được là hỏng rồi, hỏng
bét rồi.
Huy
pha trò:
- Ông
ngoại ơi, mai tui học thêm mấy cái chữ Hán để viết sớ thuê cho ba anh Thành là
nhậu hụt hơi đó. Con đi trường học, bố đi học trường… đời. Học, học nữa, học
mãi. Giáo dục là quốc sách hàng đầu…
Vũ
trả lời ngay:
- Lại
sai nữa. Say rồi à? Chùm hum cái chuyện kiếm tiền nó ăn sâu vào trong óc mấy
chú rồi. Gỡ không ra nổi. Tụi ranh con dưới chợ Đông Ba xi lô xi la với Tây
kiếm ra khối tiền nhưng đọc sao nổi một cuốn truyện, tờ báo tiếng Anh. Đau thế
đó. Mình cần nâng dân trí trước, nếu không cả lũ đi làm bồi bếp cho thiên hạ
hết. Kể chi cho lắm tiến sĩ. Mấy ông tiến sĩ dổm càng ngày càng nhiều đang làm
khổ dân đen, các chú không thấy sao? Các chú không thông cái này rồi. Thôi,
thôi, uống cái đã! Hạ hồi phân giải.
Thành
hưởng ứng ngay, nói:
-
Uống thì uống, sợ chi. Sợ đã không uống. Thằng Quát mua cái bằng Cử nhân Từ xa
dổm mà đã hết tiền, huống chi bằng Thạc sĩ. Em đây ưa một cái bằng dổm mà không
có đây. Thôi kiếm cái “bằng lòng” cho đỡ tốn. Ai có mối nào bày cho em với?
Quát
cãi lại:
- Anh
Thành là cứ nói xấu tui hoài. Không được lợi dụng bia rượu để đâm sau lưng
chiến hữu nghe!
-
Răng lại sau lưng? Đâm trước ngực và trước bàn dân thiên hạ giữa thanh thiên
bạch nhật đó chứ. Cậu sợ gì, cả vạn thằng dổm như cậu mà. - Thành đáp lại.
- Ai
mô không biết chứ để Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh này ê cái mặt mo là không xong
đâu.
- Đã
mặt mo thì sao lại ê được? Khỏi lo.
- Mo
tui mỏng quá chứ không mười mấy lớp như các quan được. Nói vừa vừa cho tui sống
với!
-
Không dám mỏng đâu! Ngồi đây với anh em thì giác ngộ lắm nhưng lại hay đi đêm
với thủ trưởng đó. Đi cửa sau là cái sách lược từ ngàn xưa rồi.
-
Trời ơi, thủ trưởng ghé nhà thăm thì mình phải lo bia rượu. Sao anh nói ác cho
tui vậy, anh Thành? Người cùng làng, cùng xã sao tệ với nhau thế?
- Ư,
sao thủ trưởng không ghé nhà ai mà chọn nhà chú em. Khéo lắm! Khéo lắm! Diệu
kế! Diệu kế! Khổng Minh còn thua chú em đó – Thành nói như thể say chuyện.
Chú Thoá cười ha
hả, nói:
- Nhậu với mấy thầy thật lắm chuyện
vui. Mấy thầy đúng là không hợp với thầy Hiệu. Tui không thấy ông nói chuyện
cái chi cho vui ngoài băng hăng bó hó việc trường. Răng mà khi mô cũng việc với
việc. Ông lo cho lắm mà tụi nó có chịu học mô. Rồi cũng lên lớp cả hí. Hoá ra,
giơ cao mà đánh khẽ cũng không. Sang năm tui cũng về hưu theo thầy Vũ cho rồi.
Chán cái việc học thời ni quá. Còn mấy thằng cháu cấp 1 nữa, lo tiền sách, tiền
nộp cha mạ hắn cũng méo mặt. Thôi, kệ cha mẹ nó! Uống mấy thầy ơi!
Khi chai bia cuối cùng được khui,
Huy bỗng cười sằng sặc. Hắn nói:
- Tui có một ý rất hay. Tất cả giáo
viên phải học “Ba điều răn”. Một, không được láo lường: soạn giảng láo, chấm
chữa láo, báo cáo láo…; hai, không được tham ô: tham ô thời gian, tham ô tiền
bạc, tham ô thành tích…; ba, không được tà dâm: có bồ nhí, đi chơi gái, ngủ với
vợ người khác… Cứ sáng chủ nhật, họ phải đi xưng tội như con chiên của Chúa
vậy. Mỗi huyện xây một hay hai cái nhà xưng tội. Ai không đi xưng tội hoặc xưng
không thành thật, đuổi ngay ra khỏi ngành. A hà, mấy linh mục giáo dục sẽ điên
cái đầu theo chúng ta luôn.
Bỗng mắt Huy đỏ
ngầu lên. Hắn nhìn mọi người một lượt rồi nói:
- Anh em mình khổ nhưng vui. Mai mốt
tui đi xa thì nhớ những ngày ni chết được.
Quát nói:
- Đi mô mà đi. Đi vô với đi ra à?
- Mấy anh không biết mô. Mai mốt hãy
hay.
* Xị: Tiếng lóng có
nghĩa là một trăm ngàn đồng.
Mình chẳng thể nào nghiêm túc trong một cái cộng đồng chỉ chuyên báo cáo láo này.
Trả lờiXóaBác theo dõi kịp thời quá nhỉ.
Xóađúng vậy
XóaTôi đã nhìn thấy Tôi trong đó...
Trả lờiXóaThế thì rất hay!
XóaCũng một thời với bao đắng đót,bày chuyện nhậu như là niềm vui có được duy nhất...
Trả lờiXóaChúc anh an vui !
Tương lai nền giáo dục VN vẫn mịt mù.
Xóabài rất hay
Trả lờiXóa